Từ Nhật ký trong tù của Erich Honneker: “Đài phát thanh cho biết, sau 30 giờ bay, Margot sẽ tới Chile. Nhưng vì sương mù, máy bay không thể hạ cánh nên đành quay về Arghentina. Tại Chile những người xã hội chủ nghĩa chào đón Margot. Tin tức về chuyến bay đưa Margot trở lại Arghentina an toàn khiến tôi nhẹ lòng”.




ERICH HONNEKER TRƯỚC VÀ SAU KHI  BỨC TƯỜNG BERLIN SỤP ĐỔ

TÔ HOÀNG
( Theo báo Nga “Nhân chứng và Sự kiện”)

105 năm trước, vào ngày 25/8/1912, Erich Honneker- Tổng Bí thư Đảng Xã hội Thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng CHDC Đức ra đời.
Cánh cửa nhà tù mở ra. Anh lính gác nhìn người đang bước vào với ánh mắt pha trộn sự tò mò và niềm kính trọng: một người đã từng ở vị trí cao như vậy sẽ phản ứng ra sao đối với mội trường sống mới của ông ta đây? Người tù hơi nhếch mép mỉm cười, sải những bước đầy tự tin đi vào trong khám. Mội trường sống mới ư? Có gì mới đâu? Gần 60 năm trước bước đường hoạt động chính trị của ông ta đã bắt đầu từ một khám giam tù như thế này..
Từ Nhật ký trong tù của Erich Honeeker: “Sau 37 năm, một lần nữa tôi lại được chúng kiến toàn bộ cấu trúc phía bên trong của nhà tù Moabit. Vào năm 1935 Gestapo đã đưa tôi tới đây từ tòa nhà trên phố Hoàng tử Albrekht- Strasse.Tôi đã bị giam giữ ở Moabit một năm rưỡi trước lần kết án sơ bộ. Liệu lần này tôi sẽ ở Moabit bao lâu đây? Vẫn là dẫy hành lang ấy, vẫn là lối vào, lối ra ấy. Ngay lúc này tôi nghe thấy tiếng quát của viên giám thị: “G.3 lên thẩm vấn!”  

PHẦN I

Erich Honeeker sinh tại Neunkirchen, quận Saar, trong gia đình thợ mỏ. Saar là đất Đức nhưng sau Thế chiến I bị tách khỏi Đức, nằm dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc Liên. Những người thợ mỏ ở đây được trả lương bởi đồng tiền đền bù chiến tranh của Pháp.
Tình hình kinh tế nặng nề, quy chế nhục nhã mà nước Đức lãnh đủ do hậu quả chiến tranh đã thúc đẩy giới thanh niên phải lựa chọn-hoặc là theo cánh tả hoặc là theo cánh hữu. Chàng thiếu niên 10 tuổi Erich tham gia vào một nhóm thiếu niên cánh tả. Bước qua tuổi 14 Erich trở thành thành viên của Liên đoàn thanh niên Cộng sản Đức.

Để trở thành đảng viên cộng sản tại Đức không dễ dàng gì. Chính quyền luôn luôn nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ; tầng lớp đang “phất cờ” thì thấy họ là kẻ thù nguy hiểm nhất, còn những người dân tộc chủ nghĩa thì thẳng tay trừng trị. Nhưng Erich Honneker không hề biết sợ.

Từ Nhật ký trong tù của Erich Honneker: “Thế giới đã hoàn toàn thay đổi.Sự đối kháng với chủ nghĩa đế quốc sẽ tăng lên. Và sẽ tiếp tục tăng. Quá trình tiến triển của lịch sử đang diễn ra như vậy…”
Erich làm nghề nông, sau chuyển sang làm thợ xây dựng nhà cửa đồng thời vẫn hoạt động tích cực trong các tổ chức thanh niên cánh tả. Năm 1930 những đồng chí già của anh quyết định đưa anh sang học ở nước Nga-Xô Viết, tại trường quốc tế mang tên Lenin.
Tại nước Nga, Erich không chỉ học tập mà còn tham gia đội tình nguyện quốc tế góp phần xây dựng công trình liên hợp gang thép Magnhitogorsk.

