Đạo diễn Nga - Andrei Contsalovsky nêu quan điểm: “Tôi không tin rằng cái đẹp có thể cứu rỗi được thế giới. hoặc nghệ thuật có khả năng làm con người tốt hơn. Nếu như việc đó chỉ thực hiện trong 5 phút. Và sau đó con người ta lại rời khỏi phòng chiếu để hòa vào cuộc sống thực của mình.




Andrei Contsalovsky- một tên tuổi lớn trong nền Điện ảnh Nga-Xô Viết. Những bộ phim xuất sắc của ông như “Người thy đầu tiên”, “Một tổ quý tộc “, “Ba chị em”, “Tình ca Siberi ”… đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và ở nước ngoài. Năm 1980 Andrei Contsalovsky sang Mỹ làm phim để đến giữa những năm 1990 quay trở lại Nga..
Sinh năm 1937, Andrei Contsalovsky đã là chứng nhân của nhiều sự kiện lớn xẩy ra tại nước Nga. Vì vậy ông còn được xem là một nhà hoạt động văn hóa am tường, sắc sảo.
Vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày nhân dân và quân đội Liên Xô đánh thắng phát xít Đức vừa qua, Hiệp hội những người Nga gốc Do Thái và Câu lạc bộ bàn bạc trực tuyến quốc tế mang tên Valdai  có tổ chức một cuộc hội thảo quanh chủ đề “Làm thế nào và vì sao chiến tranh phải được chuyển tải qua tiếng nói văn hóa?”. Sau đây là bài phát biểu của đạo diễn Andrey Contsalovsky…

Trong cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” văn hào Lev Tostoi đã phân tích rất sâu sắc về chiến tranh. Ông cho rằng chiến tranh thường được tích tụ bằng sự nỗ lực của rất nhiều người khác nhau. Sự tích tụ ấy xẩy ra rất lâu trước khi bản thân hành động chiến tranh bắt đầu. Và sau chót chỉ cần một cú đập cuối cùng của một nhát sẻng khối đá sẽ biến thành một vực sâu. 

Nếu nói tới cuộc Đại chiến Thế giới II thì nó chỉ là sự tiếp nối của Đại chiến Thế giới I. Đại chiến Thế giới II đã được bắt đầu chuẩn bị từ những năm 1920, hầu như ngay sau khi Hòa ước hòa bình Versaills được ký kết. Như theo lập luận thường nghe Đại chiến thế giới 2 vượt trội hơn tất cả các cuộc chiến tranh trước đó ở chỗ, đã hình thành một dân tộc có khả năng tiêu diệt được các dân tộc khác và nhiều dân tộc trong số đó sẽ biến thành những người thợ phụ, nói đúng hơn thành những người nô lệ. Bằng cách ấy chủ nghĩa quốc xã hướng tới việc tạo ra một thế giới lý tưởng và một giống người hoàn thiện. Tính chất độc nhất vô nhị của Chiến tranh Thế giới 2 là ở chỗ cái ác được tuyệt đối hóa, trở thành một quốc sách của nước Đức. Các bạn hiểu không, cái ác thường được che phủ trong những bộ áo quần rất quyến rũ. Nếu ví thử cái ác mà rành rõ và nhận ra được, làm sao chúng có thể dễ dàng chiếm được ý thức, khối óc và trái tim của nhiều người đến vậy? Sức quyến rũ của cái ác – đó là một đề tài vĩnh cửu.

Nhà triết học Anh John Gray đã đề cập tới ý tưởng châu Âu hóa sự tiến bộ. Ông ta cho rằng con người sẽ được hoàn thiện theo một vòng xoáy trôn ốc dẫn tới sự hoàn hảo tuyệt tác. Và John Gray tiến tới một ý tưởng đơn giản cho rằng tri thức bản thân nó tự vận động bởi chúng ta luôn luôn tồn tại trong quá trình mở rộng sự hiểu biết của mình. Chính cái quan niệm như thế là không tự vận động. Ý nghĩ này làm tôi sửng sốt. Chả lẽ bất cứ nền văn minh nào, bất cứ nền đạo lý nào cũng có thể bị hủy diệt trong thời gian chỉ hai thế hệ? Và chúng ta có thể quan sát được điều này bằng chính mắt mình. Hoàn toàn đủ bằng chứng khi chúng ta xem những thước phim tài liệu về những gì mà người Mỹ đã tạo dựng nên ở Iraq. Chúng ta được chứng kiến chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí trong vài giờ con người có thể biến thành con thú. Thậm chí như một vật tế thần hay như một tên đao phủ. Rồi những gì được coi là phi nhân tuyệt đối, là chủ nghĩa bạo hành bỗng chốc khiến những con người kia coi là điều quen thuộc, bình thường. Hiện tượng ấy buộc tôi phải suy nghĩ: Liệu cái kết cục của nền văn minh nhân loại đang tới rồi sao? Ví như, ở châu Âu.

