Hoa Kỳ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đúng vào thời điểm mà sự hợp tác chống Covid-19 toàn cầu là cần thiết nhất. Được truyền cảm hứng từ Trump, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác đã làm theo, thực thi chính sách từ chối đối mặt với dịch bệnh coronavirus


VẮC XIN CHO ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU (2)

(Bài trên báo FOREIGN AFFAIRS - MỸ )

Làm sao chúng ta lại rơi vào tình cảnh hiện tại?

Сovid-19 tấn công vào một thời điểm địa chính trị bất lợi. Thời đại chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy trỗi dậy đã khiến việc cùng nhau ứng phó với đại dịch toàn cầu trở nên vô cùng khó khăn. Jair Bolsonaro từ Brazil, Tập Cận Bình từ Trung Quốc, Narendra Modi từ Ấn Độ, Vladimir Putin từ Nga, Recep Tayyip Erdogan từ Thổ Nhĩ Kỳ, Boris Johnson từ Vương quốc Anh và Donald Trump từ Hoa Kỳ - tất cả những nhà lãnh đạo này đều biểu lộ sự kết hợp nhất định về tư duy toàn cầu hạn hẹp với tính dễ bị tổn thương về chính trị, từ đó họ hạ thấp tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng, phớt lờ khoa học và bác bỏ nhu cầu hợp tác quốc tế

Hai quốc gia đang tranh giành vị trí lãnh đạo thế giới bị kết tội nhiều nhất trong việc để cho một căn bệnh mới bùng phát trở thành một đại dịch tàn khốc, đó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngay cả khi nếu đặt câu hỏi về việc liệu virus này có lây sang người từ một trường hợp không may tại phòng thí nghiệm hay lây lan từ động vật, Bắc Kinh vẫn chưa thẳng thắn cung cấp thông tin về tầm mức của vấn đề trong những ngày đầu khi đại dịch vừa phát sinh. Và mặc dù có thể không bao giờ vấn đề được làm sáng tỏ đến cùng khi nào người Trung quốc được phép nói ra những gì biết và không biết, nhưng việc họ tự cho phép nhau đi du lịch quốc tế và di chuyển dân cư đông đúc trong kỳ nghỉ lễ là vô trách nhiệm. Chính quyết định này, có thể, đã dẫn đến thảm họa lớn.

Kết quả của tất cả sự hỗn loạn, trì hoãn và ngu ngốc ấy trong một mức độ đáng kể là sự tăng trưởng những vùng lây lan không kiểm soát được và số người chết ngày càng tăng. Mỹ là một quốc gia giàu có và có học thức, nơi có các tổ chức khoa học hàng đầu thế giới lại chiếm hơn bốn phần trăm dân số thế giới. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên của đại dịch, Mỹ đã chiếm 25% số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới và 20% số ca tử vong vì căn bệnh này.

Một số chính phủ đã coi trọng mối đe dọa từ coronavirus. Vào buổi đầu đại dịch, dấu hiệu tốt nhất cho sự thành công của đất nước trong việc chống lại loài Covid-19 này là kinh nghiệm gần đây trong việc chống lại đại dịch do coronavirus trước đó gây ra - SARS hoặc MERS. Khi Covid-19 xuất hiện, Đài Loan, bị ảnh hưởng nặng nề bởi SARS vào năm 2003, đã nhanh chóng kiểm tra dân số, đóng cửa biên giới với cư dân Vũ Hán và thành lập một trụ sở hoạt động để điều phối các hành động của mình. Chính phủ Đài Loan, may mắn có được một nhà dịch tễ học lãnh đạo trong thời gian dịch bệnh làm phó chủ tịch, đã hành động một cách minh bạch. Chính phủ đã khởi động một chương trình thử nghiệm, kiểm soát và cô lập hàng loạt, đồng thời khuyến khích việc cách ly xã hội và đeo khẩu trang. Tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2021, Đài Loan chỉ ghi nhận 12 trường hợp tử vong do Covid-19.

