Việc sửa đổi hiến pháp sẽ bảo đảm khả năng chuyển giao quyền lực thực tế cho quốc hội và ủy nhiệm cho Putin tư cách là thủ tướng “danh dự”. Hoặc là mô hình làm “người cha của dân tộc” như ông Nursultan Nazarbaev ở Kazakstan


20 NĂM CẦM QUYỀN CỦA VLADIMIR PUTIN ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI NƯỚC NGA?

(Bài từ báo “Indipendent Anh - Phần 2)  

..Ngay sau khi Medvedev được đưa lên ngồi trên chiếc ghế Tổng thống, những mâu thuẫn bùng phát liền. Sự không ổn định về mặt kinh tế đẩy tới sự không ổn định về chính trị và sự chống đối của người dân. Putin lo lắng, chí ít ra có một số đại diện của tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong xã hội nghiêng về phía Medvedev, nên bắt đầu tỏ ra hối tiếc về quyết định của bản thân đã chuyển quyền lãnh đạo vào tay Medvedev.

“Khoảng chừng một năm rưỡi Putin chơi trò “cái kim trong bị ” khi đặt quyền tập thể cao hơn quyền của cá nhân- ông Gaqaza nói- Nhưng đến năm 2010 thì mọi điều đã rõ, một lần nữa Putin bắt đầu tiến hành việc giành lại quyền lực đã mất.

Sự trở lại của Putin trên cương vị Tổng thống vào năm 2012 đã thực sự trở thành thắng lợi của cá nhân; còn thời kỳ Putin buông bỏ chiếc ghế Tổng thống đã trở thành một bài học đối với chính ông ta, nhờ đó ông ta hiểu ra rằng sẽ nguy hiểm biết bao khi chuyển giao bánh lái quyền lực vào tay người khác.

Những năm sau này Putin làm mọi việc để thay đổi và “ chỉnh sửa “ những gì Medveded đã gột dựng và tu sửa.

HÃY KÍNH TRỌNG CHA MÌNH, MẸ MÌNH

Tổng thống Medvedev đã gắng gỏi tác động tới những đại diện của tầng lớp trên và nhóm người có ảnh hưởng. Medveded thích theo dõi mạng xã hội “Twitter “ và thậm chí ghé thăm kênh truyền hình “Mưa TV của lực lượng đối lập. Khi Putin quay trở lại ngôi vị tổng thống, đường lối đối nội đã hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng khác.

“Chính Putin một lần nữa bắt đầu tác động tới những người được coi là số đông dân chủ. Khi đó là lần đầu tiên chúng tôi được nghe thấy những cuộc thảo luận động chạm tới những cội nguồn tinh thần của các dân tộc, của những giá trị gia đình, của làn sóng tinh thần ái quốc đã nổi lên ở Crưm.  

Từ cuối năm 2011 Putin bị cuốn vào việc ủng hộ những đại diện của phong trào những người theo chủ thuyết tinh thần. Một lần nữa lại nẩy sinh sự tán tụng, sùng bái lối sống khỏe mạnh và cấm đoán những băng dĩa “con heo”. Vào năm 2013 “Đạo luật số 28”- một sắc luật mới chứa đầy mâu thuẫn nhằm chống lại cái gọi là “ quảng bá thái độ phi truyền thống” trong tầng lớp vị thành niên. Kết quả đưa tới những điều không đoán định được trước: tội ác nẩy sinh trên mảnh đất lòng thù hằn được tích tụ và được lan truyền mạnh mẽ. Tại Checnhia trong quá trình diễn ra làn sóng xung đột nhiều người đã tử nạn.

Chiếm vị trí trung tâm của đường hướng bảo thủ mới này là Hội chính thống giáo Nga (gọi tắt là RPTS) và Giáo chủ Kirillđược cơ quan điều hành của Putin hoan hỉ tâng bốc như là “Phép màu của Chúa Trời.

Nhưng không phải tất cả mọi người tin vào điều này. Vào tháng 3 năm 2012 một nhóm 4 người của Phong trào ủng hộ nữ quyền đã bước vào Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Moskva, nơi đang diễn ra buổi lễ với dấu hiệu phản đối. Để đáp lại Điện Kremly đã bắt cả 4 người đưa đi cải huấn.

