Tháng 8- 2020, tròn 30 năm ngày Vệ Binh Cộng hòa Iraq đánh chiếm Kuwait. Hành động quân sự này mở đầu cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh tiếp sau đó. Vì sao Saddam Huseint đi tới quyết định “mạnh tay” này? Mỹ và Phương Tây sắm vai trò gì trong tấn thảm kịch đó? Cho tới nay vẫn có nhiều kiến giải quanh câu hỏi này…
MỘT TỈNH ĐÃ MẤT TỪ LÂU
Mùa hè năm 1990 tại Trung Cận Đông đã diễn ra một cuộc xung đột vũ trang kéo dài 3 ngày. Đây là một sự kiện quan trọng nhất không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của khu vực mà còn đối với toàn thế giới.Kuwait lọt vào trung tâm của sự kiện . Đó là một hòn đảo nhỏ nằm trên vịnh Persid, rất giàu tiềm năng dầu lửa.
Tranh giành quyền kiểm soát Kuwait có người Osman, người Anh , người Đức. Kuwait với quyền bảo hộ bởi nhưng luật lệ hình thức của chính quyền địa phương đã nhiều chục năm rồi phải uốn lượn trước sức ép của những thế lực ngoại bang khác nhau, âm mưu thống lĩnh hòn đảo này.
Kuwait giành được độc lập hình thức vào năm 1861. Nhưng hầu như thứ độc lập giả hiệu đã bị mất ngay sau đó. Người láng giềng Iraq đã để mắt vùng đất này từ lâu. Các nhà chính trị Iraq cho rằng Kuwait như một tỉnh của Iraq và từ lâu đã muốn chiếm đoạt hòn đảo này.Nước Anh đã phòng ngừa sự sát nhập Kuwait vào Iraq và luôn cảnh tỉnh Iraq sẽ can thiệp vũ trang. Nhà cầm quyền Iraq vào thời điểm ấy cố kiềm chế xung đột không dẫn tới chiến tranh.
“CHIẾN CUỘC HỢP LÝ” CỦA SADDAM
Vào năm 1970 tại Iran đã diễn ra cuộc cách mạng Hồi giáo đưa tới việc chính quyền rơi vào tay giáo chủ Homeini- một đối thủ của cả Mỹ và Liên Xô.
Sự việc này khiến Mỹ cực kỳ bực tức, để cố làm giảm ảnh hưởng của phong trào cách mạng Hồi giáo, Mỹ bắt đầu tìm kiếm lực lượng chống lại Iran
Lực lượng ấy là Iraq với người thủ lĩnh cầm đầu đầy nghị lực – Saddam Hussein. Iran tích cực ủng hoạt động của những nhóm người Sit trên lãnh thổ Iraq, còn Iraq ngày càng biểu hiện tham vọng chiếm đất đai của Kuwait. Ngày 22 tháng Chín năm 1980 quân đội Iraq bắt đầu tân công Iran.
Mỹ đã ủng hộ Iraq khi cung cấp cho Saddam Hussein tin tức tình báo, tiền bạc, vũ khí thậm chí cả nguyên liệu để tạo ra vũ khí hóa học.
Cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài tới 8 năm, mang lại cho cả hai bên những tổn thất lớn vật chất, số người bị chết, bị thương lên tới con số đáng kể. Rồi hòa bình được vãn hồi với những gì như khi chiến tranh chưa bắt đầu.
TẤN CÔNG NHƯ CÁCH TRẢ NỢ
Chiến tranh mang tới cho Iraq những tổn hại lớn về kinh tế, hạ thấp đang kể mức sống của người dân. Ngoài điều đó ra, khi tiến hành chiến tranh Iraq đã vay các nước khác những khoản nợ lớn. Tất cả điều này khiến chế độ của Hussein lung lay.
Người đứng đầu chính quyền Iraq chật vật tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Vào thời điểm đó Saddam Hussein bỗng nhớ tới những kỳ vọng xa xưa về Kuwait.
Trong quá trình diễn ra chiến tranh Iran-Iraq, khi Kuwait công khai tỏ rõ sợ hãi trước sự lớn mạnh của Iran và việc ảnh hưởng của nước này được mở rộng trong khu vực, nên đã cho Iraq vay nợ với một khoản tiền lớn lên tới 15 tỷ dollar. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc quan hệ giữa Kuwait và Iraq trở nên xấu đi.
Iraq buộc tội Kuwait “ ăn cắp “ dầu lửa từ những mỏ dầu ở vùng biên giới giữa hai nước. Phía sau chiến dịch tố cáo đó Iraq muốn sử dụng quy trình khoa học của việc khai mỏ dầu mà Mỹ đã thiết lập tại Kywait.
