Stalin thường ngồi lô ghế bên sườn, rất chăm chú nhìn lên sân khấu, hệt như ông ta chính là người đạo diễn của chương trình. Stalin cũng tự coi mình có quyền chỉnh sửa các chi tiết ở vở này vở khác. Trên thực tế “lô ghế dành cho Sa Hoàng không phải là chỗ ngồi thuận tiện nhất, xét về phương diện thưởng thức vở diễn.


BÍ MẬT BÊN TRONG NHÀ HÁT BOLSHOI

Nhà báo, nhà văn Nga- Aleksandr Vaskin nổi tiếng với nhiều cuốn sách viết về thủ đô Moskva trong hai thế kỷ 19 và 20. Ở một cuốn sách, tác giả kể khá kỹ càng về Nhà hát Bolshoi, đặc biệt trong những năm người đứng đầu chính quyền Xô Viết là Stalin, Khrutsov, Bregienev..  

Nhà hát Bolshoi không chỉ được coi như một trung tâm văn hóa của xứ sở mà còn là biểu hiện “ăn trên ngồi trốc của một giới nghệ sỹ tiếng tăm nhưng cũng đua đòi lối sống vương giả..

Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của nhà văn, nhà báo Aleksandr Vaskin với phóng viên báo “Nhân chứng và Sự Kiện”  

 

@ Nhà hát Bolshoi (Nhà hát Lớn) Moskva  có phải lúc nào cũng là biểu tượng của Opera và Bale Nga không ?

-Tất nhiên, hoàn toàn không phải như vậy. Vào cuối thế kỷ 19, Ban quản lý các nhà hát Hoàng gia đã giành sự quan tâm chủ yếu cho các nhà hát thủ đô, tức các nhà hát ở Saint-Peterburg, còn Bolshoi ở Moskva bị coi là nhà hát của “tỉnh lẻ. Bởi vậy vào năm 1892 nhóm múa bale ở Bolshoi bị giảm đi 2 lần. Nhiều năm tại Bolshoi không có bộ phận trang trí và trang phục. Chỉ mãi tới cuối thế kỷ 19, tình thế của Bolshoi mới được thay đổi.

@ Tại Bolshoi có  “lô ghế dành cho Sa Hoàng. Các vua Nga có thường ngồi ở lô ghế ấy không?

- Các Sa Hoàng không thường xuyên tới đây. Việc có mặt tại Bolshoi chỉ trở thành thông lệ sau khi các cuộc đăng quang Nhà vua diễn ra tại Moskva. Ví dụ như, vào năm 1856, Sa Hoàng Aleksandr II với Hoàng hậu tới xem vở nhạc kịch “Một ngụm tình yêu của Donhisetti, nhưng từ năm 1883 Sa Hoàng Nicolai II trở thành vị khách thường xuyên của hàng ghế này. Vào giờ nghỉ giải lao, tại hàng ghế ấy, Sa Hoàng thường tiếp ca sỹ nổi danh Saliapin và các ngôi sao khác. Saliapin đinh ninh tin chắc rằng Sa Hoàng và những người tháp tùng thích mời ông và các nghệ sỹ tới gần cốt chỉ để thỏa chí tò mò xem họ hóa trang ra sao, ví như làm thế nào để cái mũi giả, bộ râu giả gắn chặt lên mặt...

Trên thực tế “lô ghế dành cho Sa Hoàng không phải là chỗ ngồi thuận tiện nhất, xét về phương diện thưởng thức vở diễn. Tại Bolshoi hoàn toàn tìm ra nhiều vị trí từ đó có thể quan sát được những gì diễn ra trên sân khấu thuận lợi hơn nhiều. Nói đại thể ra, “lô ghế dành cho Sa Hoàng không phải để khán giả thưởng thức vở diễn, mà ngược lại, để người xem chứng kiến vua chúa hay sau này là những vị đứng đầu đất nước. Không thiếu trường hợp “lô ghế dành cho Sa Hoànglà nơi phô diễn quyền lực. Thời Sa Hoàng các quan chức trong triều đình ngồi chật các hàng ghế Bolshoi cốt để lom lom xét đoán thần thái của nhà Vua.

