Chính giữa quảng trường Thống nhất châu Âu mọc lên bức hàng rào cao 2 mét, ngăn chia các gia đình và bạn hữu. Những người dân cùng huyết thống hóa ra là phải sống ở hai quy định của hệ thống hành chính khác nhau.





Italy và Slovenia vì nạn dịch Covid-19 đã quyết định xác lập đường biên giới đã bị lãng quên bởi thỏa thuận giữa hai quốc gia ký vào năm 2004.  Quyết định này dẫn tới việc rạch đôi Nova- Gorisa và Gorisia- 2 thành phố chung của hai nước, thành hai phần. Chính giữa quảng trường Thống nhất châu Âu mọc lên bức hàng rào cao 2 mét, ngăn chia các gia đình và bạn hữu. Những người dân cùng huyết thống hóa ra là phải sống ở hai quy định của hệ thống hành chính khác nhau. Ở bên Cộng hòa Slovenia không duy trì một chế độ cách ly ngặt nghèo, từ đầu tháng 5 tất cả các quán cà phê và các bar rượu đều mở cửa. Trong khi đó tại Italy người dân vẫn phải được phép mới ra khỏi nhà.

PHÂN CÁCH BỞI…BIA
Căn cứ theo bản đồ đó là 2 thành phố khác nhau: thuộc phía Italy là Gorisia, thuộc Slovenia là Nova-Gorisa. Nhưng trên thực tế đấy là một thành phố lớn, tồn tại bởi một hệ thống kinh tế chung. Người dân tuy sống trên phần lãnh thổ Slovenia nhưng đi làm, đi học đều sang phần bên Italy, tiếp xăng hay ăn trưa cố gắng về bên Nova-Gorisa vì ở đây giá cả rẻ hơn, nhưng mua sắm quần áo thì lại sang bên Gorisa.
Ở hai thành phố có điểm giap ranh- đó là quảng trường Thống nhất châu Âu. Từ năm 1947 đến năm 2004 ở giữa quảng trường có dựng một bức tường beton nhằm phân giới giữa Italy và Nam Tư; và sau khi Nam Tư tan rã là với Slovenia. Từ năm 2004 bức tường ấy đã bị rỡ bỏ.
Ngày 9 tháng 3 năm 2020 trên bối cảnh xẩy ra đại dịch mỗi ngày một gia tăng ở phía bắc Italy , chính quyên Slovenia quyết định đóng cửa biên giới và ngăn quảng trường Thống nhất châu Âu bởi một bức tường thép cao 2m. Hai phía bờ tường cảnh sát của hai nước đi tuần suốt ngày lẫn đêm.
Như bà Anna -một người dân ở thành phố Nova-Gorisa cho biết nguyên nhân thực sự của việc ngăn cách quảng trường này làm hai nửa vì người Italy rất..thèm bia! Ngày 9 tháng 3, vào ngày đầu tiên Italy thực thi chế độ cách ly, khi ở Gorisa – nơi các quầy hàng và việc buôn bán bị nghiêm cấm thì nhiều người dân đã tràn qua phần thành phố của Slovania để uống bia. Mà quán bia lâu đời, nổi tiếng nhất lại nằm chính giữa quảng trường Thống nhất Châu Âu.
-Khi đó người đứng đầu phần thành phố thuộc Italy lên tiếng  phàn nàn vì người dân không chịu tuân theo chế độ cách ly bởi bên Slovania.. bán bia ! Thế là thoạt đầu người ta đặt những thánh chắn sơn màu đỏ-trắng và sau đó thì dựng nên hàng rào- bà Anna kể.
Bà Anna bây giờ ở trên phần lãnh thổ Slovenia là hoàn toàn tình cờ. Bà sống ở Italy. Một lần bà đi tìm thuê căn hộ để ở với điều kiện được nuôi chó, và bà đã thuê được căn phòng theo ý muốn bên lãnh thổ Slovania.
-Bởi vì, ở chung một thành phố  tôi thường xuyên gặp gỡ với những người bạn cả ở Slovania, cả ở Italy. Lại cũng có rất nhiều gia đình là sự hòa trộn như thế. Ví như, cha mẹ sống ở bên Tây, con cái đi học bên Đông. Khi ở bên Italy thực thi chế độ cách ly, tôi đi ra phố tới quảng trường này để gặp cô bạn gái, cho dù là chỉ “ qua hàng rào “ thôi. Trước đó, có đến hai tháng chúng tôi không được gặp nhau, mặc dù khi chưa có đại dịch tối tối chúng tôi đều tay trong tay -Một người gặp gỡ tình cờ khác bộc bạch. Chàng thanh niên  nói rằng ở Slovenia điều kiện cách ly nhẹ nhàng thôi: tính từ ngày 20 tháng Tư người dân chỉ bị nghiêm cấm không được ra đường dạo chơi, đi chơi trong rừng và chỉ cần đeo khẩu trang khi đáp các chuyến xe buýt công cộng hoặc ghé vào các cửa hàng. Và cả nước chỉ có 1461 người lây nhiễm. Tính ra một ngày đêm không thêm hơn 4 người bị nhiễm bệnh. Tại Italy cũng đã có tới 219,8 ngàn người mắc bệnh , và mỗi ngày còn số này tăng thêm 800 trường hợp.
- Vào hôm tôi tới quảng trường Thống nhất châu Âu lần đầu, ở đấy có rất đông người. Họ giao tiếp, trò chuyên với nhau qua rào lưới. Phía bên Italy tất cả đều mang khẩu trang , đeo găng tay cao su và mọi người phản ứng tinh nhậy với bất cứ tiếng vọng nào của các chuyến xe ô tô chạy qua đường. Bởi lẽ họ sợ cảnh sát ập tới bắt họ đi.Tôi được chứng kiến một cô gái thò tay qua hàng rào định ôm lấy một đứa cháu, nhưng ông bố còn trẻ của đứa bé phía bên kia rào cố ý kéo cháu cách ra xa.  Tóm lại, mọi người gặp nhau trên quảng trường này với tâm trạng sợ hãi, đành liều lĩnh. Đối với họ đó là khả năng duy nhất để có thể nhìn thấy những người ruột thịt hay bạn hữu của mình. Tôi cũng sống với tâm trạng ấy- Chàng thanh niên tiêp tục giãi bày.
-Chỉ một lúc sau, một tốp cảnh sát tới bên hàng rào phía Italy. Trên quảng trường chỉ còn một số người, dĩ nhiên với giãn cách cho phép, tức ngoài 2 mét.
- Cảnh sát xua đuổi mọi người rất thô bạo, giống như xua đuổi dám thanh niên du thủ du thực. Nhưng ở bên Slovenia, dù có thực hiện quy định cách ly đấy, tôi không hề thấy người dân âu lo, sợ hãi. Anh thanh niên kết thúc câu chuyện.

