Sau khi kết thúc các cuộc giao tranh, khoảng 91.000 binh lính Đức bị lọt vào vòng vây và bị xếp vào danh sách tù nhân chiến tranh. Như thế, từ 17.000 đến 40.000 sỹ quan và binh sỹ Đức thậm chí không được đưa vào thống kê chính thức!

 

TÙ BINH ĐỨC TRONG TRẬN STLINGRAD: VẤN ĐỀ CÒN NHỨC NHỐI

( Báo “Die Welt “- Đức )

Tâm trạng của những người lính Đức chiến đấu ở mặt trận phía đông là giống nhau: Người Nga không bắt tù binh- Lính Đức nghĩ thế. Nỗi sợ hãi bị rơi vào hoàn cảnh tù binh là kết quả sự tuyên truyền của Đức Quốc xã thường xuyên nhồi nhét vào đầu binh lính hầu hết là thanh niên. Nhưng có thể sự việc không chỉ như thế?

Phải chăng, Hồng quân đã không thực sự bắt lính Đức làm tù binh?

Rüdiger Overmans, một nhà sử học quân sự và cũng là chuyên gia giỏi nhất trong cả lĩnh vực nghiên cứu hẹp về tổn thất trong Thế chiến II lẫn chủ đề này nói chung, viết: “Với một số lượng không thể tính chính xác, những người lính Liên Xô đã bắn các tù nhân chiến tranh Đức, hoặc vì tức giận và khát khao trả thù, không muốn bận tâm đến việc vận chuyển những người bị thương, hoặc cũng có thể vì mong muốn cứu những người bị thương nặng khỏi những đau khổ không cần thiết Ngoài ra, cũng có những vụ hành quyết các tù nhân Đức khỏe mạnh, trong một số trường hợp cá biệt khi các sĩ quan Hồng quân cấp trung và cấp dưới hiểu không đúng lệnh "không bắt tù nhân"- điều này rõ ràng mâu thuẫn với luật quân sự.

 Tuy nhiên, Overmans khẳng định rằng: Chắc chắn việc giết các tù nhân chiến tranh không phải là chính sách chính của Liên Xô

Nhưng nếu không có chỉ thị trực tiếp để giết tù nhân chiến tranh, thì tại sao tổn thất của quân Đức bị bắt làm tù binh tại Stalingrad lên tới con số đáng kinh ngạc đến như vậy? Điều này chí ít cần tới một lời giải thích.

Có một điều khá rõ ràng là sau khi kết thúc các cuộc giao tranh, khoảng 91.000 binh lính Đức bị lọt vào vòng vây và bị xếp vào danh sách tù nhân chiến tranh. Như thế, từ 17.000 đến 40.000 sỹ quan và binh sỹ Đức thậm chí không được đưa vào thống kê chính thức!

Có nhiều lý do giải thích cho điều này: sau 8 tuần bị bao vây mà không có nguồn cung cấp lương thực bình thường, tất cả binh lính Đức đều bị kiệt sức. Những trường hợp chết đói đầu tiên được ghi nhận trước lễ Giáng sinh, thậm chí có một số trường hợp ăn thịt cả đồng loại.

Dù vậy, nhiều binh sĩ vẫn mang trong mình hy vọng hão huyền rằng họ sẽ được giải cứu khỏi thần chết. Tuy nhiên, khi họ nhận ra rằng những hy vọng này đều vô ích, mong muốn tồn tại của họ đã tắt dần.

 

Tất nhiên, trong số những người lính cũng có những người bị thương đã phải sống trong những căn lều tạm bợ cho đến cuối tháng 1 năm 1943,những người ấy không còn đủ sức để trở thành tù binh. Không thể xác định chính xác số lượng của họ, đặc biệt là vì người ta thường không biết chính xác khi nào và bao nhiêu binh sĩ Đức đã đầu hàng. Bắt đầu từ ngày 22 tháng 1 năm 1943, khi quân đội Liên Xô chọc thủng tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Đức, những làn sóng tiến quân chỉ đơn giản là bỏ qua một số lượng lớn binh lính Đức. Vứt bỏ vũ khí và tốt nhất là mong được bảo vệ sinh mạng, những người lính Đức đã đợi trận chiến kết thúc trong vài ngày.

Nhưng rốt cuộc vẫn ny sinh câu hỏi tại sao trong số 91.000 quân nhân Đức  thực sự bị Liên Xô bắt giữ, chỉ có chưa đến 10% sống sót? Lý do chính là không có trại chuẩn bị cho tù nhân chiến tranh? Hay không có nơi nào  có thể tạo ra ít nhất một số điều kiện cho cuộc sống ? Trên thực tế, vào tháng 1 năm 1943, Bộ tư lệnh Hồng quân chỉ thiết lập được hai trại chuyển quân gần hai thành phố chìm trong các trận chiến - ở Beketovka và Krasnoarmeisk.

Trại đầu tiên chỉ là một ngôi làng với những cư dân tái định cư, được bao quanh bởi hàng rào. Trại thứ hai bao gồm một số tòa nhà, có những căn nhà thậm chí không có mái che ,hoàn toàn không có cửa sổ và cửa ra vào. Thực tế không có điều kiện vệ sinh cho hàng chục ngàn người, các nhu yếu phẩm cơ bản thì không có sẵn trong các chốt sơ cứu, và thiếu hẳn nguyên liệu hay phương tiện sưởi ấm.

