Lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ diễn ra tại Nhà hát Dobly, Hollywood, Los Angeles vào ngày 25/4/2021 tới đây. Bản danh sách những bộ phim lọt vào vòng đề cử, đã được xướng tên. Nhưng với một giải thưởng danh giá, nhiều uy tín như thế vẫn không khỏi có ý kiến nhìn nhận lại...  


TẠI SAO GIẢI OSCAR LẠI LÀ VẬT CHUẨN TỒI CỦA MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH LỚN?

( Báo The Spectator -Anh )

Bộ phim “Đất của dân du mục ( Nomadland ) của nữ đạo diễn Chlóe Zheo  được xếp vào danh sách những phim có hy vọng đạt Oscar lần này, quả là một bộ phim không gây sửng sốt chút nào. Đây là một câu chuyện kể nhẹ nhàng, mùi mẫn theo tinh thần của tiểu thuyết hay bộ phim chuyển thể “Chùm nho nổi giận ( Grapesof Wrath ) với những trường đoạn quan trọng được quay tại bãi chứa hàng của tập đoàn Amazon và tại các xí nghiệp của dây chuyền công nghệ. Vị trí của phim này không phải ở trên màn ảnh, mà ở những clip quảng cáo của “The New Yorker. Giống như hầu hết các bộ phim giành được giải thưởng lớn tại lễ Oscar 13 năm trở lại đây, trong đó có bộ phim “Mảnh đất không giành cho những người già (No Country for Old Men), xem xong phim này bạn tự hỏi: “Chả lẽ giải thưởng cao tặng cho một nền công nghiệp điện ảnh lại như vậy sao? Vì nguyên cớ gì vậy?”.

Trong bối cảnh của mọi diễn biến thời thế mà Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ  ngó ngàng tới trong năm nay (các đề cử giải Oscar bây giờ thường giành nhiều cho đạo diễn nữ, cho các đại diện của thiểu số còn ít ai biết tới) thiếu vắng hẳn một điều- đó là cuộc tranh luận quanh câu hỏi liệu những giải thưởng ấy có phải là định mốc tồi cho thế giới điện ảnh lớn không?

Có một điều không còn là bí mật đối với bất cứ ai: trong bảng danh sách những nhà điện ảnh được trao giải Oscar thiếu hẳn cả một loạt những đạo diễn tầm cỡ như: Eisenstein, Leng, Pabst, Vertov, Vigo, Renoir, Wells, Sirk, Midzoguchi, Ozu, Bresson, Goder, Romer, Pajolini, Antonioni, Tarkovsky, Hoysh, Hichkok, Pekinpa, Leone, Cubrik, Satiadjit Rai, Varda, Grivz, Fassbinder, Akkerman, Mambeti, Ottinger, Linch, Caul, Hershor, Virasetakul, Cronenberg, Kiarostami, Siacian, Breiia, fon Trier, Deni, Spaik Li, Duymon, Ade, Dias ..v..v..

Với vốn hiểu biết văn hóa đa sắc màu của Viện hàn lâm Điện ảnh Mỹ- nơi phát giải Oscar, chả lẽ không đặt ra câu hỏi này sao, mà coi mọi chuyện là đương nhiên? Với Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ còn một vấn đề khác: Họ trao giải cho những bộ phim không phải bao giờ cũng mang những giá trị thẩm mỹ. Khuynh hướng này hiện vẫn đang diễn ra. Giải Oscar cần thiết đối với chúng ta không phải để phục hồi lại những tiêu chuẩn đạo đức, mà chúng cần thiết để xác lập nên những chuẩn mực cao về mặt thẩm mỹ. Nếu không phải vì đích đến này thì gắng gỏi nhận giải Oscar để làm gì? Tôi không đặt hy vọng Viện Hàn Lâm Điện ảnh Mỹ, nơi ban phát giải Oscar dạy chúng tôi phải hướng đến một cuộc sống tươi đẹp, nhân hậu như thế nào. Mà ngược lại thế, tôi muốn để những giải Oscar chỉ cho tôi thấy con đường tránh xa những thói tật xấu.

