Một trong những điểm yếu quan trọng nhất của chương trình tiêm chủng Mỹ là nhận thức được sức mạnh của việc triển khai nhanh chóng và có mục tiêu. Vắc xin được phân phối lại cho những vùng có mức độ lây nhiễm cao để bảo vệ những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và giảm khả năng lây nhiễm cho những người khỏe mạnh.


VẮC XIN CHO ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU (3)

(Bài trên báo FOREIGN AFFAIRS - MỸ )

Vai trò của Mỹ

Là một quốc gia giàu có, hùng mạnh và khoa học tiên tiến, Mỹ ở vị trí tốt nhất của mình để giúp thế giới trong cuộc đấu tranh lâu dài chống lại Covid-19. Muốn làm được điều này, Mỹ phải xây dựng lại danh tiếng của mình như một nhà lãnh đạo y tế cộng đồng toàn cầu. Trong thời kỳ chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở trong và ngoài nước, Mỹ sẽ cần phải vượt lên trên những xung đột và tập hợp phần còn lại của thế giới để dẫn đầu cuộc thử nghiệm được cho là lớn nhất trong hợp tác y tế toàn cầu.

Để bắt đầu, Mỹ phải tiếp tục giảm thiểu, nếu không muốn nói là bằng không, số ca nhiễm Covid-19 tại chính nước mình.Không quốc gia nào có thể giúp đỡ người khác nếu chính quốc gia đó bị tê liệt bởi đại dịch. Các vắc xin hiệu quả, cùng với các chiến dịch tiêm chủng ấn tượng ở hầu hết các bang của Mỹ đã làm giảm đáng kể tình trạng lây nhiễm. Khi các nhà dịch tễ học nhìn vào thực tại hôm nay ở Mỹ, họ không còn thấy dịch bệnh bao trùm toàn bộ đất nước; thay vào đó, họ chỉ thấy các ổ rải rác. Điều này có nghĩa là họ có thể phân biệt giữa các chuỗi lây nhiễm riêng lẻ, và họ sẽ thay đổi quy tắc  của cuộc chơi từ quan điểm chiến lược.

Một trong những điểm yếu quan trọng nhất của chương trình tiêm chủng của Mỹ là phải nhận thức được sức mạnh của việc triển khai nhanh chóng và có mục tiêu của chương trình tiêm chủng này. Vắc xin nên được phân phối lại cho những vùng có mức độ lây nhiễm cao của đất nước để bảo vệ những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và giảm khả năng lây nhiễm cho những người khỏe mạnh. Theo nhiều cách, chiến lược này thể hiện sự quay trở lại các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Để diệt trừ bệnh đậu mùa trong những năm 1970, các nhà dịch tễ học đã kêu gọi các sở y tế cộng đồng báo cáo các trường hợp tiềm ẩn, tìm kiếm những người có triệu chứng ở những đám đông lớn, giữ một "sổ đăng ký tin đồn" để ghi lại các đợt bùng phát mới, và thậm chí còn tặng thưởng bằng tiền cho những người phát hiện ra các trường hợp tiềm ẩn của căn bệnh này. Họ đã điều tra từng trường hợp, tìm ra nguồn lây nhiễm và xác định những người tiếp xúc có thể đã bị lây nhiễm từ nơi đó. Những người bị nhiễm đậu mùa, cũng như những người mà họ lây nhiễm, nhanh chóng được cách ly và tiêm phòng. Bằng cách thực hành tiêm chủng đúng lúc, các nhà dịch tễ học đã có thể ngăn chặn các chuỗi lây truyền mới, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và tiết kiệm đến 3/4 liều vắc xin so với tiêm chủng theo đợt.

Tất nhiên, đó là một căn bệnh khác, một loại vắc-xin khác và thời điểm khác nhau. Một phần, việc chống lại Covid-19 là khó khăn do căn bệnh này lây truyền qua các giọt nhỏ trong không khí và được đặc trưng bởi khả năng lây truyền không có triệu chứng. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học hiện có thêm lợi thế về các công cụ mới mạnh mẽ để phát hiện các đợt bùng phát dịch bệnh và phát triển vắc-xin. Họ có thể sử dụng những đổi mới này để tạo ra một phiên bản giám sát và ngăn chặn mới trong thế kỷ 21 trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Bằng cách áp dụng chiến lược tiêm chủng đúng lúc, Mỹ và các nước khác có mức độ lây nhiễm trung bình nên ưu tiên tiêm chủng cho những người được biết là đã tiếp xúc với vi rút (và những người tiêm vắc xin vẫn có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng) và những người tiếp xúc với họ.