Việt Nam cũng đã học hỏi được từ SARS. Trong những năm kể từ khi dịch bệnh xảy ra, nước này đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng y tế công cộng, bao gồm trung tâm điều hành khẩn cấp và hệ thống giám sát quốc gia, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu và phát hiện trường hợp mắc bệnh ngay tại hiện trường. Khi đại dịch xảy ra, chính phủ đã sẵn sàng triển khai chương trình kiểm tra hàng loạt, truy tìm mối liên hệ, kiểm dịch và đóng cửa các cơ sở kinh doanh. Đến tháng 4 năm 2020, Việt Nam đã triển khai ứng dụng thiết bị di động cho hơn một nửa dân số, ứng dụng này sẽ tự động thông báo cho người dùng nếu họ ở gần một người nào đó đã được xác nhận nhiễm coronavirus. Mặc dù mật độ dân số cao tới 96 triệu người, nhưng tính từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, ở Việt Nam không có trường hợp mới người tử vong. Và đến đầu tháng 5 vừa qua, cả nước chỉ có 35 trường hợp tử vong do coronavirus.

Ngược lại, phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19 lại kém hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt khi so sánh với các chiến dịch trước đó nhằm ngăn chặn dịch bệnh hoặc tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, đối với bệnh đậu mùa và bại liệt, các chính phủ và tổ chức quốc tế đã sát cánh  cùng nhau để soạn thảo và tài trợ cho các chiến lược nhất quán  các đội ứng phó đã được tổ chức trên khắp thế giới. Vớicovid-19 mọi việc diễn ra không phải như thế. Chính trị xâm nhập vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đã làm suy yếu sức khỏe cộng đồng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu đến mức không ai có thể tưởng tượng được.

Tổng thống Hoa Kỳ đã bịt miệng các quan chức của các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ - một nguồn thông tin đáng tin cậy về việc phòng chống lây nhiễm được cả thế giới mong đợi hàng đầu vào thời điểm căng thẳng này. Hoa Kỳ còn rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đúng vào thời điểm mà sự hợp tác chống Covid-19 toàn cầu là cần thiết nhất. Được truyền cảm hứng từ Trump, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác đã làm theo, thực thi chính sách từ chối đối mặt với dịch bệnh coronavirus quốc gia khiến làm tăng thêm số người chết và những nỗi đau của những người bị nhiễm bệnh.

Sự phát triển của vắc-xin chống covid là một trong số ít những điểm sáng trong đại dịch lần này. Các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học đã hợp tác với các chính phủ để nhanh chóng phát triển các loại vắc xin mới và hiệu quả. Hai vắc-xin RNA thông tin hoặc mRNA - Moderna và Pfizer-BioNTech - ra đời với tốc độ cực.Chỉ hai tháng sau khi công bố trình tự di truyền của virus SARS-CoV-2, vắc xin Moderna đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bước 1, và ngay sau đó đã chuyển sang giai đoạn Hai. Trong những năm qua, một số tổ chức liên quan - Liên minh Đổi mới trong lĩnh vực sẵn sàng đối phó với bệnh dịch, GAVI, Liên minh Vắc xin, WHO và nhiều chính phủ, công ty và các tổ chức từ thiện - đã đầu tư rất nhiều vào năng lực sản xuất. Do đó, các công ty tạo ra được hai loại vắc xin đã có thể nhanh chóng mở rộng sản xuất và tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba trong suốt mùa hè. Họ chỉ ra rằng vắc xin Moderna và Pfizer-BioNTech không chỉ an toàn, mà còn hiệu quả hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người; và vào cuối năm 2020, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đã cho phép sử dụng chúng trong các trường hợp khẩn cấp. Các loại vắc-xin adenovirus biến tính cũng đã phát triển nhanh chóng. Vương quốc Anh đã ủy quyền cho vắc xin Oxford-AstraZeneca vào tháng 12 năm 2020 và Hoa Kỳ đã làm điều tương tự đối với vắc xin tiêm một mũi của Johnson & Johnson vào tháng 2 năm 2021.