Dưới thời Lenin, người ta tới Bolshoi để xem các buối biểu diễn của vũ nữ Aisedora Duncan, người tình của thi sỹ Maiakovsky. Nhưng khán giả cũng không rõ mình đang chăm chú theo dõi ai-vũ nữ hay vị lãnh tụ của giai cấp vô sản. Đôi khi, Lenin cao hứng hướng cái nhìn lên sân khấu, gào rất to: “Hoan hô, hoan hô cô Duncan! 

 Stalin có vẻ không ưa “lô ghế dành cho Sa Hoàng tuy ông rất hay ghé tới Bolshoi. Ông ta cần gì phô diễn quyền lực của mình- quyền lực đến vậy là tuyệt đỉnh rồi. Nhưng Stalin lại canh cánh lo sợ ông sẽ trở thành “bia thịt sống cho những tay súng bắn tỉa, bởi lẽ “lô ghế dành cho Sa Hoàng từ khắp mọi góc nhà hát đều hướng tới được. Stalin thường ngồi lô ghế bên sườn, rất chăm chú nhìn lên sân khấu, hệt như ông ta chính là người đạo diễn của chương trình. Stalin cũng tự coi mình có quyền chỉnh sửa các chi tiết ở vở này vở khác.

Có một lần vào giờ nghỉ, Stalin cho gọi tới nơi ông ta đang ngồi nhạc trưởng Samuil Camosud và nói : “Sao thế đồng chí Samosud? Hôm nay vở nhạc kịch đang diễn thiếu những dấu giáng!. Ông nhạc trưởng hứa sẽ sửa chữa. Một lần khác, Stalin tỏ ý bực bội vì nàng Tachiana hiện ra trước chàng Oneghi trong tấm áo khoác mỏng manh lúc sớm mai, “không hợp, nom bất tiện”: “làm sao mà một người phụ nữ có thể xuất hiện trước một người đàn ông với sống áo như thế hở?- Stalin phàn nàn. Người ta lập tức khoác cho nàng Tachiana chiếc áo dài nhung...

Giọng bass nổi tiếng Mark Reijel hát tại nhà hát Mariin. Có một lần ca sỹ biểu diễn tại Bolshoi. Vào giờ nghỉ Stalin cho gọi ca sỹ tới và đề nghị ca sỹ tới Moskva. Đơn giản vì Stalin rất thích giọng ca này nhưng ông không muốn phải đáp máy bay hay tầu nửa tới Leningrad để xem ca sỹ biểu diễn. Ca sỹ chưa có kế hoạch di chuyển giữa hai nơi nên nói : “Nhà hát Leningrad sẽ không cho tôi đi đâu, đồng chí Stalin ạ. Tôi đã hát ở đó 5 năm rồi, đã quen với các nhạc công, với các chương trình biểu diễn”. Stalin nói: “Tôi nghĩ rằng , tới Bolshoi đồng chí cũng nhanh chóng làm quen thôi!. Và ngay ngày hôm sau cùng với giấy ủy nhiệm thư của Stalin, ca sỹ rời Leningrad lên Moskva nhận căn hộ của mình. Vào năm 1944 một sự kiện như vậy cũng đã xẩy ra với vũ nữ ba lê Galina Ulanova. Mọi người còn nhớ mãi câu nói nổi tiếng của nữ nghệ sỹ: “Có lẽ tôi sẽ không tới Moskva, nếu không có lệnh điều động. Nói chung ra, chỉ sau khi Stalin chết, các nghệ sỹ Leningrad mới theo nhau chuyển lên Moskva. Họ như muốn chứng minh rằng tại nước Nga Xô viết thì Moskva mới xứng là vị trí số một của nền văn hóa xứ sở.

@ Và ai di chuyển lên Moskva cũng được cấp nhà ở ?