Nếu Mỹ đáp ứng được thách thức đối phó với sự bùng phát của Covid-19 trong nước và tự bảo vệ mình khỏi vi rút du nhập từ nước ngoài, nước này sẽ có một lộ trình để chia sẻ với thế giới.

Mỹ phải làm điều đó bằng cách hướng ra bên ngoài để dẫn đầu chiến dịch kiểm soát dịch bệnh lớn nhất và thách thức nhất trong lịch sử nhân loại. Để đạt được mục tiêu đó, Mỹ phải ủng hộ việc mở rộng năng lực sản xuất vắc xin chống covid trên toàn cầu và tham gia vào việc phân phối chúng với số lượng đủ để tiếp cận mọi ngóc ngách của mọi quốc gia trên hành tinh - và làm như vậy phải nhanh hơn so với các siêu chủng coronavirus mới có thể xuất hiện.

Có một khía cạnh khác thuộc nội bộ nước Mỹ. Kế hoạch Giải cứu có giá trị 1,9 nghìn tỷ đô la Mỹ, được Quốc hội thông qua vào tháng 3, kêu gọi ứng trước 48 tỷ đô la cho các xét nghiệm chẩn đoán và bổ sung nhân viên y tế cộng đồng để theo dõi khả thi bùng phát dịch bệnh.

Những nỗ lực này càng trở nên quan trọng hơn khi nhu cầu tiêm chủng ở Mỹ đã giảm. Tính đến tháng 5, gần một nửa nước Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng tính cả những người có khả năng miễn dịch tự nhiên khỏi nhiễm trùng từ trước đó, ước tính có khoảng 125 triệu người Mỹ dễ bị nhiễm Covid-19. Vì vậy, càng có nhiều lý do để xây dựng năng lực bảo vệ những người Mỹ này khỏi sự xâm nhập sắp xảy ra của vi rút bằng cách tăng gấp đôi nỗ lực phát hiện, quản lý và ngăn chặn tất cả các đợt bùng phát.

Một phần, những nỗ lực này sẽ đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống giám sát mạnh mẽ hơn ở Mỹ. Bệnh viện, các phòng thí nghiệm và các trung tâm y tế cộng đồng địa phương phải thường xuyên báo cáo thông tin về tình trạng Covid-19 cho Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC). Nhưng CDC phải tiếp tục tìm kiếm những cách thức sáng tạo hơn để phát hiện sớm các đợt bùng phát. Các nhà dịch tễ học trên khắp thế giới hiện đang thử nghiệm việc phát hiện bệnh bằng kỹ thuật số qua cách xem xét việc mua sắm ở các cửa hàng thuốc cùng việc theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức trực tuyến để tìm ra manh mối về các đợt bùng phát mới. Sử dụng hồ sơ y tế điện tử, họ theo dõi các triệu chứng liên quan của bệnh nhân tại các khoa cấp cứu trong thời gian trực. Tại các trung tâm CDC cũng đã thành lập hệ thống quan sát cộng đồng,chẳng hạn như ứng dụng Outbreaks Near Me ở Mỹ và DoctorMe ở Thái Lan, cho phép mọi người tự nguyện báo cáo các triệu chứng của họ một cách trực tuyến.

Phối hợp với nhau, các báo cáo thông tin này có thể bao quát được một tỷ lệ cao các trường hợp có triệu chứng. Để tìm các trường hợp nhiễm trùng bị bỏ sót, các nhà dịch tễ học có thể kiểm tra  nước thải để tìm sự lây lan của vi rút qua hệ thống cống rãnh giúp vào việc phát hiện các đợt bùng phát chưa được báo cáo. Và để phát hiện các trường hợp không có triệu chứng-điều đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2, hệ thống thông báo về nguồn lây nhiễm tiềm ẩn sẽ là chìa khóa quan trọng. Với những hệ thống này người dùng nhận được cảnh báo qua điện thoại di động của mình nếu họ tiếp xúc với ai đó bị nhiễm vi-rút mà người đó không chịu tiết lộ danh tính rằng họ thực sự có thể là người mang vi-rút ... Cùng với thông báo về khả năng lây nhiễm, người dùng có thể được khuyên đi xét nghiệm, tiêm chủng hoặc có thể hỏi về sự hỗ trợ của chính phủ để tự cách ly. Trong khi các hệ thống như vậy vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, các báo cáo ban đầu từ Ireland và Vương quốc Anh-nơi chúng đã xuất hiện, rất đáng khích lệ.