Saddam Hussein còn yêu cầu Kywait xóa sạch hoàn toàn món nợ mà Iraq đã vay của Kywait, đồng thời phải bồi thường thêm 2,5 tỷ dollar nữa
“ĐỀ TÀI NÀY KHÔNG GẮN VỚI NƯỚC MỸ”
Kuwait có mối quan hệ mật thiết với Mỹ. Điều này người đứng đầu Lực lượng Vệ Binh Cộng hòa Iraq biết rõ hơn ai hết.
Câu hỏi chủ yếu mà các sử gia và các nhà phân tích thời cuộc ngay cho đến tận hôm nay vẫn chưa có thể tìm ra câu trả lời là: Tại sao Saddam Hunseit lại quyết định tấn công Kuwait ?
Trong những thời kỳ khác nhau, lời giải là những gì rất khêu gợi tò mò. Có ý kiến cho rằng vì Saddam Hussein quá đam mê miếng mồi béo bở. Có ý kiến khác khẳng định dường như viên đại sứ Kuwait trong các buổi thương thuyết đã hỗn hào gọi những người đàn bà Iraq là những con điếm…
Nhưng những nhà phân tích nghiêm cẩn thì nghiêng về kiến giải cho rằng người đứng đầu chính quyền Iraq đã quá tin rằng Mỹ sẽ không có bất cứ một phản ứng cứng rắn nào đối với quyết định của ông ta.
Tính tự kiêu, tự đại của Saddam Hussein sẽ bị xóa sạch, nếu như trong thời kỳ xẩy ra xung đột giữa Iraq và Kuweit quan điểm của Washington hoàn toàn mù mờ, không rõ rệt. Tuy thủ lĩnh Iraq đã nói một cách rõ rệt về những ý định của mình , Mỹ cũng không phản bác ông ta.
Ngày 25 tháng 7 năm 1990 Saddam Hussein đã có cuộc tiếp xúc với đại sứ Mỹ Aprin Glaspie. Trong các buổi thương lượng có nêu ra “vấn đề Kywait”. “Tôi có nhận được chỉ thị trực tiếp của Tổng thống yêu cầu Mỹ phải cải thiện theo hướng tốt đẹp hơn nữa với Iraq. Chúng tôi không có quan điểm riêng gì các cuộc xung đột trong thế giới Ả rập, ví như cuộc tranh chấp về biên giới giữa các ngài với Kyweit…Đề tài này không liên quan gì với nước Mỹ ” – Đại sứ Glaspi tuyên bố.
Lời tuyên bố ấy, theo các chuyên gia, đã trở thành tín hiệu đẩy Saddam Hussein tới những hành động quyết liệt cuối cùng.
NHỮNG KẺ LẮM MƯU KẾ CỦA WASHINGTON
Có thể nói rằng Hussein đã đánh giá không đúng lời phát biểu của đại sứ Mỹ Glaspie. Nhưng nếu Wasington muốn ngăn cản cuộc tấn công của Iraq vào Kuwait, sao ngài đại sứ Glaspi không nói rõ hơn?
Tính tự trọng, kiêu căng của Husseint là rất có lợi cho Washington. Tăng cường sự hiện diện quân sự ở một vùng giàu có dầu lửa không xa biên giới Iran, điều này các chiến lược gia Mỹ đều coi là sự cần thiết. Nhưng triển khai những lực lượng quân sự lớn mà không có bất cứ một lý do nào đó có thể trọc tức các nước Ả rập, chưa cần tới việc Mỹ đưa quân tới Kywait đã có nhiều lời ca thán, oán trách Mỹ..
Và Mỹ cũng đã tìm được lý do biện hộ việc can thiệp quân sự vào vùng này là nhắm xác lập lại lẽ phải, ngăn chặn cuộc xâm lược của một nước lớn là Iraq chống lại một nước láng giềng nhỏ bé, yếu ớt.
Có một điều thú vị: Sau này khi quân đội Iraq đã tiến hành chiến dịch “Bão táp trên sa mạc” thì Mỹ, với tư cách đứng đầu các lực lượng liên quân hoàn toàn có thể bắt Iraq theo ý muốn của mình, nhưng vì nguyên nhân nào đó không thể hiểu nổi, Mỹ đã không yêu cầu Husseint ra đi và trong suốt 12 năm vẫn để mặc ông này ngồi trên cương vị thủ lĩnh Iraq. Tạo ra ấn tượng các nhà chính trị Washington đã biết sử dụng Hussein cho những mục đích của mình, bắt đầu từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq cho tận đến ngày cuối cùng của Hussein.
