Dòng Volga hùng vĩ không chỉ nuôi sống dân cư nước Nga trong nhiều thế kỷ, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc mở rộng biên giới. Nói về sông Volga, tác giả không quên bổ sung những bình luận điển hình của Anh vào văn bản về những nỗ lực của Nga nhằm khẳng định quyền lực, bản sắc và truyền thống của mình trong một khu vực chủ yếu không thuộc Nga


Sông mẹ Volga luôn là mạch máu của nước Nga

(Bài trên báo The Spectator - Anh)

Robert Bremner trong cuốn sách Du ngoạn nội địa nước Nga” đã lưu ý: “Nếu không có dòng sông này, người Nga đã không thể sống sót. Đó là vào năm 1840. Con sông mà ông viết là Volga, một con đường thủy quanh co dài 3.500 km, trải dài từ những khu rừng phía tây bắc nước Nga đến thảo nguyên Caspi. Trong chuyến đi của Bremner, một nửa số cá của Đế quốc Nga đã bắt được ở một đoạn sông gần Astrakhan - điểm dừng cuối cùng của sông Volga trước khi nó đổ ra biển. Bắt đầu từ những ngày đầu tiên của nước Nga thời trung cổ cho đến thời Xô Viết và hậu Xô Viết, sông Volga không chỉ nuôi sống dân số của đất nước mà còn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thương mại, văn hóa và sự lớn mạnh của Nga với tư cách là một đế chế. Như đã nói trong một trong những bài phóng sự trong chương trình “Vesti vào năm 2019, không có sông Volga thì sẽ không có nước Nga

Trong cuốn sách mới cô đọng và rõ ràng của mình, nhà sử học Janet Hartley đã lấy luận điểm hấp dẫn này làm cơ sở và biến nó thành một luận đề không thể tranh cãi với sự trợ giúp của những pha hành động giàu kịch tính. Cuốn sách này không viết về bản thân sông Volga, mà là vai trò của sông Volga - về mặt vật lý và biểu tượng - trong quá trình nhiều sóng gió trong sự tồn vong của   nước Nga. Những người quan tâm đến khảo sát địa hình - từ ngọn nguồn đến đồng bằng - nên tìm đến các nguồn thông tin khác.

Trong quá trình kết hợp hàng nghìn năm của nó - chỉ là một khoảnh khắc trong lịch sử của dòng sông cổ đại này - Volga vừa là một người tham gia tích cực vừa là một nhân chứng thờ ơ các sự kiện địa chấn trong lịch sử nước Nga. Khi Đế chế Mông Cổ bắt đầu mở rộng bờ cõi của mình về phía tây, Con Đại bàng Vàng bắt đầu xây dựng các thành phố của họ bên bờ sông Volga. Những người Cô Dắc do Razin và Pugachev lãnh đạo đã tổ chức các cuộc nổi dậy của họ ở vùng hạ lưu của con sông này. Chính sông Volga cũng đã trở thành biên giới then chốt trong trận Stalingrad nổi tiếng, khi Stalin ra mệnh lệnh định mệnh: Không lùi bước.

Hartley kể lại những câu chuyện nổi tiếng, chứa đựng những khoảng thời gian thu nhỏ, không cho phép bất kỳ sự sai lệch nào có thể đưa chúng ta đi quá xa bờ sông Volga. Bạn đồng hành của cô ở đây không chỉ là những vị vua, những vị tướng, những người nông dân và những người tiên phong, mà còn có các nghệ sĩ và nhà văn như Ilya Repin và Vasily Grossman -những ghi chép  sử học của cảm xúc và tâm trạng. Cũng như cuốn sách trước đây của cô mang tựa đề “Sberi: Lịch sử của nhân dân (Siberia: A History of the People), Hartley quan tâm nhiều đến việc con người đã sống như thế nào trong cái nôi của Mẹ Volga như những tiêu đề bao quanh dòng sông. Trên các trang sách của cô, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin về cấu trúc bên trong nơi ở của người Tatars cũng như về sự hình thành của Moscow. Chính những chi tiết trang trí, thoáng qua này đã trở thành yếu tố thú vị nhất của cuốn sách này.

Catherine Đại đế gọi sông Volga là biên giới giữa "phương Tây" theo Cơ đốc giáo và "Châu Á" không theo đạo Cơ đốc, nhưng sự đối lập kép như vậy không tương ứng với thành phần đa quốc gia và đa giáo phái rõ ràng của dân cư vùng Volga. Dọc theo những khúc cua khổng lồ của sông Volga đã sống - và tiếp tục sống người Tatars, người Chuvash, người Mari, người Mordvins, người Udmurts, người Bashkirs và đại diện của nhiều dân tộc Nga, Turkic và Finno-Ugric khác, còn ở Astrakhan - những cánh cổng thương mại của Nga dẫn đến phía đông, tham gia việc buôn bán hàng hóa với họ còn có người Armenia, người Ba Tư và người Ấn Độ. Điều này khiến Nga trở thành một thị trường giàu có, thịnh vượng và thường khiến các nhà cầm quyền phải đau đầu. Klại lịch sử sông Volga như lịch sử về những nỗ lực của Nga nhằm khẳng định quyền lực, bản sắc và truyền thống của mình ở một khu vực chủ yếu không thuộc Nga, Hartley chứng minh những sự thật quan trọng thường bị lãng quên.

Sách Volga là một cuốn tiểu sử toàn diện, nhưng không nên được coi là cuối cùng. Chỉ trong một chương ngắn ở cuối sách, Hartley nêu lên chủ đề về hậu quả môi trường của nhiều thế kỷ phát triển văn minh và thảm họa môi trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học của nó trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng và thiếu suy nghĩ ở Liên Xô. Mặc dù cuốn sách này chỉ có hơn 300 trang, nhưng không nên nhầm lẫn giữa sự cô đọng của sách với sự không đầy đủ. Cuốn sách là một ví dụ về khả năng truyền tải chắc tay những chi tiết và cách kể chuyện khéo léo bậc thầy, cũng như lời kêu gọi chiêm ngưỡng "vẻ huy hoàng mờ sương" của một trong những con sông lâu đời nhất trên Trái đất.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