BỊ BẮT
Ở Nga về, Erich lãnh đạo tổ chức thanh niên cộng sản của vùng Saar. Lúc này ông đã là đảng viên đảng cộng sản. Vào năm 1933 sau khi những phần tử Quốc xã lên nắm chính quyền, đảng Cộng sản Đức bị cấm hoạt động. Nhưng vì vùng Saar thuộc quyền bảo trợ của Hội Quốc Liên nên lệnh cấm này không có hiệu lực.

Vào tháng giêng năm 1935 số phận vùng đất Saar sẽ được quyết định bởi một cuộc trưng cầu dân ý. Những người cộng sản chống lại việc sát nhập Saar với Đức , nhưng đa số tán thành. Erich có thể bị bắt giam nên ông buộc phải sang Pháp.
Từ Nhật ký trong tù của Erich Henneker: “Nhốt cùng khám với tôi là một anh chàng Di gan. Chúng tôi khá hiểu nhau.Đêm xuống tôi rất khó ngủ. Thường phải uống một vài viên thuốc. Chứng khó ngủ này còn kéo dài dài…”
Tháng 8 năm 1935 ông được cử tới hoạt động bí mật ở Berlin. Erich mang theo một cái máy chữ với dự định phát tán những tài liệu của tổ chức Cộng sản. Nhưng tất cả không lọt khỏi cặp mắt của cơ quan mật vụ GHETAPO. Đến tháng 11, người cộng sản trẻ tuổi Erich Henneker bị bắt. Đây là lần đầu tiên Erich bị giam cầm tại nhà tù Moabit nổi tiếng tại Berlin.
Sau một năm rưỡi bị giam giữ tại đây, Erich bị kết án 10 năm tù.

Ông bị chuyển qua nhà tù Brandenbrg. Trong suốt thời gian ấy Erich tỏ ra là một đảng viên trung kiên, không chịu đầu hàng. Nhưng con đường tiến thân của Erich suýt bị gẫy khúc khi ông yêu Sarlotta Sanuel- một nữ giám thị của nhà tù này. Mãn hạn tù Erich đã cưới Sarlota Sanuel làm vợ.
Nhiều chiến hữu đã lên án Erich trong mối quan hệ ấy. Kết quả, ông bị điều chuyển tới làm việc tại Liên đoàn thanh niên tự do Đức mới được thành lập.

Từ Nhật ký trong tù của Erich Honneker: “Hôm qua, sau một thời gian dài, tôi may mắn gặp lại Erikh Milk. Anh ta đang dạo chơi cùng một cô nữ y tá. Tôi gọi to tên anh, nhưng tuyệt nhiên không thấy anh ta đáp lại. Tôi cố gắng gọi to hơn, thêm một lần nữa. Vẫn không nhận ra một phản ứng gì từ phía anh ta. Thậm chí anh ta còn không ngẩng đầu lên, không nhìn về phía tôi nữa. Hiểu ra rằng, anh ta không muốn trả lời. Tôi không tin rằng Erkh Milk có thể xử sự như vậy”.

Sarlota mất năm 1947. Vài năm sau Honneker kết hôn với Edit Bauman, một đồng chí trong Liên đoàn Thanh niên. Vào năm 1950, bà này sinh cho ông một người con gái.

CON ĐƯỜNG CÔNG DANH
Đến năm 1949, mọi điều chứng tỏ không thể có một nước Đức thống nhất. Tại các vùng đất do các nước Anh, Mỹ, Pháp quản lý hình thành một nhà nước riêng. Đáp trả, Nga thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Vị thế của Honneker tăng lên rất nhanh: Ông trở thành người đứng đầu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản của Cộng hòa dân chủ Đức.