Việc bổ sung các hình thức phát hiện bệnh mới vào các hệ thống giám sát thông thường dường như sẽ mang lại cho các chuyên gia y tế cộng đồng nhận thức về tình huống mà các chỉ huy quân đội tại thực địa  và các CEO trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất đã quen thuộc từ lâu. Điều này sẽ cho phép các hình thưc này hoạt động nhanh hơn nhiều để ngăn chặn các đợt bùng phát. Ngoài ra, cũng sẽ bảo đảm nhanh hơn và rẻ hơn việc giải trình tự bộ gen của vi rút sẽ được cung cấp, điều này sẽ cho phép các nhà khoa học nhanh chóng xác định các loại nhiễm trùng và các chủng mới. Họ có thể sử dụng thông tin này để cập nhật các xét nghiệm chẩn đoán và đảm bảo sự kiểm tra chính xác tác động vắc xin được theo dõi nhắm mục đích sửa đổi chính xác để duy trì hiệu quả của chúng. Nếu một chủng vi rút cụ thể được phát hiện dễ bị tổn thương với một loại vắc xin nhưng lại “qua mặt” các loại thuốc khác, vắc xin hoạt động tốt nhất có thể được nhanh chóng gửi đến các khu vực có chủng vi rút đó.

Cách tiếp cận được cá thể hóa này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc tìm ra các loại văc xin mới cho các chủng loại virut mới; những loại vắc xin này chắc chắn sẽ có nhu cầu.

Mọi người nên biết ơn những loại vắc-xin tuyệt vời đã chiến thắng trong cuộc đua giành vị trí đầu tiên. Và Mỹ cùng các quốc gia giàu có khác dù sao cũng phải đầu tư vào vắc xin Covid-19 thế hệ tiếp theo sản xuất rẻ hơn, không yêu cầu hệ thống lạnh phức tạp để lưu trữ,vận chuyển, và có thể được sử dụng một lần, ngay cả bởi những người chưa qua đào tạo sử dụng. Đây không phải là một giấc mơ viển vông: Các nhà nghiên cứu đang phát triển các loại vắc-xin chịu được nhiệt đồng đều, tác dụng nhanh hơn và có thể được sử dụng bằng cách xịt mũi, nhỏ miệng hoặc miếng dán thẩm thấu qua da. Nhờ những đổi mới này, trên thế giới sớm xuất hiện vắc xin thực tế có thể được sử dụng ở nông thôn Ấn Độ hoặc Zimbabwe, cũng như ở London hoặc Tokyo.

Khởi động lại hệ thống

Trong khi Mỹ phải đóng vai trò hàng đầu trong việc kiềm chế đại dịch hiện nay, sẽ là chưa đủ nếu không có những nỗ lực cải cách hệ thống ứng phó mang tính toàn cầu với đại dịch. Hệ thống hiện tại đã bị sập gẫy. Bất chấp mọi tranh cãi về việc ai nên đưa ra quyết định như thế nào và cần tiếp nhận những quyết định ấy một cách khác đi, vẫn tồn tại một sự thật đơn giản:có điều gì đó như bắt đầu như một đợt bùng phát của coronavirus mới đã có thể được ngăn chặn ngay cả khi dịch còn ở quy mô vừa phải. Trong báo cáo được công bố vào tháng 5, ủy ban độc lập dưới sự chủ trì của hai cựu nguyên thủ quốc gia Ellen Jonsol-Serlip của nước Liberia và Helen Clark của nước New Jealan đã không nêu tên những người chịu trách nhiệm về thất bại này. Nhưng nhóm có thẩm quyền này đã đưa ra những đề xuất mạnh mẽ về cách ngăn chặn sai lầm tương tự tái diễn.