“Putin đã là điệp viên Cơ quan An ninh-tổ chức phá hủy nhà thờ, giết các linh mục và đầy ải nhiều tín đồ tại các trại tập trung cho tới chết-một trong những người tham gia nhóm “Puss Raiot( Pussy Riot), bà Maria Alekhina, người đã bị tống giam nói- Bây giờ nhà thờ lại nói với chúng tôi rằng Cơ quan an ninh nắm lấy nước Nga- điều này chỉ có tốt mà thôi. Thử hỏi có khác gì Vị Giáo chủ chính của người Do Thái lại ca ngợi Hitller”.

KHÔNG ĐƯỢC ĂN CẮP

Một trong những thành tựu không còn phải tranh cãi dưới sự lãnh đạo của Putin là việc giảm thiểu trên tổng thể mức nghèo tối đa. Điều này đạt được nhờ vào giá dầu lửa vọt cao chưa từng thấy, những chương trình cải cách ban hành sớm và sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong một số năm. 10 năm, kể từ năm 1999 đến năm 2008 tổng sản phẩm quốc dân (GDP ) của Nga tăng 94%. Và một cốc cà phê Capusino phải trả giá tới 10 dollass cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.

Nhưng từ thời điểm ấy những chỉ số kinh tế ở một mức độ lớn là sự biến thiên không ngừng. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ là 1% và viễn cảnh cũng chỉ hứa hẹn một cách khiêm tốn. Trong năm ngoái (2019) tỷ lệ người nghèo tăng lên từ 13,9% đến 14,3%.

Mặc cho mọi lời tuyên bố trong cuộc chiến chống tham nhũng, tệ nạn này vẫn còn là gót chân Achilles của chế độ. Thật là trớ trêu khi những cải cách được Medvedev tiến hành mong đạt tới những gì trong sáng hơn, nay trở thành công cụ để các nhà báo và các nhà nghiên cứu phanh phui ra toàn bộ tệ nạn tham nhũng đang hoành hành.

Một chính khách đối lập, ông Aleksei Navalnưi đã bắt đầu cuộc vận động cho mình bằng việc nghiên cứu những công việc trong bóng tối của những trợ thủ Putin, từ chính ông Medvedev tới người trợ lý xưa kia của Putin- ông Igor Sechin. Những tài liệu do ông Navalưi thu thập chưa thể động chạm được tới “những sừng mỏ”. Nhưng trớ trêu thay những cáo giác mang tính hình sự ấy lại lên án chính ông Navalưi và đẩy ông vào sau song sắt nhà tù.

“Như thế đấy, người ta bỗng hiểu ra những kẻ trú nấp dưới chiếc ô  của Putin đều là bọn tham nhũng – Chuyên viên chính trị Glev Pavlovsky nói- Không quan trọng để xét xem bản thân Putin có tham nhũng hay không. Chỉ cần biết rằng phần lớn những quyết sách đều do các tay chân của ông ta bày đặt và thực thi. Mà họ là bọn tham nhũng từ đầu tới chân”.

ĐỪNG THAM LAM QUÁ

Tuy việc tuyên truyền về những thành tích trong đường lối đối nội của Putin không gây mấy tác dụng như trong những năm tháng xa xưa, nhưng người Nga, về cơ bản, vẫn như trước đây coi những lời tuyên truyền kia như vẽ ra viễn cảnh đẹp, đề cập tới sự phục hưng của xứ sở với tư cách của một cường quốc vĩ đại.

Thậm chí một số đại diện của phe đối lập còn ủng hộ chủ thuyết bành trướng của Putin-ông Andrey Soldatov nói. Theo ý kiến của ông này thì hiện tượng trớ trêu ấy không có gì mới cả, nếu ta nhớ rằng tư tưởng đế quốc đã cắm gốc rễ trong tâm hồn Nga. “Vào những năm 1970-1980 nhiều phần tử cực đoan đã ủng hộ sách lược của Điện Kremly đối với Đông Âu, tuy trong mọi cách xử sự bọn người này tự coi mình là những người chống lại tư tưởng Stalin”.

Nhưng giáo dục lòng yêu nước phải là công việc được thực thi trong một viễn cảnh dài lâu. “Con người ta đã quá mệt mỏi vì sự biến xẩy ra ở Ucraina, ở Siry..nhưng những diễn tiến ấy cũng không thể thay đổi những gì thuộc gốc rễ. Vẫn như trước đây chúng ta đang sống với hồn cốt của thế kỷ 19 ”.

