Bi kịch của ông nằm ở chỗ từ tác giả của những truyện ngắn hài hước bình thường  Josenko đã trở thành một tác giả văn xuôi có sức nặng, người đã viết nên tác phẩm “Trước khi mặt trời lặn- một cuốn tiểu thuyết theo khuynh hướng duy lý khách quan của châu Âu và người ta không muốn chấp nhận nó một cách nghiêm túc.




Vào những năm 1970-1980 và sang tới tận thời kỳ Peretroika, khi đánh giá sự dũng cảm và bản lĩnh đứng về phía sự thật của nhiều nhà văn Nga dưới thời Xô Viết như K.Phedin, K. Simonov, I.Erelburg, L.Lenov…người ta thường xét xem trong cuộc “đấu tố văn chương dưới thời Stalin, họ có dám lên tiếng bảo vệ và bênh vực nữ thi sỹ Anna Akhmatova, nhà văn Mikhail Josenko cùng một nhà thơ, nhà văn khác bị quy chụp hay không?

Vậy Mikhail Josenko là ai và ông bị tội tình gì?  

Tấn bi kịch của Mikhail Josenko không phải ở chỗ nhà văn mất đi mối thiện cảm của giới lãnh đạo,  mất đi vị trí của ông trong bạn đọc và trong giới nhà văn. Tuyệt nhiên không! Bi kịch của ông nằm ở chỗ từ tác giả của những truyện ngắn hài hước bình thường  Josenko đã trở thành một tác giả văn xuôi có sức nặng, người đã viết nên tác phẩm “Trước khi mặt trời lặn- một cuốn tiểu thuyết theo khuynh hướng duy lý khách quan của châu Âu và người ta không muốn chấp nhận nó một cách nghiêm túc. Nỗi đau bị xem là sự làm bộ làm tịch; thái độ tự trào bị coi là sự châm trích bỉ ổi còn thái độ không xót thương chính mình bởi sự õng ẹo vì được quá nuông chiều được coi là thái độ chỉ trích , châm chọc căn bệnh đạo đức giả của Đảng và Nhà nước. Tất cả điều đó hoàn toàn không chỉ từ phía Đảng và Nhà nước mà còn phủ lên tấm áo phản ứng của số đông bạn đọc lâu nay đã quen với một Josenko khác.

“ ..Chẳng có lẽ mọi người tìm tới cái buổi mặt trời lặn (tựa sách) của tôi chỉ như với buổi chiều của “một kẻ kể chuyện cười? Trên thực tế là như vậy đấy. Có lẽ, người ta nghĩ rằng nếu diễn viên đọc mà cười nhiều thì bây giờ bản thân tác giả phải chết sao? Quả là buổi chiều đã biến thành sự khổ nhục đối với tôi”. Mikhail Josenko đã viết như vậy trong tác phẩm siêu tự thuật của mình, được bắt đầu trong thời gian phòng thủ Leningrad, viết tiếp khi đi sơ tán và sách kết thúc tại Moskva vào năm 1943. Cuốn sách ra đời để công bố với người đọc rằng sức mạnh của lý trí có thể chiến thắng những gì vô thức, đâu là nguyên nhân sự suy sụp của nhà văn.

Mikhail Josenko sinh ngày 9 tháng 8 năm 1894 tại Saint _Peterburg. Cha mẹ của ông thuộc tầng lớp quý tộc. Cha là họa sỹ của các cuộc triển lãm lưu động, mẹ ông là nữ diễn viên đồng thời là một người hoạt động văn học. Josenko không chỉ là chứng nhân mà còn là người tham dự trực tiếp vào tất cả các sự kiện có ý nghĩa nhất của thế kỷ 20. Nếu để măt tới các cột mốc trong cuộc đời của nhà văn được ghi lại trong tiểu thuyết, bỏ qua không lưu tâm tới những phản ứng của tác giả thì có thể nhân diện ngay ra một con người dũng cảm với ý thức luôn quên mình, với tính cách mạnh mẽ và một ý chí kiên cường đến mức không biết xót thương cả bản thân mình. Ngay khi còn là một chàng trai, sau kỳ tốt nghiệp khoa đào tạo cấp tốc hạ sỹ quan dự bị, Josenko đã tới với các chiến hào của cuộc Đại chiến thế giới 1 với chức chuẩn úy và sau một thời gian ngắn, nhờ biểu hiện những hành động dũng cảm đã nhận được hàm đại úy tham mưu và năm huân chương chiến đấu. Bị nhiễm hơi ga của Đức tại Smorgonhiu, Josnko được đưa tới bệnh viện. Và suốt đời ông mang bệnh tim nặng. Căn bệnh này đã buộc Josenko phải giải ngũ, không tiếp tục tham gia các trận đánh thời Nội chiến mà ông thuộc về hàng ngũ Hồng Quân. Cũng trái tim đau ấy sau này Josenko không thể ghi tên vào đội quân tình nguyện trong cuộc phòng thủ vào năm 1941. Nhưng ngay thời điểm đó trong thời gian Leningrad bị phong tỏa, đúng thời điểm nặng nề nhất của thành phố, ông nhận nhiệm vụ trực chiến trên các mái nhà, tham gia dập tắt các đám cháy do máy bay Đức gây ra.