VỀ SỰ HÁM LỢI…VÀ VỀ SELFIE

Hiện nay trên thế giới những quan niệm, những cấu trúc, những nguyên tắc đã được minh định đang sụp đổ. Mọi điều đều trở nên tương đối cả. Chính bởi vậy chúng ta hoàn toàn lo lắng với những gì đang xẩy ra cho thế hệ mới- thế hệ đã thôi không còn có những liên tưởng văn hóa chung. Thế hệ ấy rất dễ dàng chạy đến với tội ác. 

Vừa có cảm giác như chiến tranh một lúc nào đó đã lắng dịu. Liền ngay tức khắc cái ác lại một lần nữa sẽ khoác lên mình những bộ đồ màu trắng. Hãy nhớ lại mà xem, vào những năm 1990 khắp nơi vang lên câu nói tuyệt vời này: “những trận ném bom nhân đạo ở Nam Tư”. Những cuộc dội bom ấy được NATO tiến hành dưới tem mác để khẳng định nền dân chủ và những ý tưởng tuyệt đẹp của nền văn minh châu Âu. Như thế chiến tranh là một quá trình bất tận, vận động song hành với lợi lộc và khát vọng quyền lực. Và bởi vì lợi lộc, khát vọng quyền lực và nỗi sợ hãi không thể tách khỏi con người ta, chúng ta có thể trở thành chứng nhân một thảm họa không nhỏ hơn Chiến tranh Thế giới II. Không tránh khỏi sẽ xy ra những trận đánh giáp lá cà. Cuộc chiến này hiện nay đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục, là môi trường mà những ý tưởng đang được nhồi nhét. Điều này thật đáng sợ khi các bạn không buộc phải dạy dỗ con người học tập, tự phát triển mà ngay lập tức vun sới làm cho nẩy nở trong thế hệ tương lai điều gì đó tựa như một ý thức cộng đồng chung. 

Tôi đã chứng kiến điều này khi quan sát thấy các sinh viên không đến thư viện để mượn sách mà chỉ gắng thu thập thông tin trên mạng Internet. Và các cậu các cô thường thực hiện bằng… selfie.Nền văn minh trở nên ít nhân văn hơn. Điều này đang được xác lập ra sao đây? Tôi không hình dung nổi. Tôi thường quá bi quan không tin ở cái thoáng chốc, không gì kịp dừng lại.Cứ cho là cú selfie kia tuyệt vời đi, nhưng nó không dừng lại mà tuột trôi nhanh chóng.. Hiện cũng có những nghệ sỹ không chỉ muốn làm cho mọi người vui vẻ, mà họ còn cố gắng để hiểu cho được ý nghĩ của con người.
Vậy sẽ có một khán phòng như thế nào đối với những nghệ sỹ này trong tương lai đây? Tôi thấy hết sức nghi ngờ. Trong mọi trường hợp tôi đều có những câu hỏi rất quan trọng đối với nền văn minh Do Thái giáo. Luôn diễn ra những sự dịch chuyển nhắm dứt đứt đoạn con người ra khỏi gốc rễ của họ. Bạn có thấy không, ở Trung Quốc, ở các quốc gia theo đạo Hồi điều này không xy ra như ở châu Âu. Sự dứt đoạn với truyền thống đó được chứng kiến thậm chí trong tình thế của các nhà hát trên thế giới, ở lượng người đọc sách. Tôi có một cảm giác rằng có điều gì đó đang kết thúc, rằng chúng ta có thể đánh mất thế hệ nối tiếp, bởi vì chúng ta không biết cách giáo dục cả các thy giáo lẫn các bậc làm cha làm mẹ. Và nếu không còn các thày giáo, các bậc làm cha làm mẹ thì mọi điều còn lại cũng vô ích mà thôi.

VỀ MẶC CẢM TỘI LỖI

Hôm nay mọi người nói nhiều đến thứ mặc cảm tội lỗi vì những gì đã làm trong thời gian Thế chiến II. Nhưng, tôi có cảm giác, đã qua rồi cái thời thừa nhận tội lỗi.

Mặc cảm tội lỗi, đó không mang phẩm chất tổng hợp. Khi chúng ta nói tới nền văn hóa Do thái giáo, chúng ta biết rằng ở người Do Thái mặc cảm tội lỗi phát triển vô cùng vô tận. Ở người theo đạo Thiên chúa mặc cảm tội lỗi cũng đã được lắng sâu xuống tiềm thức, nếu con người ta khi đã ý thức được ngọn ngành tội lỗi của mình thì cũng đã được rửa tội. 