Nước Nga của Putin gợi ta nhớ tới những cuộc chiến đẫm máu họ đã tiến hành, ở Checnia, ở Grudia, ở Ucraina, ở Siry. Gợi nhớ tới những cách xử sự không tỉnh táo đối với cuộc sống của những người dân lành ở những vùng xẩy ra chiến sự. Những cuộc chiến ấy nhắc nhớ chúng ta sự tăng trưởng khổng lồ của những ngân sách quân sự của Nga, ví như trong thời kỳ từ năm 2010 tới năm 2016 hàng năm tăng từ 4,9% đến 16%.

Nhưng chính sách đối ngoại không phải lúc nào cũng đi kèm với dấu trừ. Vào năm 2004 các nhà ngoại giao Nga trên thực tế đã đặt dấu chấm hết cho một trong những xung đột kéo dài nhiều thế kỷ khi họ ký một bản thỏa ước hòa bình lâu dài.

Nhưng họ ký với ai? Với những người Anh- điêng gốc gác tại vùng Alasca!

MỘT NƯỚC NGA KHÔNG CÓ PUTIN

Sự đối đầu diễn ra vào mùa hè năm ngoái ( 2018 ) mà những người tham gia lớn tiếng đòi có những cuộc bàu cử tự do và đối sách có phần thô bạo đã chứng tỏ rằng hệ thống quyền lực tối cao ở nước Nga đang trải qua một cuộc khủng hoảng rõ ràng.

Tình hình có tới mức nghiêm trọng đối với Putin hay không, còn chưa rõ. Bộ máy trấn áp của Điện Kremly mới chỉ khởi động một phần và còn ít người tin rằng bộ máy ấy đã sẵn sàng vận hành hết công xuất. Phong trào phản kháng như vậy chủ yếu cũng mới hạn chế ở thủ đô Moskva. Còn ở những vùng miền khác vẫn như thiếp ngủ.

Nhưng có mâu thuẫn nào đó cũng đã chín muồi.

Giai đoạn hai của thời hạn Tổng thống sẽ kéo dài tới năm 2024, và nếu Putin không thay đổi hiến pháp thì ông ta không thể tiếp tục ngồi lại trên chiếc ghế Tổng thống được nữa.

Tổng thống Nga mà ngồi trên chiếc ghế quyền lực lâu hơn Brgienev sẽ tự tước đi khả năng rời bỏ ghế một cách dễ dàng và vô tư. Kinh nghiệm Putin rút ra được với vai trò thứ 2” trong thời kỳ từ năm 2008 tới năm 2011 không phải là những gì như ý muốn. Và thậm chí nếu giả như ông ta muốn rời bỏ chiếc ghế quyền lực, nói thẳng ra ông ta sẽ giáp mặt với sự phản đối của những người thuộc phe nhóm của ông. Tức những người họ cần ông, hơn hẳn ông cần họ.

Những phương án khác nhau cũng đã được bàn thảo tới. Việc sửa đổi hiến pháp sẽ bảo đảm khả năng chuyển giao quyền lực thực tế cho quốc hội và ủy nhiệm cho Putin tư cách là thủ tướng “danh dự”. Hoặc là mô hình làm “người cha của dân tộc” như ông Nursultan Nazarbaev ở Kazakstan. Hoặc thêm phương án nữa, Putin sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia. Phương án cuối (mạo hiểm nhất) Putin sẽ là người đứng đầu một nước Nga hợp nhất với Belorussia, như một siêu cường. Viễn cảnh này liệu Misk có vui vẻ tiếp nhận hay không đây.

“Chúng tôi đã quen quan niệm rằng người cao nhất của một thế chế phải khởi nghiệp của mình từ một trang giấy trắng- Constanin Gaaze nói- Nhưng với nước Nga của Putin mọi điều diễn ra ngược lại. Những đổi thay cơ bản nhất của thể chế đã đảo lộn trong vòng năm năm trở lại đây”.

“Những đổi thay lớn nhất sẽ diễn ra rất nhanh, ngay trước mắt chúng tôi thôi ” - ông Gaaze kết thúc.

TÔ HOÀNG  

( chọn dịch qua bản tiếng Nga )