Nguồn cung cấp ở cả hai trại đều thảm hại. Ít nhất có sáu hành vi ăn thịt đồng loại đã được báo cáo ở Beketovka, nhưng có khả năng điều này thực sự xảy ra thường xuyên hơn nhiều.

Vì nguồn cung cấp cho những người lính Liên Xô canh gác các tù nhân cũng nghèo nàn. Một số nguồn cung cấp thực phẩm vốn đã ít ỏi cho các tù nhân đã được “chuyển sang bên quân Đỏ”. Tin chuyền nhau các bác sĩ quân y Hồng quân ở Krasnoarmeisk điều trị bệnh nhân chỉ để được trả thù lao, mặc dù điều này mâu thuẫn với nghĩa vụ, chuyên môn và con người của họ. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng tin cậy hay những văn bản nào xác nhận điều này.

Hậu quả của tất cả những điều kể trên trong cả hai trại đều rất thảm khốc: Vào tháng 6 năm 1943, hơn 27.000 người đã chết ở Beketovka, tức là hơn một nửa tổng số tù nhân. Theo một nguồn tin khác, số người chết ít nhất là 42.000 người. Chắc bức tranh ở Krasnoarmeisk cũng không khá hơn vì tổng số sỹ quan và lính Đức bị bắt làm tù binh ở Stalingrad và bị chết trong 4 tháng cuối cùng chiếm tới 2/3 tổng số tù binh Đức trong cả cuộc chiến tranh.

Không chỉ những người lính bình thường phải chịu đựng. Trong số 1.800 sĩ quan quân đội Đức bị giam giữ tại một trong những tu viện cũ ở Yelabuga, gần 3/4 đã chết trong cùng thời gian.

Một tình huống khác đã được quan sát với 22 tướng Đức bị bắt. Trong số này, bốn hoặc năm người chết trong điều kiện nuôi nhốt của Liên Xô (dữ liệu khác nhau), số còn lại sống sót và được thả trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến năm 1955.

 

Vào mùa xuân năm 1943, Ủy ban về vấn đề tù nhân chiến tranh thuộc Hội đồng dân ủy của Liên Xô bắt đầu cho chuyển những người Đức từ các trại chuyển giao ở Stalingrad đến những nơi giam giữ khác. Người Đức đã được chuyển tới  các đặc khu thuộc dạng quản lý các trại cải tạo mang tên chung là Gulag - ở Siberia hoặc các khu vực không phù hợp với điều kiện cuộc sống. Chỉ còn một số nhỏ tù nhân lưu lại gần Stalingrad, nơi họ được sử dụng vào công việc san lấp hố bon. Sửa lại đường xá, cầu cống tức xóa bỏ các tàn tích chiến tranh.

Theo quy định, việc vận chuyển tù nhân được thực hiện bằng  các toa xe lửa không có hệ thống sưởi, các bữa ăn được cung cấp không thường xuyên. Điều này gây ra một đợt sóng tử mạng khác: trong số 30.000 tù nhân chiến tranh bị di dời tới các trại mới chỉ một nửa đến nơi.

Theo Rudiger Overman, tình hình tù binh chiến tranh được cải thiện đáng kể chỉ xảy ra vào mùa hè năm 1943, khi lương thực và các viện trợ khác từ Hoa Kỳ bắt đầu đến Liên Xô, một số được phân phát cho các tù binh Đức. Nhưng tới thời điểm này từ 91000 bị bắt làm tù binh trong trận Stalingrad chỉ còn sống 20.000 người. Vào nửa cuối năm 1943, Văn phòng Tù nhân Chiến tranh nhận được lệnh cung cấp 50.000 người đi làm,nhưng thực tế chỉ có thể cung cấp nổi 5.200 người còn khả năng làm việc.

Nhiều người lính Đức bị bắt tại Stalingrad không được coi là tù binh chiến tranh bình thường của Liên Xô. Sau một hội nghị liên đồng minh ở Moscow, họ được thả về quê hương từ năm 1947 đến cuối năm 1948. Đến thời điểm này, khoảng 1,1 triệu lính Đức đã được giải thoát khỏi Liên Xô, còn khoảng 900.000 người vẫn ở trong các trại khác nhau. Tính ra có từ 1,2 đến 1,3 triệu người chết trong tù.

Đương nhiên, một số người sống sót sau trận Stalingrad bị xếp vào loại tội phạm chiến tranh, những người này tiếp tục bị giam giữ, nhiều người trong số họ đã bị kết án tại các tòa án quân sự Liên Xô. Cả tội phạm chiến tranh thực sự và những người hoàn toàn vô tội đều có thể rơi vào nhóm này. Vài nghìn đại diện của loại tù nhân này, trong số đó có hàng loạt tướng lĩnh, đã có thể trở về nhà trong năm 1955-1956 nhờ các thỏa thuận mà Thủ tướng Liên Bang Đức Konrad Adenauer đạt được trong chuyến thăm Moscow năm 1955.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