Trên thực tế thế giới vẫn phân chia, ngày càng sâu sắc, ngày càng lạ lẫm với nhau. Số lượng ngày càng tăng của những hố rạn nứt mà chúng ta thoạt nhận ra, sự phân chia sâu sắc, về nhiều phương diện ấy đang đe dọa tất cả chúng ta bởi cái chết cũng muôn màu muôn vẻ.


Tác giả Quần Đảo Ngục Tù bàn về tự do ở Mỹ

(Bài phát biểu của Aleksandr Solzhenitsyl tại trường Đại học Harvard ngày 8/6/1978)

Kỳ 1: Lý thuyết êm dịu về phương Tây

Đã từng tham gia chống Phát xít Đức (1941-1945) dưới thời Stalin, sau chiến tranh bị áp chế đi đày tại Siberi, Aleksandr Solznhenitsyl đã trở thành nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm như “Một ngày của Ivan Denisovist, “Quần đảo Gulas” (còn có bản dịch tiếng Việt với tên gọi khác là "Quần đảo ngục tù") lên án chế độ độc tài chuyên chế thời Xô Viết. Bỏ nước Nga, sang sống ở Phương Tây và Mỹ mong tìm được thế giới như mong đợi. Nhưng rồi Aleksandr Solznhenisyl cũng phải trở về Nga vào đầu những năm 1990, để cuối cùng tìm đức tin và lời giải thích ở Chính thống giáo.

Bài phát biểu dưới đây của nhà văn cũng đã cách nay 43 năm. Tình cờ tìm được, xin giới thiệu với các bạn để hiểu thêm những trải nghiệm, những suy ngẫm và tiên đoán của ông vẫn còn có giá trị đến tận hôm nay..

 

&

Tôi vui mừng vì có mặt hôm nay trong buổi lễ tốt nghiệp lần thứ 327 của Trường Đại học lâu đời Harvard và xin nhiệt liệt chúc mừng tất cả các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp.

Phương châm của trường các bạn là “Veritas“ (Chân Lý). Một số trong các bạn đã biết, còn số khác trong cuộc đời của mình cũng sẽ biết điều này: Sự thật thường vụt trôi qua khi sự căng thẳng trong cách nhìn nhận, đánh giá của chúng ta chỉ vừa thuyên giảm. Và ngay lập tức chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng, như thể chúng ta vẫn tiếp tục nắm được sự thật đó. Còn điều này: sự thật rất hiếm khi ngọt ngào mà thường là cay đắng. Những gì tôi sẽ nói với các bạn hôm nay cũng không tránh được vị cay đắng đó; có điều tôi sẽ nói không phải với tư cách của một kẻ đối nghịch mà như một người bạn.

Ba năm trước khi ở Mỹ tôi đã buộc phải nói những gì mà người ta gạt đi, không muốn tiếp nhận, nhưng hiện nay nhiều người đã tán thưởng.

Sự phân chia của thế giới hôm nay thậm chí như một điều gì quá dễ hiểu. Bất cứ một người nào đang sống đều dễ dàng phân biệt được hai thế lực của thế giới, lực lượng này có thể sẵn sàng tiêu diệt lực lượng kia. Nhưng hiểu biết về sự phân chia ấy thường bị hạn chế bởi sự hình dung về mặt chính trị như thế này: sự nguy hiểm của những ảo tưởng có thể bị lu mờ đi bởi những cuộc thương thảo ngoại giao thành công hoặc bởi sự cân bằng của các lực lượng vũ trang. Trên thực tế thế giới vẫn phân chia, ngày càng sâu sắc, ngày càng lạ lẫm với nhau. Số lượng ngày càng tăng của những hố rạn nứt mà chúng ta thoạt nhận ra, sự phân chia sâu sắc, về nhiều phương diện ấy đang đe dọa tất cả chúng ta bởi cái chết cũng muôn màu muôn vẻ. Theo chân lý cổ xưa thì vương quốc –tức trái đất của chúng ta không có thể đứng yên một chỗ và tự phân rã trong bản thân nó.

