Tác giả của một nhà xuất bản Anh nhìn lại toàn bộ chặng đường chính trị của Vladimir Putin sau 20 năm, với tư cách là người đứng đầu nước Nga, để đi tới kết luận: ông ta là một thủ lĩnh thế giới có ảnh hưởng lớn nhất kể từ thời Winston Churchill trị vì nước Anh.

 

20 NĂM CẦM QUYỀN CỦA PUTIN ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI NƯỚC NGA?

( Bài từ báo “Indipendent” -  Anh)

“Vladimir Putin là một thủ lĩnh tầm thế giới có ảnh hưởng lớn nhất, kể từ sau thời Wiston Churchill.

Khẳng định này càng hoàn toàn có giá trị khi ta nói tới một con người thoạt đầu không hề có mảy may một chút vênh váo chính trị nào. Nếu giả như con người kềnh càng, luôn tuyệt vọng Boris Yeltsin không biết cách thỏa hiệp để bảo đảm chút ít quyền lực còn lại của mình và sự an toàn của gia đình mình, chắc hẳn lịch sử nước Nga đã thay đổi theo đường hướng khác.

Vào ngày 19 tháng 8 năm 1999 khi Putin trở thành thủ tướng nước Nga, ông ta không hề có cân lạng vị thế chính trị nào và kết quả trưng cầu ông ta chỉ đạt 1%. Phần đông cho rằng không bao lâu sau ông ta sẽ biến mất cũng như những niềm gửi cậy trước đây của Yeltsin, sẽ có người khác thay thế Putin trong cao trào của cơn khủng hoảng. Những diễn biến của cuộc khủng hoảng đó đã hiển hiện trước mắt, bởi vùng Bắc Kapvkas đang đứng trước miệng vực của một cuộc nội chiến, còn những vùng miền khác ở nước Nga sự chia tách đang đe dọa.

Còn bây giờ, tức 20 năm sau thời điểm kể trên, Putin ngày càng ngồi vững chãi trên chiếc ghế của mình.

Sau 20 năm viên sỹ quan không có gì nổi trội của Cơ Quan mật vụ Nga (KGB ) ở thành phố Saint-Peterburg đã để lại dấu ấn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nước Nga.

TÔI LÀ VUA CỦA CÁC ÔNG VUA

Có điều gì vượt xa khuôn khổ bình thường khi Yeltsin lần đầu mời Putin bước vào văn phòng của mình. Với việc Putin lên nắm quyền lực, hệ thống chính trị của nước Nga đã được cấu trúc lại hoàn toàn.

Việc tăng cường uy quyền cá nhân là khuynh hướng nổi bật.

Chiếm một phần đáng kể công việc trong những năm đầu ngồi trên chiếc ghế đã chọn, Putin giành cho việc khôi phục lại cái gọi là “ chiều thẳng đứng của quyền lực” khi yêu cầu quyền hành pháp và mọi vùng miền phải tuân thủ một hệ thống duy nhất của việc điều hành và giám sát. Việc này diễn ra đồng thời với việc đổi mới hiến pháp Xô Viết, tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế và trả lại ví trí của các cơ quan an ninh ở những khâu mắt chính trong đời sống tại nước Nga.

Trong giai đoạn này, chí ít ra, có hai khúc ngoặt về tư tưởng dễ nhận ra.

Khúc ngoặt thứ nhất đó là đối sách đối với Phương Tây: trung lập hóa quan hệ với khối NATO, tỏ thái độ có thiện chí với Mỹ và cải tổ theo hướng thị trường nội tình xứ sở. Việc thay đổi “ khẩu phần ăn kiêng” này kéo dài áng chừng trong 2 năm 2006-2007.

Sau đó cổ súy cho tư tưởng về “chủ quyền”. Thoạt đầu xuất hiện khái niệm về “chủ quyền dân chủ ” với dấu hiệu khởi xướng rằng nước Nga bắt đầu quay lưng lại với Phương Tây. Vào năm 2007 tại Munich là lời phát biểu của phái diều hâu lên tiếng chống lại hệ thống an ninh chung thế giới. Sau đó, vào năm 2014 diễn ra việc thôn tính từ một phía bán đảo Crưm và cuộc chiến tranh ở Ucraina mà kết quả của nó xuất hiện những khái niệm khác: chủ nghĩa biệt lập và nền kinh tế tự chủ.

