Tại Bảo tàng Nghệ thuật Tạo hình London va cắt băng mở cửa triển lãm “Picasso: Những người đàn bà và những người đàn ông đi tắm biển. Hai cuộc triển lãm khác – “Picasso-nhà thơvà “Picasso và những anh hề cũng khai trương đồng thời vào ngày 21/7 




Một trong số họa sỹ tên tuổi của thế giới được trở về với công chúng sau giai đoạn cách ly Covid-19 kéo dài là Pablo Picasso. Tại Bảo tàng Nghệ thuật Tạo hình London va cắt băng mở cửa triển lãm “Picasso: Những người đàn bà và những người đàn ông đi tắm biển. Hai cuộc triển lãm khác – “Picasso-nhà thơvà “Picasso và những anh hề cũng khai trương đồng thời vào ngày 21/7 vừa qua tại Bảo tàng mang tên ông tại Paris và Lion. Sự quan tâm tới sáng tác của con người Tây Ban Nha huyền thoại này chưa khi nào lên cao như trong những năm gần đây. Cả một giai đoạn sáng tác của họa sỹ nay sẽ mang tên “Thời kỳ Olga để tưởng nhớ bà vợ của ông , một vũ nữ thuộc trường phái bale Nga.

Nhân dịp này ông Bernar Ruis Picasso- cháu của nhà danh họa, có cuộc trả lời phỏng vấn báo Tin tức- Nga

@Picasso sẽ rất hạnh phúc khi biết rằng hôm nay ông là người họa sỹ nổi tiếng nhất của Thế kỷ XX và Thế kỷ XXI
B.R.Picassso: Đáng tiếc tôi không liên lạc được với ông tôi. Tôi nghĩ rằng ông tôi sẽ rất hài lòng. Picasso rất thích được giới thiệu tranh của mình với công chúng. Nếu con người ta không thể sống mà thiếu văn hóa thì cũng có nghĩa là không thể sống mà thiếu Picasso. Cuộc triển lãm tại Lion lý ra đã khai mạc vào tháng ba năm 2020, nhưng vì dịch Covid-19 nên phải chuyển rời lại muộn hơn. Nhưng điều đáng nói là nó đã diễn ra. Vì nhiều sự kiện xẩy ra hiện nay người ta cần làm những việc khác trước. Vì vậy nhiều dự định bị gác lại hoặc hủy bỏ. Nói gọn lại, thế giới nghệ thuật cũng đang trải qua những giai đoạn khó khăn.

@ Cùng với bà vợ của mình, ngài đã đứng đầu Quỹ ủng hộ nghệ thuật Almina và Bernar Ruis Picasso (gọi tắt là FABA). Xin cho biết mục đích của tổ chức này là gì?
B.R.Picasso: Đó là Quỹ của Tây Ban Nha chúng tôi thành lập vào năm 2003, khi Bảo tàng Picasso được thành lập tại Malaga, quê hương của họa sỹ.  Quỹ trình bày trước quảng đại người xem một bộ sưu tập rất lớn của Picasso cũng như của các họa sỹ đương đại khác. Nhiệm vụ của chúng tôi là  trợ giúp công chúng làm quen với mọi phương diện trong sáng tác của Picasso, tiếp tục khai thác các di sản của ông đồng thời ủng hộ những mầm đọt trẻ. FABA cũng cộng tác với nhiều tổ chức văn hóa và bảo tàng khác tham gia vào việc nghiên cứu khoa học về ông và sáng tác của ông. Chúng tôi sẽ giới thiệu các tác phẩm của ông tôi trong bộ sưu tập của chúng tôi tại cuộc triển lãm. Bảo tàng Picasso tại Malaga cũng vừa có cuộc trình bày mới theo định kỳ của mình.

@Liệu hôm nay có cần thiết để Picasso nổi tiếng rộng rãi hơn ?
B.R. Picasso: Hoàn toàn không cần. Đi khắp nơi trên thế giới , tôi được tận mắt chứng kiến sự chú ý đặc biệt của mọi người đối với sáng tác và cuộc sống riêng của ông tôi. Tôi muốn để mọi người biết trên thực tế Picasso là người như thế nào, với tư cách là một người nghệ sỹ và với tư cách là một con người. Hiện nay, người ta chỉ quan tâm tới ông về phương diện nghệ thuật.

@ Ngài đã góp phần tổ chức cuộc triển lãm đề cập tới Olga- bà vợ của Picasso, bà của ông. Bộ sưu tầm mang lại thành công lớn đã diễn ra tại Paris, sau đó tại Bảo tàng Nghệ thuật tạo hình Pushkin ở Moskva, ở Malag và Madrid. Vậy bà ông đã dóng vai trò như thế nào trong sáng tác của Picasso?
B.R.Picasso: Vai trò thực sự của bà tôi trong sáng tác của Picasso, cho tới nay còn chưa đánh giá hết. Vào cuối năm 1910 ông tôi say mê balet, bắt đầu tổ chức vở diễn của Sergei Diagilev, kết bạn với Igor Stravinsky, biên đạo múa Leonid Miasinưi và khi đó cũng làm quen với bà tôi. Bale Nga, những hình mẫu và chất thơ của nó đã trở thành nguồn kích thích cảm hứng sáng tạo mới của ông nội tôi.
Những phần đời của bà Olga đã được ông tôi phác vẽ áng chừng trong 140 chân dung, thành tranh hoặc còn ở dạng ký họa. Trên phần lớn những bức trang hay phác thảo đó bà Olga được miêu tả lúc  vui vẻ, lúc trầm tư, lúc buồn như đang chìm đắm trong những suy nghĩ của mình. Bà nội tôi chắc đang lo âu cho những người thân còn lại ở Liên Bang Xô Viết. Đồng thời trong các bức tranh ấy cũng thể hiện rõ tình yêu của ông tôi với bà Olga trong những năm đầu họ sống chung với nhau.