Tồn tại khái niệm “thế giới thứ ba thì cũng có nghĩa là có ba thế giới. Nếu số lượng thế giới như vậy- không nghi ngờ gì- mỗi ngày một tăng thêm, chúng ta sẽ không thể phóng mắt nhìn xa hơn. Mỗi một nền văn hóa độc lập, tồn tại tự xửa xưa và ngày càng phình rộng ra trên bề mặt trái đất cũng sẽ tạo ra một thế giới riêng chứa đầy những bí ẩn và bất ngờ đối với suy nghĩ của phương Tây.

Tính toán như thế, chí ít ra có nước Trung Hoa, Ấn độ, thế giới Hồi giáo và châu Phi, nếu hai cộng đồng cuối cùng ta cứ xem như một nước. Còn nước Nga 1000 năm đây nữa- tuy theo tính toán của phương Tây với những sai lầm có hệ thống, vẫn không chịu công nhận nó độc lập và chính vì vậy không bao giờ hiểu nổi, cũng như cho đến tận hôm nay vẫn không hiểu nước Nga ấy trong trạng huống là tù binh của chế độ cộng sản. Và nếu nước Nhật trong mấy chục năm trở lại đây ngày càng trở thành “một phương Tây xa xôi “, mọi thứ đều gắn liền với phương Tây (tôi không hề có ý chê trách), thì ví như Istrael, tôi lại không xếp nước này vào thế giới phương Tây, tuy dường như xét theo những yếu tố chính thì cấu trúc xã hội của nước này về nguyên tắc lại gắn liền với tôn giáo.

Cũng như thế cách đây còn chưa lâu lắm thế giới Châu Âu- Mới nhỏ bé dễ dàng xâm chiếm thuộc địa trên toàn thế giới không chỉ không nhìn thấy trước những đối kháng nghiêm trọng mà còn coi thường những giá trị có thể nào đó trong cảm quan của các dân tộc ở các vùng đó. Kết quả hóa ra là một sự chết điếng khi không còn biết tới ngay cả những đường biên giới xét về phương diện địa lý. Xã hội Phương Tây sang trang như khúc khải hoàn của độc lập và sự hùng cường. Nhưng bỗng nhiên bước vào thế kỷ 20 xã hội ấy bộc lộ rành rõ rằng nó rất mỏng manh và đứt nối.Còn bây giờ chúng ta đang chứng kiến thành quả ấy hóa ra quá ngắn ngủi và chênh vênh làm sao ( được minh chứng khá rõ về các thói tật xấu trong cảm quan thế giới ở phương Tây khi nói tới những thành quả có được ). Bây giờ mối tương quan qua lại với thế giới thuộc địa cũ đã biến thành mặt đối kháng trong bản thân mình, thế giới phương Tây thường xuyên bị dồn tới những thái cực của sự lố lăng, và cũng khó dự đoán nổi những nước xưa kia vốn là thuộc địa có còn coi phương Tây là vĩ đại nữa không, liệu phương Tây có bỏ rơi họ không khi phương Tây đã nhả ra không chỉ những mảnh đất thuộc địa cuối cùng mà thậm chí còn cả những sự giàu có của chính mình.

****

Tất cả sự mù quáng kéo dài ỉ vào tính ưu việt của mình đã củng cố quan niệm cho rằng toàn bộ những thế lực có sức mạnh bao quát, ôm trùm trên hành tinh này nhất định sẽ phát triển và phát triển tới một hệ thống như ở phương Tây hiện nay, về mặt lý thuyết là cao nhất và về mặt thực tế là hấp dẫn nhất. Rằng tất cả phần thế giới còn lại đang bị điều hành bởi những chính khách độc ác hoặc những cấu trúc nặng nề hay bởi những bọn trộm cắp, ngu dốt- thế giới ấy chỉ tồn tại tạm thời. Để rồi tất cả sẽ cuốn theo con đường dân chủ, nhiều đảng phái của phương Tây và sẽ thay đổi theo kiểu sống của phương Tây. Những nước bị xếp vào danh sách đó đang chuyển động có kết quả theo con đường này. Một quan niệm như vậy cứ đâm chồi nẩy nở, nhưng trớ trêu sao, trong sự không hiểu biết gì của phương Tây đối với những gì đang diễn tiến của thế giới còn lại. Thế giới tự coi mình là ưu việt, là hơn người kia đã lầm lạc khi đo lường mọi sự kiện bằng cái thước đo của chính họ. Trên thực tế bức tranh của hành tinh này rất ít giống với những gì họ hình dung.