- Không! Đương nhiên là chỉ những ngôi sao thôi! Vấn đề đó phụ thuộc vào công lao và thâm niên. Khi Bolshoi muốn tuyển tài năng trẻ từ Leningrad Galina Visnhevskaia về nhà hát của mình, bản thân nữ nghệ sỹ phải tự giải quyết lấy vấn đề nhà ở và cũng thật là khó khăn khi muốn đánh đổi một căn hộ tại Leningrad lấy một căn hộ ở Moskva.

@ Hình như ở giao lộ Brisov nhiều ngôi sao của Bolshoi sống tại đó?

- Đúng thế. Mật độ đậm đặc. Danh tiếng của nghệ sỹ càng lớn thì căn hộ càng sang trọng hơn. Đồ đạc tuyệt vời. Toàn thứ đồ mà những người bolsevist đã tịch thu của “giới tư sản sau cách mạng. Bình pha lê, đồ sứ cổ, những chùm đèn trần nhiều bóng, trên tường là những bức tranh của các họa sỹ Nga nổi tiếng như Aivazov, Polenov và Levitan. Chỉ huy trưởng dàn nhạc của Bolshoi Nicolai Golovanov có một bộ sưu ập khó ai dám mơ ước tới: hơn vài trăm bức tranh thánh cổ, tranh của Vasnhesov, Corovin, Nhesterov, những cuốn sách quý hiếm của thế kỷ XVII.

Thật là thú vị khi tình yêu của “các bô lão tại Bolshoi đối với những đồ xa xỉ và những bộ sưu tập hầu như đã biến thành “di sản cho đám nghệ sỹ hậu thế. Khi những nghệ sỹ vừa trở nên nổi tiếng như Irina Arkhipova và Maris Liepa tới nhận căn hộ ở giao lộ Brisov, niềm say mê đầu tiên của họ là sưu tầm đồ cổ. Vào những năm 1960 chỉ với 120 rúp Arkhipova đã mua được tấm gương của ca sỹ bậc thày Saliapin. Chuyện kể rằng nữ ca sỹ trẻ Arkhipova thường đứng soi mặt vào tấm gương đó mỗi khi sắp bước ra sân khấu.

Đương nhiên các ngôi sao di chuyển trên những chiếc xe con của riêng mình, thậm chí ngay cả trong những năm tháng tại Moskva ban hành lệnh cấm có xe riêng. Ivan Cozlovsky ban đầu lái chiếc “Thắng lợi sau đó chuyển qua chiếc “Volga. Các ngôi sao còn có nhà cửa, vườn tược ở ngoại ô Moskva. Ngay từ những năm 1930 Bolshoi đã chia cho ngôi sao này, ngôi sao kia người thì một, người thì hai hecta đất. Những khu nhà nghỉ ở ngoại ô cũng đã nhiều trường hợp biến thành “những điểm đen- nơi tụ tập ăn chơi của những kẻ giàu có và quyền lực.

Có thể kể ra đây thêm một số ví dụ..

Trong chiến tranh ngôi nhà nghỉ bằng gỗ của nữ nghệ sỹ Maria Maksacova bị thiêu cháy. Bà quyết định xây lại ngôi nhà đó bằng đá. Bà đã dành 12 năm ròng của đời mình và toàn bộ số tiền thù lao khổng lồ nhận được từ các buổi biểu diễn để xây ngôi nhà đó. Thâm chí, ngay từ vài năm trước khi nghỉ hưu, nữ nghệ sỹ này đã đôn đáo ngược xuôi khắp Liên Bang Xô Viết trong các cuộc lưu diễn để lấy tiền trang trải cho ngôi nhà.  

Chắc mọi người còn chưa quên, trong những năm dưới thời Xô Viết vật liệu xây dựng khan hiếm và đắt đỏ biết nhường nào. Nhưng nghệ sỹ đàn sello Mschislav Rostropovist và nữ nghệ sỹ Galina Visnhevskaia đã buộc phải mua sơn chống nắng của Đức và ngói lợp nhà của Hà Lan dành cho các khu nhà nghỉ của mình...

@ Ông cũng đã viết nhiều về những fan cuồng tín của Bolshoi, ví như về trường hợp đã xẩy ra với nghệ sỹ Sergei Lemesev..