CÁI TRỚ TRÊU TỪ CẢ HAI PHÍA
Cả người Italy lẫn người Slovania ở hai phía “hàng rào” đều tỏ ý bực bội với các biện pháp của chính quyền. Ông Iosi Toros, một cư dân Italy ở thành phố Gorisa kể rằng cũng đã hai tháng ông không thể nào gặp được mẹ và cô con gái của ông sống bên lãnh thổ thành phố thuộc Slovenia.  
-Những bà con thân thích của tôi đều ở bên Slovenia. Trước đây cứ 2 hoặc 3 ngày tôi lại ghé thăm hai bà cháu. Con gái tôi ở với mẹ tôi mà! Thế rồi đã hai tháng nay tôi chỉ được nhìn thấy họ qua lớp rào chắn, với điều kiện không có cảnh sát bên cạnh- ông Iosi Toros giải thích.
Ông Iosi nói thêm, ông vẫn giữ quyền về bên thành phố thuộc lãnh thổ Slovenia, nhưng ông còn phải thực hiện chế độ cách ly 2 tuần lễ nữa. Điều này rất nguy hiểm bởi khi đó người ta có thể từ chối quyền nhập cảnh của ông. Vấn đề của bản thân ông- như ý ông Iosi, những người mang hai quốc tình cũng đều phải gánh chịu cả!
Bà Eveli Jbogar, cư dân sống bên phần lãnh thổ Italy bổ xung vào câu chuyện:
-Một lần, vào ngày nghỉ tôi sang bên phía Slovenia để mua thuốc . Bởi loại thuốc ấy chỉ bán ở cửa hàng bên ấy. Nhưng bọn canh gác bên rào chắn không cho tôi qua. Tôi đưa cho họ xem tờ bác sỹ kê toa thuốc, chúng không hề để tâm. Hai ngày sau, tôi “ vượt biên “ bằng tấm giấy chứng nhận tôi đang làm việc bên Slovania. Sau giờ tan ca tôi bí mật, tránh cặp mắt cảnh sát mới tới được hiệu thuốc. Hệt như trong một phim điệp báo!   