Sự nhớ tiếc một thế giới đang phân rã bỗng làm nẩy sinh thứ lý thuyết về sự hội tụ giữa phương Tây và Liên Bang Xô Viết – một thứ lý thuyết rất dịu êm, gạt bỏ quan niệm khác nhau, các nước cùng song hành là không phát triển được, thậm chí nếu có không bạo lực thì cùng song hành còn không tác động đến nhau được. Nhưng ngoài những điều kể trên ra, lý thuyết của sự hội tụ lại nhất thiết phải chứa đựng trong bản thân sự chấp nhận, kể cả những biến dạng của các mặt đối lập. Liệu điều này thuyết phục nổi ai đây?

Nếu như bài thuyết trình tôi đang nói lúc này mà tôi đọc tại đất nước mình khi tôi đang ở trong tình trạng chung của sự phân rã thế giới, liệu tôi có được nhấn mạnh tới những tai họa đang xẩy ra ở phương Đông không. Nhưng bởi vì cũng đã bốn năm nay tôi buộc phải đứng ở đây và cái hội trường trước mặt tôi đây là hội trường của phương Tây nên tôi nghĩ rằng tôi sẽ được nói thoải mái hơn về một số điều của Phương Tây hiện đại, như mắt tôi thấy.

Sự suy sụp của lòng dũng cảm - đó có thể là điều kỳ lạ nhất tôi được chứng kiến ở phương Tây hôm nay trong cái nhìn toàn cảnh. Thế giới phương Tây đã đánh mất đi lòng dũng cảm xã hội, cả ở toàn khối và trong mỗi nước, mỗi chính phủ, mỗi chính đảng và đương nhiên cả ở Tổ chức Liên Hợp quốc. Sự xuống cấp của lòng dũng cảm này đặc biệt thấy rõ trong giới cầm quyền và trong tầng lớp tri thức xuất sắc, từ đây nẩy sinh cảm giác toàn thể xã hội đã đánh mất đi lòng dũng cảm. Đương nhiên vẫn còn lại nhiều người gan góc, nhưng những người này không thể nào đạt được khả năng điều hành cuộc sống của xã hội. Những chính trị gia, các bậc trí giả có trách nhiệm đang làm sáng tỏ hiện tượng xuống cấp, sự như nhược, việc đánh mất ấy trong hành động, trong những lời nói của họ và còn hơn thế nữa trong việc biện giải những nền tảng lý thuyết để trả lời câu hỏi, do đâu nẩy nòi những việc làm như thế; cái tính nhút nhát kém cỏi ấy và thái độ xiểm nịnh, bợ đỡ vốn làm nền tảng để cho những quyết sách của quốc gia trở nên thực dụng, có tính toán cân nhắc và luôn được biện minh bởi mọi đỉnh cao của trí thức và đạo đức. Sự suy giảm lòng dũng cảm này, ở một số nơi như thể hoàn toàn không có hạt nhân nam tính, thậm chí còn đáng cười mỉa hơn bởi những bộc phát bất ngờ của lòng dũng cảm và sự bất cần của những người rất năng động này - chống lại các chính phủ hoặc các quốc gia yếu kém, không tìm được điểm tựa. Nhưng lưỡi họ sẽ trở nên cứng và bàn tay họ sẽ bị tê liệt khi chống lại các chính phủ mạnh, các lực lượng đang đe dọa, chống lại những kẻ xâm lược và chống lại bọn khủng bố quốc tế.

( còn nữa )

TÔ HOÀNG 

sưu tầm và chuyển ngữ từ tiếng Nga