Khuyến nghị chính của bản báo cáo đó là ở chỗ, để nâng khả năng chuẩn bị và ứng phó với đại dịch lên mức cao nhất, tại Liên hợp quốc đã thông qua việc thành lập Hội đồng về các mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe con người “. Hội đồng này tách khỏi  Tổ chức Y tế thế giới WHO, sẽ do các nguyên thủ quốc gia đứng đầu và chịu trách nhiệm giám sát các nước trên thế giới chống lại dịch bệnh. Để khôi phục niềm tin của cộng đồng thế giới đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu, Hội đồng cần phải được bảo vệ khỏi sự can thiệp chính trị. Báo cáo nói rằng Hội đồng này nên hỗ trợ và giám sát công việc của WHO -tổ chức có nhiều nguồn lực, quyền tự chủ và quyền hạn hơn. Một trong những đóng góp sống còn mà Hội đồng này có thể thực hiện đối với thực tiễn toàn cầu đó có thể là xác định các xét nghiệm chẩn đoán, thuốc và vắc xin Covid-19 nào đáng được đầu tư nhất và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để chúng có thể được sản xuất nhanh chóng và phân phối hiệu quả.Mặc dù nhiều chi tiết của ý tưởng vẫn đang cần được nghiên cứu và đề xuất, sự ra đời của một hội đồng như vậy đã thể hiện một nỗ lực táo bạo giữa đại dịch để để làm mới cách thức chúng ta đối phó với đại dịch - giống như sửa chữa một chiếc máy bay ngay khi nó đang bay trên trời.

Nhu cầu cấp bách nhất đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu đó là tốc độ. Với đại dịch virus thời gian là tất cả. Phát hiện càng sớm sự bùng phát thì càng có nhiều khả năng ngăn chặn nó. Trong trường hợp với Covid-19, việc phát hiện sớm và nhanh chóng sẽ cho phép những người áp dụng các quyết định trên toàn thế giới xác định nơi nào cần tăng nguồn cung cấp vắc xin cần thiết, chủng vi rút nào đang lây lan và ở đâu, cách phân bổ nguồn lực không phụ thuộc sự rủi ro. Thật may, khi mầm bệnh mới sẽ xuất hiện tiếp theo, thì câu hỏi sẽ chính “KHI NÀO, chứ không phải là “NẾU và - những thành tựu khoa học sẽ giúp các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể hành động nhanh hơn trước đây. Các nhà khoa học từ CDC và Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu (GOARN) đã đạt được những bước tiến to lớn trong việc thu thập và phân tích các luồng dữ liệu để nhanh chóng tìm hiểu về các đợt bùng phát mới. Hai mươi năm trước, phải mất sáu tháng để tìm ra một loại virus mới có khả năng gây đại dịch; ngày nay nó có thể được thực hiện trong một vài tuần.

Nhưng hệ thống giám sát dịch bệnh toàn cầu vẫn còn rất nhiều chỗ để cải thiện. Các công nghệ kiểm soát dịch tễ học mới nhất - phát hiện bệnh bằng kỹ thuật số, hệ thống giám sát cộng đồng và hệ thống thông báo lây nhiễm – cần phải có sẵn ở mọi nơi, không chỉ ở các nước giàu nhất. Công nghệ giải trình tự virus cũng vậy. Đã đến lúc vượt ra khỏi mô hình y tế toàn cầu cũ, trong đó các mẫu mầm bệnh được gửi từ các nước nghèo sang các nước giàu để giải trình tự, và các nước gửi mẫu hiếm khi nhận được bộ xét nghiệm để trao đổi vắc xin và các chất điều trị. Đây không chỉ là một câu hỏi về công lý, mà còn là sự cần thiết về mặt dịch tễ học, vì dịch bệnh mới có thể được tìm thấy càng gần với nguồn của nó, thì thế giới có thể phản ứng càng nhanh hơn.