Nếu giả thử như người ta nêu yêu cầu cho những người trao giải phải dành sự chú ý đặc biệt tới yếu tố thẩm mỹ; nếu người ta nỗ lực hiểu cho ra thế nào là một nền điện ảnh tốt (và đặc biệt quan trọng hơn là ở chỗ nơi nào đang sản sinh ra nền điện ảnh tốt ấy?) đương nhiên sẽ xẩy ra những cuộc tranh cãi liên tu bất tận về những đại diện không xứng đáng của những bộ phim chúng tôi nêu ra ở trên. Vì sao vậy? Vì một nền điện ảnh lớn (chỉ có những kẻ thờ ơ hoặc những ai bài ngoại mới không nhận ra điều này) đang được sản sinh trên mọi góc của hành tinh, ở tất cả mọi quốc gia và do tất cả các chủng tộc khác nhau. Người Mỹ không phải là những ai duy nhất đang làm ra những bộ phim!

Thế mà hệ thống phức tạp của các hạn ngạch do Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ vạch ra nhằm bảo đảm nuôi dưỡng các đại diện khác nhau được đề cử cho giải Oscar lại phụ thuộc vào tính độc tôn của người Mỹ. Đó là sự phong phú đa dạng văn hóa nhưng chỉ ở một nước, trong một thứ ngôn ngữ. Những nhà điện ảnh không phải là người Mỹ, quay những bộ phim không nói tiếng Anh và nhà phân phối không phải là người Mỹ thì vẫn như từ xưa tới nay, họ hầu như khó lòng đạt được cơ hội đoạt giải.

Trong năm nay, với dấu hiệu cổ súy cho tính cộng đồng quốc tế, trong số những bộ phim lọt vào danh sách đề cử trao giải Oscar, có phim của nữ đạo diễn gốc Hoa- Chlóe, một đại diện của Anh và một đại diện của Đan Mạch.Toàn bộ thế giới còn lại bị xếp vào “hạng phổ thông, có nghĩa là được đề cử cho hạng mục “Phim xuất sắc nói tiếng nước ngoài.   

Phim đầu tiên nói tiếng nước ngoài được trao giải Oscar được quay vào năm ngoái. Chiến thắng của phim “Ký sinh trùng” (Prasite) mọi người đã thấy. “Ký sinh trùng được dàn dựng bởi đạo diễn Bong Joon-ho là một bộ phim giải trí, lướt trên bề mặt. Một thứ Hollywood y trang. Phim này không thể trở thành một biểu trưng sự thay đổi cơ bản trong sự hiểu biết văn hóa muôn màu muôn vẻ. Mà hoàn toàn ngược lại. Bộ phim đã chứng tỏ Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ lại bỗng nhiên hiểu ra rằng vẫn còn đó một thế giới khác, ở đó với nỗi sợ hãi người ta đang gạt bỏ đi hậu quả đương nhiên của những gì có thể là có ý nghĩa. Tính đa dạng văn hóa của những nguyên tắc thẩm mỹ, sự phong phú của những truyền thống kể chuyện, sự muôn màu muôn vẻ của ý tưởng và khả năng nhìn thấy đối với các vị ở Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ là không cần thiết. Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ đang đảm trách công việc trao giải Oscar (giống như những nhà dân chủ mới) thể hiện họ không có khả năng bảo vệ một cách tốt nhất nền văn hóa đơn điệu dưới cái vỏ của sự đa dạng văn hóa bề ngoài.

Đạo diễn người da màu đầu tiên (Anand) nhận được giải “Cành cọ Vàng tại Liên Hoan phim Cannes vào năm 1954.  Còn giải Sư tử Vàng một người da màu khác (Curosawoa) nhận được tại Liên Hoan phim Venise vào năm 1951. Nữ đạo diễn đầu tiên (Varda) nhận được giải cao tại Liên Hoan Berlin năm 1965. Những hạn ngạch đối với thứ đa dạng văn hóa là không cần thiết. Chỉ cần hiểu rằng phần lớn những bộ phim xuất sắc- đó không phải là phim Mỹ. Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ về thực chất sẽ không bao giờ hiểu ra và chịu công nhận điều này.

TÔ HOÀNG

 ( chuyển ngữ qua tiếng Nga )