Năm 1955, một lần nữa Erich Honneker được phái sang Nga-Xô Viết học tập, nhưng lần này là tại trường Đảng cao cấp. Năm 1958, trở lại Đức, ngay lập tức Erich Honneker được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Xã hội thống nhất Đức (ra đời sau sự liên kết giữa những người cộng sản và những người xã hội dân chủ ).

Để đáp lại những vấn để về an ninh, trong thời gian xẩy ra cuộc khủng hoảng vào năm 1961, Erich Honneker là một trong những người quyết định xây dựng bức tường Berlin. Ba mươi năm sau, bức tường Berlin trở thành một trong những cái cớ để người ta buộc tội và đưa ông vào tù.

Từ Nhật ký trong tù của Erich Honnekker: “Đài phát thanh cho biết, sau 30 giờ bay, Margot sẽ tới Chile. Nhưng vì sương mù, máy bay không thể hạ cánh nên đành quay về Arghentina. Tại Chile những người xã hội chủ nghĩa chào đón Margot. Tin tức về chuyến bay đưa Margot trở lại Arghentina an toàn khiến tôi nhẹ lòng”.

Vào đầu những năm 1970, kinh tế của Công hòa Dân chủ Đức phát triển khá nhanh. Những người lãnh đạo Xô Viết ghi nhận một thời kỳ chuyển đổi mới đã tới. Trong những cuộc bàn bạc, tranh luận trong nội bộ của Đảng Xã hội thống nhất Đức nẩy sinh ý kiến Tổng bí thư Đảng và cũng là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức Vanter Ulbrikt đã đến lúc cần nghỉ ngơi. Nga-Xô Viết ủng hộ ý kiến đó. Và tháng 5 năm 1971 Erich Honneker trở thành người lãnh đạo Đảng xã hội Thống nhất Đức. 

NGƯỜI  XÂY DỰNG “CHIẾC TỦ KÍNH XHCN”
Erich Honneker ở vị trí chèo lái của nước Cộng hòa Dân chủ Đức gần hai mươi năm. Và hai chục năm ấy có thể coi là “thời kỳ nở hoa” nhất của Đông Đức. Vào thời điểm Honneker mới nhận vai trò lãnh đạo, ngoài những vấn đề kinh tế ra, còn một loạt vấn đề về vị trí quốc tế của Đông Đức chưa được giải quyết. Cộng hòa Dân chủ Đức không phải là thành viên của Liên Hợp quốc. Quan hệ với các nước phương Tây rất phức tạp, chưa nói đến quan hệ với Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Mặc dù vê phương diện kinh tế Đông Đức còn thua kém Tây Đức, nhưng bước vào đầu những năm 1980 Honneker đã biến Đông Đức thành “Chiếc tủ kính của chủ nghĩa xã hội”. Ở đây nhiều điều “cởi mở” hơn các nước khác thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Không thắng được trong cuộc cạnh tranh với Liên Bang Đức nhưng dòng người ồ ạt từ Đông Đức bỏ qua Tây đức đã chấm dứt. Điều này tuyệt nhiên không phải vì có sự cản trở của bức tường Berlin.Đời sống ở Đông Đức khá ổn định, mang tới sự dễ thở. Những ưu điểm ấy, đáng tiếc sao, chỉ được nhìn nhận, đánh giá hết sau khi nước Cộng hòa dân chủ Đức không còn tồn tại.

Từ Nhật ký trong tù của Erich Honneker: “Hôm qua tôi đọc lại những tài liệu liên quan tới mối quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ Đức và SEP (viết tắt của Hội đồng hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc phe XHCN). Trong những tài liệu đó còn giữ lại những đề xuất của tôi giữa Cộng hòa Dân chủ Đức và Liên bang Đức có thể có nhiều phương diện cùng hợp tác. Dĩ nhiên đấy cũng mới chỉ là những ý tưởng. Tôi không quên điều này. Chúng ta không tự khép cửa như bọn thù địch vẫn rêu rao..”.
(Mời đọc tiếp kỳ 2)