HƠN CẢ BỨC TƯỜNG BERLIN  
Lãnh thổ của tỉnh này tách ra khỏi Italy sau cuộc phân chia Áo-Hung năm 1918.
Theo thỏa ước hòa bình năm 1947 một phần lớn của tỉnh được trở về Nam Tư, ngoại trừ thành phố lớn Gorisa. Nhưng số dân Slovenia buộc phải rời khỏi Italy  ban đầu tập trung ở chính vùng biên giới và vì vậy tạo ra thành phố Nova-Gorisa.
Cũng vào năm 1947 giữa hai thành phố Nam Tư và Italy là “Bức màn sắt “ tức thì giữa Gorisa và Nova Gorisa  cũng bị phân cách bởi bức tường tương tự như bức tường được dựng lên ở Berlin vào năm 1961.
Vật chướng ngại éo dài qua tất cả các điểm cần phân cách. Nhưng khác với bức tường ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin là ở chỗ biên giới giữa Nam Tư và Italy không phải bị ngăn cách bằng những khối beton đúc. Tường chỉ cao khoảng 1,5m và 50 cm xây bằng beton, phần còn lại là lưới mắt cáo bằng sắt và giây thép gai.

Vào năm 1989 Bức tường Berlin sụp đổ nhưng rào chắn Slovenia và Italy tại Gorisa và Nova-Gorisi vẫn còn. Giữa hai thành phố đã đề cập tới trong bài, vẫn tồn tại chế độ giấy thông hành qua lại.
Vào năm 2019 người đứng đầu các lực lượng cánh hữu Italy Matteo Salvini kêu gọi phục hồi lại lại đường gianh giới vật chất trên biên giới Italy và Slovenia nhằm ngăn chặn làn sóng di dân đi qua vùng Balcan.  Vào thời điểm đó lời kêu gọi của Matteo Salvinhi đã dấy lên ở cả hai quốc gia sự bất đồng và nỗi lo sợ rằng tất cả sẽ quay trở lại với những dãy rào kẽm gai.

Như là một sự hòa hoãn cảnh sát Slovenia và cảnh sát Italy bắt đầu mở những cuộc tuần tiễu chung  dọc theo đường biên giới nhằm bắt giữ những người di tản bất hợp pháp. Nhưng điều đó cũng thật vô bổ. Vào tháng 6 năm 2019 tại Nova-Gorisi bỗng bùng phát những cuộc chống đối. Người biểu tình xây trên quảng trường Thống nhất châu Âu những bức tường bằng cacton nhằm chặn không cho các đội tuần tiễu đi sâu vào phần đất phía bên trong hàng rào.

Tựa như hiện này những mơ ước của ông Matteo Salvinhi thuộc cánh hữu chưa được thực hiện. Lúc nào bức hàng rào ngăn cách sẽ được thực thi, đến nay không ai rõ.  Tại Ban điều hành thành phố Nova-Gorisi người ta không trả lời câu hỏi này.

Hơn thế, vẫn vang lên lời đề nghị phải siết chặt hơn nữa chế độ cách ly. Vị đại biểu của Phong trào “ Nước Italy phồn vinh”- Guido Germano Pettarin đệ đơn lên người đứng đầu Bộ Ngoại giao Italy than thở người dân tại thành phố Nova-Gorisi đã vi phạm quy định cách ly, ví như cà phê Slovenia vẫn thản nhiên bày bán ở thành phố Gorisi thuộc Italy. Những người nghiện cà phê của cả hai bên vẫn ném qua hàng rào những gói cà phê cho nhau. “Mỗi một gói đồ ăn hoặc bánh mì kẹp thịt người dân hai bên hàng rào có được bằng cung cách như thế sẽ ẩn chứa tiềm năng những sự nguy hiểm còn chưa bùng phát đối với nước Italy. Chính trị gia này tuyên bố như vậy và lên tiếng kêu gọi phải cảnh giác hơn nữa tới tình hình ở biên giới giữa hai thành phố này.

TÔ HOÀNG
( theo báo chí nước ngoài )