Trong suốt 20 năm nước Mỹ đã chứng kiến Clinton, Buss-con, Obama và Trump, mỗi lần với mỗi quan điểm chính trị khác nhau-Glev Pavlovsky, chính trị gia làm việc 12 năm tại Điện Kremly dưới sự điều hành của Putin, nói: “ Mọi người cho rằng ở nước Nga chỉ có một Tổng thống tức chỉ có một đường lối chính trị. Hoàn toàn không phải như vậy. Giai đoạn đầu của Putin không có gì chung với giai đoạn hiện nay ”

KHÔNG TẠO RA CHO MÌNH MỘT ĐỈNH CAO

Nếu Putin làm biến đổi nước Nga thì chính nước Nga cũng làm thay đổi Putin.

Trong những năm đầu Putin không mong muốn lọt vào trung tâm sự chú ý và những người quanh ông không phải để tâm lo tới việc xây dựng danh tiếng cho ông ta. Putin không bao giờ muốn làm một nhân vật nổi tiếng và không quen được mọi người chú ý. Đã có một thời ông ta tỏ ra khó chịu với việc phải tìm ra một bộ lễ phục thích hợp.

“Mỗi lần khi ông ta ngồi xuống, cái áo trên người đều khiến ông khó chịu”- Pavlovsky nhớ lại.

Phải mất nhiều năm tháng trôi qua, viên sỹ quan an ninh mới nổi lên trên cái phông chung.

Putin ngày hôm nay đã trở thành đối tượng của sự sùng bái. Đã xuất hiện những chiếc áo của cầu thủ bóng đá, những chiếc cốc uống nước, những con dao, những chiếc đồng hồ, những cuốn lịch và những bộ quần áo thể thao in chân dung của người thủ lĩnh vĩ đại. Trong những hình ảnh như thế thể hiện một ông chủ đầy mâu thuẫn: vừa muốn tự tay gỡ rối mọi việc, lại vừa muốn gạt bằng tất cả. Là anh hùng của các đấu sỹ. Là người bảo vệ dân tộc. Tất cả đều có thể nhưng không cần lễ phục.

Danh tiếng của một thủ lĩnh mạnh và đầy hấp lực của Putin vẫn còn là điều không cần bàn tới, tuy sự nổi tiếng của tất cả những ai đã một thời cộng tác với ông ta ở thời kỳ đầu trên thực tế đã tan thành mây khói.

Sự sa sút uy tín của Putin diễn ra chỉ 3 lần: Vào năm 2005 sau cuộc cải cách không thành hệ thống lợi tức xã hội; vào năm 2011 sau cuộc bầu cử quốc hội gian lận và một năm sau nữa với cuộc cải cách tiền phụ cấp cho người nghỉ hưu.

Tuy có những sa sút trong các cuộc trưng cầu ý kiến xã hội như vậy, trong đại đa số các trường hợp Putin vẫn là chính khách nổi trội nhất ở nước Nga. Tỏ ý không bằng lòng với việc lãnh đạo của ông ta chỉ có khoảng 20% dân Nga.

“Những con số nêu trên không phản ánh tình yêu, mối thiện cảm đối với Putin- nhà xã hội học Nga nhiều kinh nghiệm Lev Gudkov cảnh báo-Nước Nga vẫn tỉnh táo đánh giá Putin. Dân chúng hiểu rằng Putin đại diện cho lợi ích của các nhà tài phiệt, quân đội và những người thuộc phe nhóm của ông ta. Dân chúng hiểu rằng ông ta sẵng sàng tiêu diệt bất cứ sự đối kháng nào. Và điều đó không gợi lên tình yêu, mối thiện cảm đặc biệt nào đối với Putin cả”- Gudkov kết luận.