Mặc dù sự phát triển của vắc-xin là một thành công của hợp tác quốc tế,nhưng việc phân phối chúng gần như không đạt được kết quả như vậy. Bằng cách đảm bảo chống lại các trận đại hồng thủy có thể xảy ra, Hoa Kỳ và các quốc gia giàu có khác chỉ mua của một số nhà sản xuất thôi mà liều lượng nhiều hơn gấp nhiều lần so với nhu cầu của họ, khiến thị trường vắc xin rơi vào ngõ ngách như thể vắc xin chống covid là một mặt hàng bình thường. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, một số quốc gia đưa ra các quy định hạn chế về xuất khẩu đã cản trở việc sản xuất và phân phối vắc xin rộng rãi hơn. Vào tháng 5, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra rằng 75% liều vắc xin được sản xuất cho đến nay chỉ mới đến được mười quốc gia, và hiện tượng này được chỉ đích danh “ gây ra sự bất bình đẳng tai tiếng làm trầm trọng thêm đại dịch."

 không có sự phối hợp toàn cầu để mua sắm và phân phối vắc xin, các chính phủ đã ký kết các thỏa thuận song phương, kết quả là một số quốc gia kém may mắn đã nhận được vắc xin kém hiệu quả hơn hoặc chưa được thử nghiệm. Ví dụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 200 triệu liều bốn loại vắc xin của chính họ - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trong khi đó có rất ít dữ liệu báo động về tính an toàn của vắc xin nước này.Các báo cáo riêng lẻ từ Brazil, Chile và Seychelles đã làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc. Trong khi đó, sự gia tăng thảm khốc về số ca mắc bệnh covid-19 ở Ấn Độ đã dẫn tới việc nước này giảm xuất khẩu vắc xin do họ sản xuất, khiến các quốc gia phụ thuộc vào chúng như Bhutan, Kenya, Nepal và Rwanda bị thiếu lượng vắc-xin cần thiết. Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều lời hứa, nhưng tính đến cuối tháng 5, loại vắc xin duy nhất họ xuất khẩu là vắc xin Oxford-AstraZeneca, mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vẫn chưa phê duyệt, cũng chỉ mới gửi bốn triệu liều cho các nước láng giềng gần nhất là Canada và Mexico. ...

Để cung cấp ít nhất một số loại "đệm vắc xin" cho các nước kém giàu có hơn và để giúp WHO đối phó với vấn đề phân phối vắc xin toàn cầu, một liên minh các tổ chức đã thành lập một tổ hợp duy nhất có tên COVAX. Cơ quan này đã tiếp tục phát triển cơ chế “cam kết thị trường tiên tiến”, qua đó các chính phủ đã đồng ý mua liều lượng lớn với giá định trước. Mục tiêu là huy động đủ tiền để cung cấp gần một tỷ liều cho 92 quốc gia không có khả năng tự trả tiền mua vắc xin, cho phép mỗi quốc gia đáp ứng 20% nhu cầu vắc xin của họ. Tuy nhiên, tính đến tháng 5, việc đạt được mục tiêu này vào năm 2021 đã được chứng minh là khó có thể xảy ra.

Trên thực tế, các rào cản đối với việc tiếp cận vắc xin trên toàn cầu đã hiển hiện là nghiêm trọng đến mức nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ không có đủ thuốc để tiêm chủng cho ít nhất chỉ các nhóm nguy cơ cho đến năm 2023. Sự khác biệt này đã dẫn đến sự chênh lệch rõ rệt trong tình hình ứng phó đại dịch ở các quốc gia khác nhau. Khi người Mỹ cởi bỏ khẩu trang và chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè, Ấn Độ, nơi chỉ có 3% trong tổng số 1,4 tỷ dân được tiêm chủng đầy đủ, đang rực cháy bởi những giàn thiêu.

Corona vius ở ngã ba đường

Một năm rưỡi sau khi bắt đầu đại dịch, mọi điều trở nên rõ ràng là cuộc chạy đua để ngăn chặn vi rút cũng đồng thời vừa là một cuộc chạy nước rút, vừa là một cuộc chạy marathon. Đúng vậy, thế giới cần tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho nhiều người để làm chậm sự lây lan của vi rút. Nhưng nếu mọi người trên hành tinh được tiêm phòng vào ngay ngày mai, SARS-CoV-2 sẽ vẫn sống trong một số loài động vật, bao gồm khỉ, mèo và hươu. Ở Đan Mạch, hơn 200 người đã mắc bệnh covid-19 từ chồn. Mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng về sự lây truyền lâu dài từ người sang động vật và sau đó ngược trở lại, nhưng việc phát hiện ra SARS-CoV-2 trong rất nhiều sinh vật sống có nghĩa là đầu mối này không chỉ đúng mà còn có khả năng xảy ra.

