Nói không quá rằng, bạn đọc nước ta từng bị cuốn hút bởi những truyện vừa, những tiểu thuyết như “Người thy đầu tiên”, “Giamilia “, “Con chó chạy dọc theo bờ biển”… của nhà văn Kyrgyzstan nổi tiếng Aitmatov, chính bởi hình bóng của những người con gái xứ sở “Núi đồi thảo nguyên“. Thật dịu dàng, đậm đà nữ tính, giàu sức chịu đựng và đức hy sinh.. Cho dù còn chịu ràng buộc bởi những tập tục xa xưa vẫn gắng gỏi vươn lên cho kịp bước đi của thời cuộc.. Đáng tiếc sao, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những người con gái tại quê hương Aitmatov vẫn còn phải chiềng mắt với những hủ tục như vậy trong ngày hôm nay...      

 

NHỮNG VỤ BẮT CÓC CÔ DÂU ÁM ẢNH VÙNG NÔNG THÔN KYRGYZSTAN

(Báo The Conversatinon - Anh)   

Chuyện bắt cóc cô dâu diễn ra phổ biến ở các khu vực thuộc châu Phi cận Sahara, Caucasus và Trung Á. Các cuộc thăm dò cho thấy ở vùng nông thôn Kyrgyzstan, nơi có hơn 60% dân số cả nước sinh sống, cứ ba cuộc hôn nhân thì một được bắt đầu bằng bắt cóc. Ở đó, bắt cóc cô dâu được biết đến với cái tên "ala kachuu", có nghĩa là "bắt và bỏ chạy". Điều này trở thành bất hợp pháp vào năm 1994, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục cho đến tận hôm nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Nghiên cứu của chúng tôi về di cư lao động ở Kyrgyzstan cho thấy nạn bắt cóc cô dâu có thể đẩy phụ nữ trẻ ra khỏi cộng đồng thôn của họ để tránh bị ép buộc kết hôn.

Bắt cóc cô dâu là gì?

Kyrgyzstan, quốc gia ở Trung Á với dân số 6,5 triệu người, là một trong những "điểm hàng đầu" của thế giới-  đó các cuộc hôn nhân là kết quả của việc bắt cóc gái. Điển hình là vụ bắt cóc cô dâu diễn ra ở những nơi công cộng. Một nhóm thanh niên tìm thấy một phụ nữ trẻ mà một trong số chàng trai đã chọn làm vợ - người mà anh ta có thể biết, nhưng có lẽ không biết rõ lắm – liền ôm lấy cô gái đang la hét trong cơn kích động ấy ném vào một chiếc xe hơi đang đợi gần đó.

Nạn nhân bị bắt cóc được đưa đến nhà chú rể, nơi những người phụ nữ - người thân của anh ta  cố gắng thuyết phục cô đồng ý kết hôn. Ở giai đoạn này, một số nạn nhân được cha hoặc những người thân nam khác của cô gái giải cứu. Việc bị bắt cóc ấy thường bị coi là đáng xấu hổ đến mức nạn nhân hoặc gia đình cô gái phải chấp thuận kết hôn hơn là phải chịu sự thị phi của một phụ nữ “đã qua sử dụng”. Đôi khi, các chú rể dùng hành vi cưỡng hiếp hoặc một thứ bạo lực thể xác khác để buộc một người phụ nữ đồng ý kết hôn, mặc dù đây không phải là chuẩn mực được thừa nhận.

Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi, nhiều người Kyrgyzstan, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi, vẫn coi bắt cóc cô dâu là một truyền thống vô hại. “Đây là một phong tục rất lâu đời- một phụ nữ 60 tuổi nói với chúng tôi- Ngay cả khi tôi cũng đã kết hôn theo cách ấy và tôi đang hạnh phúc với cuộc sống gia đình của mình. Chồng tôi không bao giờ đánh đập tôi, mọi thứ đều ổn thỏa”.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người dưới 50 tuổi có nhiều khả năng từ bỏ truyền thống ala kachuu “ hơn, đặc biệt là khi cặp đôi hoàn toàn xa lạ. Nhưng họ cũng tin rằng bắt cóc cô dâu là chuyện của quá khứ,còn những vụ việc như thế diễn ra hôm nay là những trò dàn dựng nhiều hơn là theo lề thói xưa. Một số phụ nữ Kyrgyzstan đã xác nhận với chúng tôi rằng họ đồng ý bắt cóc trước khi kết hôn để giữ gìn một truyền thống mà họ coi là lãng mạn.

Nhưng một số vụ bắt cóc ở Kyrgyzstan rõ ràng đang diễn ra mà không có sự đồng ý của các cô dâu. Kể từ năm 2018, ít nhất hai phụ nữ, Aizada Kanatbekova và Burulai Turdaaly kyzy, đã bị giết bởi những kẻ bắt giữ khi cố gắng chống lại cuộc hôn nhân của họ. Cả hai vụ giết người đều gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc và ở quê hương của họ. Một trong số đó là cuộc biểu tình phản đối bắt cóc cô dâu lớn nhất ở Kyrgyzstan kể từ đầu những năm 1990.