Một nhà nghiên cứu phương Tây đến Nga vào thế kỷ XVI đã nói một câu để đời: “Những con chiên Thiên chúa giáo sợ sự rửa tội hơn gấp nhiều lần người Nga sợ địa ngục. Ở nước chúng tôi nói chung ra không có việc rửa tội, nhưng Chúa đã tha thứ. “Người không cháy có nghĩa là ngươi không bốc hơi. Chính cái việc “Chúa tha tội đó đã thường giải cứu người Nga khỏi mặc cảm tội lỗi, vốn là đặc trưng cho một mã số di truyền văn hóa khác. “Nhưng tôi không có tội! Nhưng người ta đã nói thế với tôi!”. Đây là một nét rất Nga.

Tất nhiên, người Đức cũng từng trải qua mặc cảm tội lỗi. Cuốn sách “Thư từ của những người lính Đức trong trận Stalingrad cũng đã ra mắt người đọc. Cuốn sách là một tài liệu đầy sức mạnh phản ánh cảm giác về việc Chúa trời không tồn tại, về cái vô lý khôn cùng của một cuộc chiến được tiến hành bởi tư tưởng Đại Đức. Chính vì vậy khi chúng ta nói tới mặc cảm tội lỗi, chúng ta cần phải hiểu có những mã số, những gen khác nhau. Tôi gọi chung là các mã số văn hóa. 

Nhiều bạn trẻ người Đức, nói đúng hơn là cả nhiều bạn trẻ của người Nga hiểu biết rất kém về lịch sử Cuộc chiến tranh Vệ quốc của chúng tôi. Một nền văn minh mới tạo khả năng giúp con người trong chớp mắt nắm được một lượng thông tin, nền văn minh ấy cũng cắt xẻo ký ức. Thế hệ trẻ thậm chí không biết tới số điện thoại của những người ruột thịt đối với họ. Tôi cũng không nhớ số điện thoại của vợ tôi. Cho đến tận bây giờ tôi chỉ nhớ số điện thoại của những người ruột già, vì tôi dùng những số ấy đã lâu. Với những ai mới gặp, mới làm quen cần gì phải nhớ, chỉ bấm một phím thôi, mọi điều hiển hiện rành rõ. Đúng như nhà văn Italy- Umberto Eko đã nói, tất cả điều đó sẽ đưa tới việc tiêu diệt ký ức. Thời buổi bây giờ bỗng nhiên nước Mỹ đã chiến thắng chủ nghĩa quốc xã. Hiện rõ mồn một điều này trong bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan của đạo diễn Spielberg. Đương nhiên là không thể làm gì khác, bởi vì mỗi một người nghệ sỹ đều có cách giải thích lịch sử theo sự hiểu biết của mình. Tôi không tin rằng cái đẹp có thể cứu rỗi được thế giới. hoặc nghệ thuật có khả năng làm con người tốt hơn. Nếu như việc đó chỉ thực hiện trong 5 phút. Và sau đó con người ta lại rời khỏi phòng chiếu để hòa vào cuộc sống thực của mình.

Vâng, nghệ thuật có thể trợ giúp vào việc buộc con người ta suy ngẫm và quyết định làm những gì khiến anh ta trở nên tốt hơn. Nhưng sau đó dẫu sao thì anh ta vẫn là anh ta như từ trước tới nay, nếu ở anh ta thiếu vắng những điều tiên quyết khác giúp vào việc trưởng thành về phương diện tinh thần. Nghệ thuật lay thức trong con người ta đứa trẻ ngây thơ muốn tin vào mọi chuyện. Nhưng đứa trẻ này cũng rất nhanh chóng thiếp ngủ lại. Tôi bỗng nhớ một câu chuyện từ thời Trung cổ. Có một anh chàng đang làm trò tung hứng những quả cầu trước một ngôi nhà thờ nào đó. Mọi người hỏi anh ta: “Chú mày làm gì vậy?. Anh chàng kia đáp: “Tôi đang bày tỏ lòng sủng ái của tôi trước Đức Mẹ”. 
Mọi người tò mò hỏi tiếp: “Vậy sao anh lại tung ném những quả cầu như thế?. Anh chàng tung hứng đáp: “Thì tôi còn biết làm gì hơn vậy?.Tôi cũng muốn hiểu niềm mong ước nghệ thuật làm được một điều gì đó để thay đổi thế giới này như anh diễn trò tung hứng kia. Niềm mong ước ấy có lẽ cũng giống như việc tung hứng những quả cầu. Để hấp dụ mọi người hướng tới những ý tưởng cao cả hoặc nhân văn.

TÔ HOÀNG chọn dịch
( từ bản tiếng Nga )