Giấc mơ miễn nhiễm cộng đồng cũng chết theo. Chỉ một năm trước, một số chuyên gia hăng hái lập luận rằng loại virus này nên cho hoàn toàn tự do lây lan để các quốc gia có thể đạt được miễn dịch cộng đồng càng sớm càng tốt. Thụy Điển đã tự tin làm theo cách tiếp cận này, nhưng đúng như dự đoán, nước này có tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao hơn đáng kể so với các nước láng giềng như Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy (với thiệt hại kinh tế tương tự). Chỉ sau khi hàng trăm nghìn trường hợp tử vong không cần thiết xảy ra trên toàn thế giới, chiến lược miễn dịch cộng đồng này cuối cùng đã bị loại bỏ.

Mới đây thôi, các nhà dịch tễ học đã thảo luận về tỷ lệ phần trăm dân số cần được tiêm vắc xin để đạt được khả năng miễn dịch cho cộng đồng, và khi nào thì ngưỡng này sẽ đạt được. Nhưng hiện nay đã trở nên rõ ràng rằng thế giới không thể chờ đợi khả năng miễn dịch cộng đồng để ngăn chặn đại dịch. Thứ nhất, tiêm chủng diễn ra quá chậm. Phải mất quá nhiều thời gian để sản xuất và cung cấp đủ vắc xin, và phong trào toàn cầu chống lại vắc xin làm giảm nhu cầu đối với việc tiêm chủng. Thứ hai, có một loạt các chủng vi rút mới xuất hiện liên tục đe dọa sự tiến bộ của vắc xin và sự chẩn đoán.

Các chủng mới là sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của sự phát triển theo cấp số nhân của đại dịch. Mỗi một ngày có hơn nửa triệu ca nhiễm Covid-19 mới được báo cáo. Mỗi người bị nhiễm có chứa hàng trăm tỷ tế bào vi rút (virion)- tất cả đều không ngừng nhân lên. Mỗi đợt nhân lên của mỗi tế bào virut tạo ra trung bình 30 đột biến. Phần lớn các đột biến không làm cho vi rút dễ lây truyền hoặc gây chết người. Nhưng với một số lượng lớn các đột biến xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới, tồn tại nguy cơ ngày càng gia tăng rằng một số sẽ dẫn đến các loại vi rút nguy hiểm hơn, phát triển thành cái mà các nhà dịch tễ học gọi là "các lựa chọn đáng lo ngại".

Các đợt bùng phát kinh hoàng, chẳng hạn như ở New York vào tháng 3 năm 2020, Brazil vào tháng 3 năm 2021 và Ấn Độ vào tháng 5 năm 2021, chỉ làm tăng lên mối hiểm họa.

Đã xuất hiện một số chủng lây lan dễ dàng hơn, gây bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị hoặc vắc-xin, chẳng hạn như chủng B.1.1.7 (lần đầu tiên được tìm thấy ở Vương quốc Anh), B.1.351 (Nam Phi) , B.1.429 (California), P.1 (Brazil) và B.1.617.2 (Ấn Độ). Các giải pháp thay thế thường được gắn thẻ địa lý dựa trên nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên, nhưng tất cả đều phải được coi là các mối đe dọa toàn cầu.

Cho đến nay, ba loại vắc-xin đã được phê duyệt ở Mỹ - Moderna, Pfizer-BioNTech và Johnson & Johnson - có hiệu quả chống lại các lựa chọn hiện có. Nhưng hai chủng B.1.351 và B.1.617.2, có dấu hiệu giảm hiệu quả chống lại chúng bằng vắc-xin và kháng thể điều trị có sẵn. Mỗi chủng virut mới kháng vacxin hơn hoặc lây nhiễm dễ dàng hơn có thể yêu cầu tiêm chủng tăng cường bổ sung hoặc có thể là một loại vắc-xin mới hoàn toàn-điều này làm phức tạp thêm gánh nặng tiêm chủng lớn lao cho hàng tỷ người ở gần 200 quốc gia trên thế giới (thậm chí về mặt hậu cần). Các chủng khác thậm chí có thể "qua mặt" các xét nghiệm chẩn đoán hiện có, khiến chúng khó theo dõi và khó ngăn chặn. Nói tóm lại, đại dịch hầu như vẫn còn sống sót sau cơn hấp hối cuối cùng của nó.

 TÔ HOÀNG

(Chuyển ngữ từ bản tiếng Nga)