 Đi trốn bất ngờ

Các nhóm bảo vệ quyền phụ nữ ở Kyrgyzstan cho biết ranh giới giữa bắt cóc giả và thật rất mờ mịt vì một phụ nữ không thể thực sự đồng ý bắt cóc nếu cô ấy biết bạn trai có thể dễ dàng phớt lờ mong muốn của cô ấy.

Liên Hợp Quốc coi bất kỳ hình thức cưỡng ép kết hôn nào là vi phạm nhân quyền. Năm 2016, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có khoảng 15,4 triệu người trên thế giới kết hôn mà không có sự đồng ý tự do, đầy đủ và đầy đủ thông tin của họ. Ngày càng có nhiều nghiên cứu ủng hộ lập luận rằng ala kachuu “ không phải là một truyền thống dân tộc vô hại ở Kyrgyzstan. Ví dụ, dữ liệu từ một cuộc khảo sát ở Kyrgyzstan cho thấy trọng lượng của trẻ đầu lòng lúc mới chào đời được sinh ra từ những bà mẹ bị bắt cóc thấp hơn đáng kể so với những trẻ đầu tiên khác, có thể là do mức độ căng thẳng cao hơn ở những bà mẹ bị bắt cóc.

Tại Quận Alai, một khu vực nông thôn ở miền nam Kyrgyzstan, chúng tôi nhận thấy rằng những cô con gái trưởng thành có bố mẹ vốn chịu kết hôn bắt cóc có khả năng di cư tìm việc làm cao hơn 50%, cả trong và ngoài nước Kyrgyzstan. Phân tích của chúng tôi đã tính đến các yếu tố khác có thể đã thúc đẩy phụ nữ trẻ di cư, chẳng hạn như quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn và sự giàu có.

Các câu hỏi thường không phân biệt được giữa bắt cóc cô dâu “tưởng tượng” và “thật”, vì vậy những kết quả này có thể đánh giá thấp những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc cưỡng bức hôn nhân và di cư.

Tại sao phụ nữ rời Kyrgyrstan?

Ở vùng nông thôn Kyrgyzstan, cơ hội tránh được cuộc hôn nhân ép buộc của một phụ nữ trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự sẵn sàng can thiệp của cha mẹ để bảo vệ cô con gái sau khi bị bắt cóc. Một cô gái từ một cặp vợ chồng trẻ mà hôn nhân là do bắt cóc cho rằng cha mẹ cô ấy không có khả năng cứu giúp cô ta. Và vì thế Kyrgyzstan là nước có mức di cư lao động nữ cao nhất trong các nước Trung Á: phụ nữ chiếm 40% tổng số người Kyrgyzstan di cư sang Nga, cao hơn nhiều so với những người di cư từ các nước láng giềng Tajikistan và Uzbekistan - di cư sẽ mang tính cách được xã hội chấp nhận để di chuyển đến một nơi nào đó.

Các nhà nghiên cứu khác cho rằng phụ nữ Kyrgyzstan di cư thường xuyên như vậy là do họ biết tiếng Nga và các chuẩn mực giới tính ít khắt khe hơn ở Kyrgyzstan. Nhưng trong xu hướng này bắt cóc cô dâu Kyrgyzstan dường như đóng một vai trò quan trọng không kém. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng việc sống trong một gia đình do các cặp vợ chồng mà hôn nhân dựa trên truyền thống bắt cóc là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến việc di cư của phụ nữ. Quy mô hộ gia đình và quyền sở hữu đất đai là những yếu tố quan trọng khác.

Không ai trong số những người được phỏng vấn ở Kyrgyzstan đề cập rằng phụ nữ trẻ di cư để tránh ép buộc kết hôn, và chúng tôi không thấy lập luận này từ các học giả khác hoặc phương tiện truyền thông của Kyrgyzstan. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng mọi người thường mô tả sự di cư của phụ nữ là “chuyến bay”. Giải thích lý do tại sao con gái chuyển đến Nga sau khi ly thân với người chồng bạo hành, người cưới cô do bị bắt cóc, một người cha nói với chúng tôi: "Một nơi ở mới và một cuộc sống mới là những gì các gái ấy cần"

Ngược lại, nam giới di cư thường xảy ra vì lý do kiếm việc làm, kiếm đồng lương khá hơn là chủ yếu. Còn di cư của phụ nữ đóng một vai trò kinh tế quan trọng ở Kyrgyzstan, cũng như ở nhiều quốc gia khác.Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đây cũng hé lộ ra một khía cạnh khác- đó có thể là một giải pháp cho những phụ nữ không muốn kết hôn như mẹ của họ trong một cuộc hôn nhân bị ép buộc.

TÔ HOÀNG

( Chuyển ngữ qua tiếng Nga )