“CUỘC CÁCH MẠNG” Ở KYWAIT.
Vào cuối tháng 7, với trung gian là Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak, cuộc thương thảo giữa Iraq và Kywait đã diễn ra. Ngày 1-8-1990 cuộc thương thảo ấy hoàn toàn chấm dứt. Iraq rũ nợ, đòi bồi thường và trợ giúp không hoàn lại. Quốc vương Kuwaint tuyên bố những yêu cầu của Iraq là không thể tiếp nhận được.
Vào thời điểm ấy quân đội Iraq đã tiến đến sát biên giới với Kuwaint .
Sáng ngày 2-8-1990 truyền hình Iraq tuyên bố ở Kuwait đã diễn ra một cuộc cách mạng và “ Chính phủ lâm thời của Kywait tự do “ gồm 9 sỹ quan quân đội Kywait lên tiếng yêu cầu Iraq giúp đỡ trong cuộc đấu tranh với chế độ quân chủ đang tiến hành đường lối chống nhân dân và bị sa lầy trong tệ nạn tham nhũng.Đáp lại lời kêu gọi, Saddam Husseint ra lệnh cho quân đội tiến vào lãnh thổ Kywaint.
“Chính phủ lâm thời của Kywait tự do” vẫn tồn tại đấy nhưng không hề nhận được một sự ủng hộ nào.Chiến dịch quân sự hoàn toàn do người Iraq thực hiện.
Gần 1g30 ngày 2-8-1990 đội quân đặc nhiệm của Iraq nhảy dù từ máy bay trực thăng xuống dinh thự của vua Kywait tại cung Dasman với ý định sẽ bắt giữ người đứng đầu Kywait.Nhưng lực lượng cận vệ của Kywait đã đẩy lùi cuộc tấn công này là đưa thủ lĩnh Kywait đi trên bay sang Saudi Arabia.
CUỘC CHIẾN BA NGÀY
Vào 2 giờ sáng ngày 2-8-1990, đạo quân gồm 12 ngàn lính Iraq tấn công trực diện vào Kywaint. Máy bay ném bom thủ đô Kywaint, lính thủy đánh bộ Iraq đổ quân dọc bờ biển.
Đến 5 giờ sáng các lực lượng chủ yếu của Iraq đã tiến tới cung Dasmansh. Những trận đánh kéo đài tới khuya và lực lượng Kywait hoàn toàn bị thất bại.
Các lực lượng còn lại của quân đội Kywait tiếp tục chiến đấu tới ngày 4 tháng Tám. Đội xe tăng số 35 của quân đội Kywait tại một vùng nằm ở phía tây thủ đô đã cầm chân suốt 2 ngày trời một lực lượng xe tăng mạnh của Iraq.
Tuy thế , đến tối ngày 4 tháng tám quân đội Kywait cũng đã bị đánh tan hoàn toàn và lãnh thổ Kywait thuộc về quyền kiểm soát của Iraq.
Trong quá trình diễn ra chiến dịch phía Iraq đã tổn thất 295 người bị giết và gần 360 người bị thương. Tổn thất của phía Kywait lớn hơn nhiều: 4200 người thiệt mạng, gần 12 ngàn người bị bắt làm tù binh. Nhiều binh lính và sỹ quan Kywaint lẩn trốn qua nước Saudi Arabia.
NHỮNG LẦM LẠC BẤT HẠNH
Sau một số ngày “Chính phủ lâm thời của Kywaint tự do “ nêu ý kiến hợp nhất với Iraq. Ngày 28-8, Kywant chính thức tuyên bố là tỉnh thứ 19 của Iraq.
Trên bầu trời Iraq đã quánh đặc những đám mây đen. Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc yêu cầu quân đội Iraq nhanh chóng rút ra khỏi Kywant. Để chống lại chế độ Hussein lệnh bao vây kinh tế được thực thi. Dành được sự ủng hộ quốc tế, Washington đã đưa lực lượng quân sự của mình vào Kywant để trừng phạt một cuộc xâm lược.
Saddam Hussein, người đặc biệt hài lòng vì chiến dịch quân sự chớp nhoáng đã thực thi, đến thời điểm này vẫn còn tin rằng tất cả chỉ là sự màu mè, khoa trương! Vì chính ngài đại sứ Mỹ ở Iraq Glaspi đã nói rồi mà : “Đề tài này không liên quan gì tới Mỹ!”.Chả lẽ Mỹ lại lừa dối sao đây?
TÔ HOÀNG
( theo báo Nga “Luận chứng và Sự kiện” )