- Đúng vậy! Ở mức độ đáng kể cha mẹ và người thân của những nhân vật này rất đau khổ vì họ. Ví dụ như, cô con gái của nữ danh ca Maria đã kể lại rằng Sergei Iakovlevist một lần nào đó đã nghe được từ ông bác sỹ trưởng của một bệnh viện tâm thần những điều sau đây: “Ông biết không, trong khu bệnh viện này có một khoa riêng dành cho những người sủng mộ ông ấy. Họ đâu đến nổi phải nhập viện chứ?”. Hóa ra là các bác sỹ khi tiến hành những cuộc nghiên cứu mới phát hiện ra chính giọng hát của ca sỹ Lemesev đã gây những tác động kích thích đối với nhiều chị em. Trên thực tế, giọng ca của Lemesev có tác động siêu nhiên như vậy hay không, thật khó mà biết . Nhưng đám chị em sủng ái ca sỹ này quả là đã không còn hiểu thế nào là lịch sự văn hóa nữa. Chị em kéo tới bao vây xung quanh Bolshoi vì không biết tan buổi diễn ca sỹ Lemesev sẽ đi ra bằng cửa nào. Kết quả là chị em đạp xéo lên nhau xô vào lối ra họ tưởng rằng ca sỹ sẽ xuất hiện.  

Với nhà văn Mikhail Bulgakov cũng đã xẩy ra một lầm lẫn như vậy. Có lần Bulgakov xuất hiện trong một vở diễn. Tan vở, nhà văn đội mũ, choàng áo khoác ngoài đi theo lối ra. Các cô gái xúm tới, vây quanh ông, tíu tít hỏi: “Ông là Lemesev sao? Hay ông là Cozlovsky?

Nhiều fan cuồng tín không ưa bà vợ của ca sỹ Lemesev là nữ ca sỹ nổi tiếng Irina Maslennhikova và một lần đã suýt gây thương tổn cho bà.Trong thời gian vở opera “Rigoletto“ diễn ra, hai vợ chồng nghệ sỹ hát cùng nhau. Sau đoạn lời: “Ôi, tôi đã làm gì đây..”, nhân vật của Lemesev ném tiền ra bàn, từ trên cao người ta trút xuống đầu nữ ca sỹ Maslennhikova hai bao tải tiền đồng. Bằng một linh cảm nào đó nữ ca sỹ tránh được, nhưng vở diễn bị gián đoạn..Bà Lemeseva nhớ rằng những fan cuồng nữ đôi khi còn ném đá khi bà ra khỏi nhà. Thường thì đám chị em này lặng lẽ bám theo họ lúc bà dạo chơi với những người bạn gái. Cũng nói thêm, giữa những fan cuồng ấy không chỉ có cô thiếu nữ kênh kiệu, đỏng đảnh. Nhà văn Iury Naghibin khi 12 tuổi được nghe nam ca sỹ Lemesev hát trong vở “Người tình đắm say” đã mê đắm giọng hát của nam ca sỹ này suốt đời và tìm mọi cách để có mặt trong các vở diễn có Lemesev xuất hiện. Sau này khi Iury Naghibin đã trở thành nhà văn nổi tiếng, hai người lưu giữ mãi những ký ức khó quên.

Ivan Cozlovsky cũng có cả một đạo quân những fan sủng mộ của mình. Và đôi khi đạo quân của Cozlovsky và đạo quân của Lemesev “cọ sát cần tới sự can thiệp của cảnh sát. Một số fan sủng ái thần tượng của mình tận cho tới lúc từ giã cõi đời. Khi ca sỹ Cozlovsky hoàn toàn đã già – ông sống tới tuổi 93, đơn độc một mình trong căn hộ trên giao lộ Briusov, chính các cụ ông, cụ bà là fan hâm mộ của ca sỹ thường dìu ông trong các buổi dạo chơi, mua cho ông nước ngọi hoặc sữa chua...

( Chuyển ngữ qua tiếng Nga )