Khác với nhiều người hoạt động văn học cùng thời, Josenko không đòi hỏi lợi lộc công dân. Nhưng với một cách đặc biệt, Josenko đòi quyền được là chính mình. Josenko dường như xin lỗi vì tính thật thà của mình, lục tìm trong cuộc sống bản thân những gì bực bõ, thậm chí bị làm nhục để sám hối với bạn đọc. Nhà văn đã tìm thấy sự dũng cảm của một người viết để chỉ nói về cái “Tôi, nhưng trong cái “Tôi ấy mọi người nhận ra sự sỉ nhục, báng bổ đối với tất cả mọi người.

Ở châu Âu, ngay từ những năm 1930 khắp mọi nơi đã sôi réo lên khát vọng xung quanh thứ văn xuôi sám hối của nhà văn người Mỹ Henri Miller. “Khúc cụt của chú tôm”, và “Khúc cụt của chú dê” đã tới Paris. Tiểu thuyết “Tự thú của Jeno của nhà văn Italy Italo Jvevo cũng đã ra mắt độc giả. Nhà văn đã quen nói bằng ngôi thứ nhất, quen bộc lộ trong tác phẩm những chuyện đời riêng, những nỗi sợ hãi, những lầm lạc của bản thân, cái tầm thường và những dục vọng của mình. Hơn thế, cả những thất bại chí mạng xẩy ra trong cuộc đời của tác giả hóa ra là cũng mang giá trị hơn cái đã đạt được đối với người đọc qua kinh nghiệm văn học.

Trong nghệ thuật những tiến trình như thế thường diễn ra song song. Dường như xã hội không bị khép kín ngay cả những gì xẩy ra ở một eo đất nhỏ, những mạch ngầm nhỏ để trợ giúp cho những mao mạch văn hóa một lần nữa tìm lại sự cân bằng cho nhân loại đang tồn tại bởi những ý tưởng và dự định.

Những chương đầu tiên của tiểu thuyết “Trước khi mặt trời lặnđược công bố vào năm 1943 trên tạp chí “Tháng Mười đã dấy lên sự không hài lòng của những đồng nghiệp và sự giận dữ của Stalin. Niềm mê say của Josenko cả về phương diện tâm lý và sinh lý trước đây đã được phản ánh trong truyện vừa nửa là truyện khoa học nửa là truyện viễn tưởng mang tựa đề “Tuổi trẻ trở về. Trong tác phẩm “Trước khi mặt trời lặn”, nhà văn tiến xa hơn: Ông đặt một thể nghiệm tàn nhẫn ngay đối với bản thân mình, cố tìm ra nguyên nhân căn bệnh loạn thần kinh và nỗi sợ hãi trong bản thân mình. Và cuộc thể nghiệm ấy lại diễn ra giữa lúc chiến tranh nhiều thử thách cam go nhất đối với toàn dân Xô Viết.