@ Bà Olga có nói với Picasso nguyện vọng muốn nhận ra mình trong những bức chân dung ấy. Bà Olga tính cách khá mạnh. Vậy Picasso liệu có chiều theo ý muốn của bà?
B.R. Picasso: Rõ ràng là, sau khi lấy bà Olga, Picasso đã rời bỏ trường phái lập thể mà ông cùng với Georg Brak đề xướng ra. Thay vào đó là thời kỳ classic mới khi họa sỹ quay về với huyền thoại Hy La, tạo nên phong cách khác giúp ông sáng tác tiếp. Chính với ảnh hưởng của bà Olga  Picasso đã mở ra một chương mới trong nghệ thuật của mình, có được những tác phẩm xuất sắc, không có gì chung với trường phái lập thể. . Chính vì vậy nhà nghiên cứu nghệ thuật xuất sắc Joakim Piccaro đã nêu luận cứ cho rằng cuối năm 1910 tới năm 1920 là “Kỷ nguyên Olga trong sáng tác của Picasso. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này.

@ Bà Olga từ trần ở Cannes năm 1955, trước khi ngài ra đời. Nhưng ngài vẫn nhớ rõ về người ông chứ? Khi Picasso mất, ông đã 14 tuổi ..
B.R.Picasso: Trong ký ức của tôi vẫn hiển hiện những giờ phút tuyệt vời khi chúng tôi ở bên ông tôi. Picasso đối xử với trẻ con rất dịu dàng, thường vẽ chúng. Nghị lực, thái độ nồng ấm, sự tinh tế của ông làm chúng tôi ngạc nhiên. Tôi cũng nhớ rõ Picasso đã đối xử trân trọng với bạn hữu ra sao. Một số bạn hữu, đồng nghiệp của ông còn sống tới hôm nay vẫn nhắc nhớ tới tính hào phóng của ông tôi.

@ Ông thích thời kỳ nào của Picasso hơn cả?
B.R.Picasso: Vẫn như trước kia, tôi rất thích thời kỳ lập thể. Cũng thích cả giai đoạn cuối trong cuộc đời ông. Picasso đã khá thọ và ông không hề xấu hổ. Ông đã sáng tạo bằng tất cả sự tự do, khoáng đạt có được. Lẽ tất nhiên, tôi cũng tôn thờ cả thời kỳ “xanh da trời. Chắc ông cũng hiểu tôi không thể khen ông nội tôi là một bậc thiên tài.

@ Vào năm 1941 Picasso gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Họa sỹ làm điều này theo tiếng gọi của trái tim, theo lương tâm hay vì một sự tính toán?
B.R Picasso: Không ai bắt buộc ông tôi cả. Suốt đời Picasso làm những gì ông muốn và không bao giờ hy sinh tự do sáng tác của mình. Ông không sợ bọn phát xít và trong những năm Thế chiến 2 vẫn ở lại Paris.Sau khi nước Đức thất bại, bối cảnh địa chính trị rất phức tạp. Nhiều bè trí thức của ông-các họa sỹ, các nhà văn và nhà thơ đều là những người cộng sản.Gia nhập Đảng cộng sản ông tôi đã vẽ được bức tranh gây sửng sốt “Chim hòa bình- tác phẩm đã trở thành một trong những biểu trưng vĩ đại của nhân loại. Ông tôi, nói đúng hơn là một nhà nhân đạo, không chỉ quan tâm tới chính trị mà còn quan tâm tới cuộc đấu tranh cho hòa bình.Picasso đã tham gia Hội nghị quốc tế những người ủng hộ hòa bình diễn ra ở Varsawa. Ông tôi sửng sốt vì những gì đã thấy tại trại tập trung Osvenxim.

@ Hiện nay những tác phẩm xuất sắc nhất của Picasso đang ở đâu? Trong các bảo tàng hay trong các bộ sưu tập cá nhân?
B.R Picasso: Đã từng có cuộc đại trưng bày các tác phẩm của Picasso rất phong phú, rất đa dạng (gần 50 ngàn tác phẩm nghệ thuật, trong số đó có 1885 bức tranh). Không có gì  đáng ngạc nhiên  trong suốt nhiều chục năm qua , tại các cuộc đấu giá vẫn xuất hiện các tác phẩm của ông tôi được trao đổi với biểu giá hiện hành.

@ Hiện thời điểm này, tác phẩm hội họa có giá cao nhất trên thế giới là bức tranh “Người cứu vãn thế giới của Leonardo da Vinci với số tiền là 450 triệu dollar. Kỷ lục của Picasso là 179 triệu dollar. Người ta đã bán đấu giá bức “Những người phụ nữ Algieri với số tiền ấy. Liệu như ông nội của ngài có cơ hội đứng đầu bảng danh sách những họa sỹ có tranh đắt giá nhất trên thế giới?
B. R Picasso: Tất cả đều có thể xy ra, nhưng nếu không có tấm kính chiết yêu tôi không thể trả lời ông một cách dứt khoát được. Bằng cách này cách khác, bức tranh “Người cứu vãn thế giới đã chứng tỏ rằng một số người siêu giàu cũng đã sẵn sàng trả cả tỷ dollar mua một bức tranh. . Cái giá tác phẩm của Leonardo da Vinci vọt lên cao chính vì một số người tranh giành muốn chiếm đoạt nó. Tại sao vào một ngày đẹp trời lại không thể có một người nào đó từ các nhà sưu tầm tranh bỗng muốn trả một số tiền lớn chừng ấy để mua một kiệt tác của ông tôi?

TÔ HOÀNG
(Theo báo Nga)