Bây giờ ngay cả các tỷ phú cũng phải tự nấu ăn, tự thu xếp đồ đạc, còn các bà vợ của họ thì đảm nhiệm việc giặt giũ quần áo, chăm nuôi con cái. Một số người hóa ra là hoàn toàn không chuẩn bị gì để đón nhận những công việc như vậy.



KHI NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC

“Tình trạng cách ly là điều không vui gì đối với tất cả mọi người, không hề phụ thuộc vào tài sản của người đó ra sao. Tờ báo Anh- The Time đã viết như vậy. Giới thượng lưu nước Anh hoặc những người có thu nhập siêu lớn cũng đều vấp mặt bởi những khó khăn trong đời sống hàng ngày, trong điều kiện cách ly buộc phải buông bỏ đám gia nhân, kẻ hầu người hạ của mình.

Bây giờ ngay cả các tỷ phú cũng phải tự nấu ăn, tự thu xếp đồ đoàn, còn các bà vợ của họ thì đảm nhiệm việc giặt giũ quần áo, chăm nuôi con cái. Một số người hóa ra là hoàn toàn không chuẩn bị gì để đón nhận những công việc như vậy. Vì thế một số công ty trước đây chuyên trách việc tuyển lựa nhân viên cho các ông, bà chủ, nay buộc phải đứng ra đảm trách việc dạy dỗ các khách hàng của mình thu xếp các công việc hàng ngày trong gia đình.

KHÔNG THỂ THỎA MÃN YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Trong một từ những truyện ngắn của nhà văn Anh- Pelam Vudhaus kể về nhà quý tộc trẻ Vuscher và lâu đài Jivse cực kỳ sang trọng của ông ta có một tình tiết lý thú như sau: Ngài Vuscher tới sống trong một nhà nghỉ cực kỳ sang trọng, ở đó các nhà quý tộc phải học cách ứng xử mà không có đám nô bộc. Chính họ phải tự vận trang phục, đi bí tất và trải ga giường. Hiện nay trong hoàn cảnh đại dịch nhiều người giàu trên khắp nước Anh đang rơi vào tình cảnh của ngài Vuscher kia.

Khách hàng thường xuyên gọi điện tới các công ty tuyển người với đề nghị hãy chỉ dẫn những việc làm sơ đẳng nhất: nấu bữa trưa, dọn dẹp giường ngủ, dậy bảo lũ trẻ. “Nói chung là khách hàng muốn biết.. tất cả mọi việc –Bà Lux Chaellenger, Giám đôc công ty Polo&Tweed kể-  Một trong số nữ khách hàng của tôi than phiền từ thuở nhỏ đến nay, cô ta đều có người làm sẵn mà chỉ việc hưởng; cha mẹ cô hoàn toàn không dạy cô làm bất cứ một việc gì trong nhà. Bây giờ thì cô ta ngồi nhà với 4 đứa con và không hề biết chăm nom, nuôi nấng chúng ra sao; bên cạnh lù một núi quần áo, chăn nệm dơ bẩn, từ lâu cần phải giặt sạch, phơi khô, là ủi và cất vào trong tủ.

Nhiều khách hàng nài nì các công ty tuyển người tìm giúp họ những người lo lắng, đỡ dần “việc trong nhà. Họ hứa sẽ trả công cao. Nhưng các công ty tuyển người đều buộc phải từ chối vì lo sẽ phải chịu một khoản tiền phạt rất lớn do vi phạm những quy định của việc cách ly xã hội. Thay việc tìm người , các công ty đưa lên mạng những chương trình video chỉ bảo cách làm những việc đơn giản nhất.
Cũng theo lới bà Challenger, phần lớn khách hàng của công ty bà thuộc giới “siêu thượng lưu đến  mức họ “không thể lặp lại những bài giảng bằng video. Họ cứ muốn có người đến bầy vẽ hoặc chỉ bảo “tận nhà. Và điều này càng không làm cách nào thực hiện nổi..

TRONG RỦI CÓ MAY
Cách công ty tuyển người thường phải trợ giúp cho khách hàng những yêu cầu bất ngờ nhất. Ví như, một khách hàng không biết đưa cuộn giấy vệ sinh vào trục xoay ra sao? Người khách khác khi lau chùi bóng đèn ngủ, ông ta tháo bóng ra và không biết cách nào lắp chiếc bóng lại như cũ. Khách gọi điện đến các công ty tuyển người hỏi cách sử dụng máy hút bụi, cách lau rửa bồn cầu, cách để máy rửa chén bát vận hành trở lại…

“Một trong số những yêu cầu phổ biến nhất là làm thế nào để có được một bữa ăn. Phần đông khách hàng “thượng lưu thường không ăn ở nhà, hoặc có những đầu bếp riêng gọi tới cho từng bữa, từng thực đơn. Vẫn bà Challenger tiếp tục câu chuyện. Một vài người trong số họ biết làm những bữa ăn đơn giản nhất , ví dụ như bánh mỳ kẹp giò, nhưng cũng đã nhiều tuần họ bỏ thực đơn đó rồi. Bây giờ công ty chúng tôi phải tổ chức cả những chương trình Online bày cách làm một khóc bánh mỳ kẹp giò ra sao (!?). Lại cũng có khách hàng hỏi cách rửa sạch bát thìa, muổng ăn bằng bạc hoặc bằng sứ. Chúng tôi phải giải thích không được đưa những thứ bát, dĩa, muổng như vậy vào máy rửa bát…”
Một nhu cầu đặc biệt của khách hàng là hỏi về sự chăm sóc, nuôi nấng bọn trẻ nhỏ. “Chúng tôi khuyên họ với trẻ khoảng 4 tuổi trở lên hãy bày vẽ và sau đó để cách cháu tự làm. Ví dụ như gấp quần áo sau khi đã giặt, là. Như vậy chúng sẽ quên dần và không lặp lại nhược điểm củabố mẹ chúng” – Bà Challenger nói với nụ cười ý nhị.

Nếu việc cách ly xã hội còn kéo dài, kết quả sẽ là tính chủ động trong việc lo toan công việc trong gia đình của những người giàu có sẽ tăng dần. Họ sẽ dần dần quen tự làm lấy những công việc đơn giản và thế là họ sẽ không còn nhu cầu “ đặt hàng “ những anh bồi, chị bếp nữa. Và đây là điều những công ty tìm người giúp việc như của bà Lux Challenger không mong đợi.

  “Dẫu sao, với đại dịch Convid lần này vẫn mong những người giàu tập làm quen tự chăm lo công việc bếp núc, giặt giũ, nuôi nấng, tắm táp cho trẻ nhỏ. Họ tự làm lấy để cũng tự rút ra kết luận: Đó hoàn toàn không phải là những việc đơn giản, nhẹ nhàng, “phủi tay, chớp mắt cũng xong như họ thường nghĩ . Những công việc như vẫn vẫn cần tới thời gian và sự chăm chỉ, cần cù. Các ông chủ, bà chủ sẽ có cách nhìn, cách đối xử tối hơn đối với anh bồi, chị bếp, bà quản gia của họ sau khi thời hạn cách ly xã hội chấm hết, đám “gia nhân ấy sẽ quay trở lại với gia đình của họ” – Bà Lux Challenger kết thúc câu chuyện của mình.  

TÔ HOÀNG 
( theo báo nước ngoài )