Thiết tưởng rằng vào thời điểm đó Josenko không hề vạch ra sự khác biệt  giữa nhân vật và các nguyên mẫu của chúng trong các chuyện hài hước của mình. Nếu những nhân vật mới có xuất hiện nói đúng ra đó cũng chỉ là theo quán tính, mục đích để làm khác đi. Ngay đầu những năm 1920 khi ở trong nhóm người tập hợp xung quanh Chukovsky, Josenko cũng đã theo đuổi tính thích dụng của những từ vựng mới, của lời ăn tiếng nói trong đám thị dân thành thị, ông đã chế nhạo, diễu cợt bản thân và bạn hữu cho vui. Sau này, nhờ những truyện ngắn của mình, Josenko nổi tiếng toàn liên bang thì phong cách ông đã lựa chọn vẫn hấp dụ, cuốn hút ông. Josenko không muốn viết thêm phục vụ thói quen của người đọc. Trường hợp mang tính kinh điểm này cũng từng xẩy ra với nhiều nhà văn.

Tiến trình diễn ra trên cơ quan ngôn luận nhằm chống lại các tạp chí “Leningrad và “Ngôi sao được khởi phát sau nghị quyết không thể quên của Cơ quan Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô diễn vào tháng Sáu năm 1946, về thực chất hướng tới việc chống lại ảnh hưởng của nữ thi sỹ Akhmatova và nhà văn Josenko tại Hội Nhà văn. Josenko cũng như Akhmatova đã có uy tín lớn trong đồng nghiệp. Cả hai đã bị khai trừ ra khỏi Hội nhà văn Xô Viết. Lời kết tội Josenko vì ông là Phó Tổng biên tập tạp chí “Ngôi sao lại cho đăng chính trên tạp chí của mình truyện ngắn “Cuộc phiêu lưu của những chú khỉ”, trong truyện rõ ràng là “đã tầm thường hóa hình tượng người Xô Viết. Điều đáng nói là vào thời điểm đó Josenko cũng hầu như không còn viết truyện hài hước. “Cuôc phiêu lưu của những chú khỉ đã được viết cho tạp chí dành cho trẻ em. Tạp chí này đã đăng và không hề bị phàn nàn. Trong tờ tạp chí dành cho các em ấy là câu chuyện vui kể về cuộc chạy trốn khỏi vườn bách thú của một chú khỉ con. Khi in trên tạp chí “Ngôi sao dành cho người lớn câu chuyện bị biến thành “trò giương đông kích tây về mặt tư tưởng”. Và từ đây tới khi tiểu thuyết “Trước lúc mặt trời lặn sẽ là một bước tiến xa hơn nhiều…

Nguyên bản toàn bộ tiểu thuyết “Trước lúc mặt trời lặn chỉ được ra mắt bạn đọc vào năm 1987. Bây giờ đọc tác phẩm , đặc biệt là phần 2 ta thấy rõ cái có thể gọi là “thứ văn phong phòng mạch hiện nay đang trở thành mốt với những người làm văn học nghiệp dư. Tiểu thuyết thú vị trước hết ở phần một, phần tư liệu , ở đây các nhân vật như bơi ngoi lên từ đáy sâu ký ức của thời đại văn chương tự nhận thức mà Maiakovsky và Esenhin, Gorki và Blok từng ngụp lặn. Trong phần này có những hình ảnh đặc sắc nhất của Đại chiến thế giới I; những phác họa thời thơ ấu và niên thiếu; một thành phố Petrograd trong cách mạng và một Leningrad nghệ thuật. Một thứ văn xuôi -hồi ký viết khá, nhưng bình thường. Những gì sắc sảo của điều được nói ra trong tác phẩm qua hơn bẩy mươi năm bây giờ thành tiếng thở hắt ra: “Vì sao mà bị lên bờ xuống ruộng nhỉ?

Những năm cuối cùng trong cuộc đời, Mikhail Josenko trải qua nỗi chế áp về mặt tinh thần. Sự sửa sai sau khi Stalin chết cũng chỉ giúp nhà văn được hưởng lương hưu, được giao công việc dịch thuật nhưng vẫn không được trả lại bản quyền cho những tác phẩm văn xuôi của mình.

Với toàn bộ chất anh hùng cùng chất bi tráng của cuộc đời mình , Mikhail Josenko chỉ còn để lại trong ký ức bạn đọc, ông là tác giả của tập “Những chuyện kể về Lenin viết cho các em và những phóng sự hài hước dành cho một đám thính giả không ai biết mặt biết tên. Thật đáng tiếc!

TÔ HOÀNG
( từ sách báo Nga )