17-4 hàng năm, người Nga yêu văn học của xứ sở mình và người yêu văn học Nga trên khắp thế giới đều nhắc nhau nhớ tới thời điểm văn hào Lev Toltoi đặt dấu chấm hết cho một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông -tiểu thuyết “Anna Karenina”. Giống như tất cả các tác phẩm xuất sắc, đã 143 năm trôi qua, cho đến tận hôm nay bạn đọc vẫn lý giải “Anna Karenina theo những cách khác nhau…




BIỂU TƯỢNG ANNA KARENINA trong văn chương và ngoài văn chương 

TÔ HOÀNG
(Theo báo Nga)

Mỗi người đều có một tác phẩm văn học gối đầu giường của mình. Tôi quen một người và ông ta kể cho tôi nghe, đối với ông không có gì tuyệt tác hơn những bài thơ của Chukovsky. Ông ta đọc những bài thơ ấy từ thuở còn là một đứa trẻ, sau đó đến con trai ông ta đọc, sau nữa đến đứa cháu gái. Hết thế hệ này nối tiếp thế hệ sau những hình ảnh trong những bài thơ kia suốt 60 năm như tạo thành một toàn cảnh duy nhất. “Tại sao tôi không nhận ra điều đó sớm hơn nhỉ?- Ông ta như rên rẩm- Nếu nhận ra tôi đã sống khác đi!” và sau một lát im lặng, ông ta nói thêm: “Và chắc tôi sẽ sống ở một xứ sở khác”.