Vào thời kỳ khi Putin bước tới chiếc ghế quyền lực, những khả năng thực hiện sự dân chủ rộng rãi là rất hạn chế. Mười năm đầu của cuộc sống hậu Xô Viết đối với một số người Nga là giai đoạn mở ra nhiều triển vọng tới hoa mắt chóng mặt. Nhưng đối với đại bộ phận dân Nga đó là thời gian phải vật lộn cơ cực vì cuộc sinh tồn.

Borit Yeltsin là người đầu tiên đặt cơ sở cho bước lùi của tự do khi ông ta trả lại quyền hành pháp vào tay các nhân viên mật vụ và thủ tướng Putin được trao quyền là người lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia.

Như vậy một nhân viên an ninh đã bắt tay vào việc sau khi đã nắm toàn bộ quyền lực để đặt dưới sự kiểm soát của mình luật pháp và xã hội công dân. Đến giữa những năm 2000 Putin cho sửa đổi luật tự do hội họp và đến nay khi tiến hành những cuộc mít tinh không cần thiết phải được sự cho phép trước của chính quyền.

Những sự hạn chế đã hầu như tiến gần tới sự phi lý. Người Nga sẽ bị vào tù nếu họ trao đổi với nhau những tin tức trên trang Facebook. Vào năm 2018 các quan chức đã phạt một bác thợ mộc thất nghiệp vì bác ta dám gọi Putin là “ tên ngốc giàu tưởng tượng ”. Cũng thời gian này tại nước Nga lần đầu tiên đã áp dụng điều luật mới cấm nói xấu những người đại diện của chính quyền trên internest.

Và hành động trấn áp của Putin với những người không đồng chính kiến giống như những gì không cần phải tranh cãi đã được thực thi với sự chống đối tối thiểu. Sau sự không bình ổn của những năm 1990 nhân dân Nga gắng gỏi tự thu xếp cho yên ổn. Phần đông đã tự bằng lòng với tất cả và bây giờ tựa như những chiếc tủ lạnh đóng chặt.

Được cổ súy bởi giá dầu lửa tăng cao, Putin đã có thể thực hiện những lời hứa và trách nhiệm của mình. Ông ta kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 2 với niềm mãn nguyện sẽ chiếm được chỗ trong ngôi đền Panteon của những thủ lĩnh thành đạt nhất ở nước Nga.

HÃY NHỚ NGÀY THỨ 7

Nếu ví như Tổng thống Nga muốn thay đổi hiến pháp và ở lại trên chiếc ghế đang ngồi, ông ta sẽ không gặp bất cứ một sự chống đối nào, bởi đa số dân Nga đã ủng hộ ông ta. Nhưng Putin quyết định làm cuộc thử nghiệm người kế tục mình. Rồi từ năm 2008 ông ta trở thành Thủ tướng và Dmitri Medvedev lên nắm chức Tổng thống.

Trong thời kỳ chuyển giao quyền lực ấy Constantin Gaaze là cố vấn tại Bộ Nông nghiệp. Ông này nhớ lại việc thực hiện “kế hoạch tầm cỡ” này khi toàn bộ chính phủ nằm trong trạng thái yên ổn và lần đầu tiên đã diễn ra việc chuyển giao quyền lực Tổng thống mà không cần tới sự “ra đi" của người đứng đầu hay một sự biến nghiêm trọng nào.

“Khi việc đó diễn ra- tựa như xẩy ra sự chiến thắng tuyệt vời, đầy sức thuyết phục của một nền dân chủ- Ông Gaaze nói-Tất cả bọn tôi đều nghĩ rằng mình là những người tài năng. Chúng tôi cho rằng đã đặt bước qua một thời kỳ khác, rằng sự cải đổi này để đáp lại những gì mà thực tiễn cuộc sống yêu cầu”.

Chung cuộc lại, thời kỳ Medvedev trị vì hóa ra chỉ là “ phút lóe sáng”ngắn ngủi, tạm thời của sự dân chủ. (Còn tiếp)


TÔ HOÀNG 

(chọn dịch qua bản tiếng Nga)