Ngay cả khi mầm bệnh mới vượt qua ranh giới quốc gia, luôn có thời gian để khoanh vùng nó ở cấp khu vực. Các chính phủ nên khuyến khích chia sẻ dữ liệu về các bệnh mới xuất hiện giữa các nước láng giềng. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ cần phải hỗ trợ Tổ chức Điều phối Khu vực về Giám sát Dịch bệnh (CORDS)-nơi tập hợp ba chục quốc gia, một số cơ quan của Liên hợp quốc (bao gồm cả WHO) và hàng loạt tổ chức khác, để tất cả các cơ quan này chia sẻ tín hiệu cảnh báo sớm về các bệnh truyền nhiễm và dữ liệu về phản ứng đã được thống nhất giữa họ với nhau. Trong tinh thần ấy, WHO nên làm việc với các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để đưa các dữ liệu nhân khẩu học và dịch tễ học đã chọn vào một cơ sở dữ liệu duy nhất. Mục tiêu cuối cùng của tất cả những điều này là lập ra một mạng lưới thông tin y tế toàn cầu, tập hợp các nhà khoa học có khả năng thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu cần thiết để nghiên cứu, phân tích các xét nghiệm chẩn đoán, các loại thuốc và vắc xin, đồng thời quyết định nơi gửi chúng để kiểm soát các đợt bùng phát.

Đoạn kết còn thách thức

Covid-19 vẫn còn chưa phải là đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Xin đừng vỗ về số phận. Một năm rưỡi vừa qua đã cho thấy toàn cầu hóa, sự gia tăng du lịch hàng không và sự gần gũi ngày càng tăng của con người với động vật - nói ngắn gọn là việc hiện đại hóa - đã khiến nhân loại dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Do đó, để duy trì cách sống của chúng ta đòi hỏi những thay đổi sâu sắc, ví như làm gì đây để tương tác với thế giới tự nhiên, cách chúng ta nghĩ về việc phòng chống dịch bệnh và cách chúng ta ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu phải như thế nào? Yêu cầu này cũng đòi hỏi ngay cả các nhà lãnh đạo thế giới theo chủ nghĩa dân túy cũng phải suy nghĩ với tầm nhìn toàn cầu. Ích kỷ và chủ nghĩa dân tộc có hại khi nó trở thành một căn bệnh truyền nhiễm chết người lây lan khắp thế giới theo cấp số nhân với tốc độ của một chiếc máy bay phản lực. Trong một đại dịch, sự quan tâm, chăm lo cho nội tại một quốc gia cũng như cho toàn cầu phải đồng cân đồng lạng đều như nhau  

Một phần lớn hành tinh dẫu sao vẫn đang tang tóc  những mất mát mà nhân loại phải gánh chịu kể từ đầu đại dịch này. Tổng cộng trên Trái đất trong thời gian này đã chết do coronavirus ít nhất là 3,5 triệu người. Nhiều người khác phải gánh chịu hậu quả lâu dài của căn bệnh này. Thiệt hại về tiền bạc từ đại dịch ước tính khoảng 20 nghìn tỷ USD. Hầu như không ai thoát khỏi đau buồn, mất mát. Mọi người mong mỏi cơn ác mộng kéo dài này sẽ kết thúc. Nhưng ở phần lớn các nơi trên hành tinh, điều này vẫn chưa xảy ra. Sự khác biệt lớn lao đã dẫn đến việc những câu chuyện của Dickens về hai thế giới trở thành hiện thực, trong khi một số quốc gia đang trải qua giai đoạn nghỉ ngơi vì bệnh tật, thì nhiều quốc gia khác vẫn còn đangbị thiêu đốt trong ngọn lửa dịch bệnh.

Bác sĩ thần kinh Elisabeth Kubler-Ross đã phác thảo một cách sinh động và gây tranh cãi về các giai đoạn đau buồn mà mọi người phải trải qua khi họ học cách sống với những gì đã mất: phủ nhận, giận dữ, tranh cãi, chán nản và đồng ý. Hầu như tất cả mọi người dường như đều đã trải qua ít nhất một của những giai đoạn này trong đại dịch, mặc dù theo nhiều cách nhìn, thế giới vẫn còn mắc kẹt trong giai đoạn phủ nhận đầu tiên, tức là không chịu thừa nhận rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Đối với năm bước này, chuyên gia đạo đức sinh học David Kessler đã thêm một bước rất quan trọng khác: tìm kiếm ý nghĩa. Với sự biến mất của covid-19, thế giới phải làm việc như một chỉnh thể thống nhất để xây dựng một hệ thống vững chắc nhắm tiêu diệt hoàn toàn hậu quả của đại dịch và ngăn chặn tai họa nay tiếp theo. Tìm ra cách thực hiện điều đó có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.

 

TÔ HOÀNG

(Chuyển ngữ từ tiếng Nga )