Còn tôi thì sao đây? Với tôi, ngay từ thuở nhỏ, đến khi bước vào tuổi thiếu nữ cuốn sách tôi yêu mến, gần gụi nhất vẫn là “Anna Karenina. Cuốn sách luôn khiến tôi nghẹt thở. Tôi lật trang sách ra ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào và vào đúng giữa những câu đối thoại hoặc những tình huống hay nhất, tôi như quên hết mọi chuyện trên thế gian này. Nói thêm, hàng chục nhân vật, mối quan hệ giữa họ với nhau, những ý nghĩ của họ, cách xử sự của họ khiến tôi xúc động lâu và mạnh hơn rất nhiều các tuyến nhân vật được phân chia trong tác phẩm. Đây, ví dụ như cả Dolli và Kiti đều có người chị gái. Về bà chị này chỉ được nhắc tới 2,3 lần. Bà chị và ông chồng cũng chỉ nói trong cuốn sách vài câu.Nhưng tôi luôn nghĩ mãi về cuộc đời của họ ! Và bây giờ cái gia đình thứ ba ấy- gia đình của bà chị lớn nhất ấy, đối với tôi là rất thực. Hoặc bà mẹ của Vronsky. Thỉnh thoảng tôi sợ sẽ giống như bà ta. Tuy cuộc sống của chúng ta bây giờ hoàn toàn khác thời của bà ngày xưa. Nhưng nếu bỗng nhiên tôi cũng áp chế con trai tôi? Bỗng nhiên tôi cũng vây rào nó? Bỗng nhiên tôi không hiểu nó?
  Và cứ như thế nhiều lần, rất nhiều lần Tolstoi đè ép lên chính trái tim tôi. Lúc thì bà nhũ mẫu nói với Levin: “Muốn khỏe thì lương tâm phải trong sạch”, lúc những ý nghĩ như thế này xuất hiện trong đầu con chó lúc đi săn vì nó thấy tự ngượng cho nó…Tôi đã sống trải từng cuộc đời trong cuốn tiểu thuyết này. Ngoài cuộc đời của Anna. Không bao giờ tôi cảm thấy Anna là nhân vật chính cả. Trong Anna có quá nhiều chất kịch và cái không phải của mình. Tôi đủ có cơ sở để hy vọng rằng mình không phải sống trải cuộc đời của bà ta. Chúng ta có quá nhiều cách ứng phó khác nhau…
Nói chung là, tôi bước vào rạp chiếu với thái độ có phần nghiệt ngã.
Ở những hình ảnh đầu tiên khi vang lên câu nói như lời đề từ cho phim, phòng chiếu bỗng ồ lên. “Một cây bạch dương đứng giữa cánh đồng- đọc có diễn cảm. “Tuyệt! Hoàn toàn không sến sẩm!”, ai đó bình luận hưởng ứng. Và tràng tiếng cười tiếp theo giúp tôi theo dõi Anna và cố mà hiểu bà ta.   
Và bây giờ tôi đã hiểu chuẩn xác - Anna đó là biểu tượng của nước Nga.
Bà ta có tất cả- tiền bạc, vị thế, chồng, gia đình, đứa con trai (dầu, khí dốt, thiên nhiên, những con người lương thiện và tài năng). Hai người đàn ông đấu đá nhau vì bà ta. Và không một kẻ nào giành được bà ta cho mình cả. Thể xác – có đấy, nhưng tâm hồn thì không. Hãy hình dung là Karenin – đó là sự ổn định hiện tại con đường mà nước Nga đang theo đuổi, đang nhắm tới như thế, còn Vronky đó là những cải cách của Phương Tây. Nếu bạn không hiểu tiểu thuyết mà chỉ xem phim thì tôi xin nói ngay, Aleksei Aleksandrovich Karenin đã sở hữu được rất nhiều điều trên vị thế của mình để củng cố quyền lực nhà nước, để đấu tranh với tệ tham nhũng tại các vùng miền xa xôi của xứ sở; đã là kẻ tu hành đắc đạo, cố gắng mà sống như một tín đồ Chính thống giáo chân chính (Trong cuốn tiểu thuyết dễ dàng tìm ra cả ngàn chuyện như của ngày hôm nay). Còn Aleksei Vronsky trong những lợi thế, anh ta xác lập toàn bộ cuộc sống của mình theo kiểu nước ngoài- mở bệnh viện cho những người người dân thường, xây dựng những cơ chế mới mẻ và những đại diện làm ăn ở nước ngoài. Thậm chí lo tới cả chiếc xe nôi của Anh cho Anna vừa mới sinh, khiến Dolli phải than phục. Nhưng cái phong cách của lối sống phương Tây ấy lại hoàn toàn xa lạ với lối sống của  một nền kinh tế chưa ra khỏi chế độ quân vương. Anna cũng đã từng làm nhiều việc từ thiện, từng giúp đỡ trẻ mồ côi..Nhưng nàng lạnh lùng coi mọi việc Vronsky làm chỉ như một sự trưng bày…
Hai Aleksei (chồng và Vronsky) –mỗi người theo cái cách của mình đều như kêu gọi Anna: Hãy chọn một người đi, để mà yên ổn trở lại. Vronsky –chia tay, hợp pháp hóa mối quan hệ và một lần nữa lại tìm đường ra nước ngoài. Karenina- quay về với cái tổ gia đình và những giá trị của Chính thống giáo, tự dẹp trong lòng những dục vọng… Không, Anna buộc phải bỏ chồng (Karenin tin như thế), bỏ con trai (cô ta rất yêu nó, nhưng..), lựa chọn lấy “ngã rẽ thứ ba (đã cổ xưa) tức giành lại tất cả những gì đã có và để gắng “ cháy sáng lên “ một lần nữa bằng những đồng tiền không phải do mình làm ra (tôi muốn viết thẳng ra hai tiếng- dầu lửa quá!). Từ những mâu thuẫn nội tại và những xung đột tinh thần bà ta chỉ có một lối thoát – moophin (về lối thoát này, chiếm vị trí hàng đầu bây giờ tại nước Nga là rượu vodka, nhưng như nhà báo Roizman viết mới đây thôi, hơn 100 năm trước Tolstoi cũng đã dự báo ma túy sẽ nhanh chóng thay cho rượu vodka). Có một đoạn như tách khỏi hiện thực, dù không muốn giải quyết hay bị giải quyết , vẫn tồn tại một cách thường trực việc truy tìm kẻ thù (Anna luôn nghi ngờ bất cứ mối quan hệ nào của Vronsky!), cùng thái độ hoài nghi giữa các bạn bè. Chính từ đây trong Anna còn le lói niềm hy vọng. Nhưng ăn vụng không biết chùi mép- ở những mệnh phụ quý tộc là những tình nhân, còn ở các đức ông chồng của họ là bọn đào hát. Có những mực thước thế nào cũng đúng cả. Nhưng những luật chơi như vậy không mang tới điều gì là sáng sủa, tốt đẹp.

Nói đại thể ra, nước Nga đang lăn tròn vùn vụt phía dưới gầm chuyến xe lửa.Và hình ảnh kết thúc bộ phim không gì lựa chọn được hơn thế: Ông Karenin ở giữa cánh dồng hoa với hai đứa con của Anna. Không có gì thay đổi cả. Nàng gục ngã như chú ngựa trong cú phi nước kiệu hoang tưởng của Vronsky. Bản thân Tolstoi đã định trốn chạy khỏi cái nước Nga như thế. Ông cũng định bằng xe lửa . Có thể nói, ông già tắt thở cũng như Anna.  Phương Tây- không phải là con đường của chúng ta.