Tôi đã nghĩ rằng Tarantino chỉ ngồi bên mộ B.Pasternak đâu đó 2, 3 phút. Nhưng ông ta đã lưu lại nơi đó gần nửa tiếng đồng hồ. Tôi đã cởi tấm áo khoác ngoài trao vào tay ông, để ông mặc, lo ông bị cảm. Tôi chụp vài kiểu ảnh, sau đó không chụp nữa: Tarantino tựa như bị bỏ bùa, ông hầu như “thoát xác”



ĐẠO DIỄN QUEEN TARANTINO ĐÃ TỪNG TỚI THĂM MỘ BORID PASTERNAK

Đạo diễn Mỹ- Queen Tarantino là một nhân vật kỳ lạ, với những khám phá, thể nghiệm làm phim không giống ai, đang nổi danh tại Hollywood. Tại Lễ trao giải Oscar năm 2020, bộ phim “Có một lần ở Hoolywoodcủa Queen Tarantino cũng là một trong những tác phẩm sáng giá lọt vào danh sách đề cử trao giải… Đạo diễn Queen Taratino từng sang nước Nga khi ông tham dự Liên Hoan Phim Quốc tế Moskva lần thứ 26, diễn ra vào tháng 6- 2004. Có cảm giác Liên hoan phim không phải là mục đích chính trong chuyến thăm Nga lần ấy của ông.

NỬA GIỜ BÊN MỘ THIÊN TÀI NGA
Vừa bay tới Nga, Queen Tarantino đã ngỏ ý muốn được tới thăm ngôi mộ của Boris Pasternak – tác giả của cuốn tiểu thuyết nhận giải Nobel văn học “Bác sỹ Zhivago
Pasternak đối với Tarantino cũng hệt như Puskin đối với chúng ta- Sergei Bermennhev, nhiếp ảnh gia, người được tháp tùng đạo diễn Mỹ tới Peredelkino kể với chúng tôi- Tarantino nói rằng, từ lâu ông ta đã xác lập một mối quan hệ tinh thần với nhà văn Nga mà ông vô cùng yêu mến và kính trọng này.  
Dừng lại Peredelkino, Tarantino chỉ đồng ý gặp phóng viên một trong những kênh truyền hình, mà cũng chỉ gặp khi đã bước qua khu cổng của nghĩa trang. Và thêm một điều kiện nữa, các nhân viên truyền hình sau đó không bám gót ông ta. Các phóng viên đã giữ lời hứa với ông chỉ về mặt hình thức, vào tới nghĩa trang rồi, họ không bỏ sót điều gì không ghi vào ống kính.
Nhiếp ảnh gia Sergei Bermennhev kể tiếp:
-Tôi đã nghĩ rằng Tarantino chỉ ngồi bên mộ B.Pasternak đâu đó 2, 3 phút. Nhưng ông ta đã lưu lại nơi đó gần nửa tiếng đồng hồ. Tôi đã cởi tấm áo khoác ngoài trao vào tay ông, để ông mặc, lo ông bị cảm. Tôi chụp vài kiểu ảnh, sau đó không chụp nữa: Tarantino tựa như bị bỏ bùa, ông hầu như “thoát xác”. Tôi còn nhớ, trên đường tới Peredelkino, tôi đã đề nghị mua hoa để ông đặt trên mộ văn hào, nhưng Tarantino gạt đi, coi như đấy là việc hình thức trong cuộc tiếp xúc của ông với Boris Pasternak. Nửa nghiêm trang nửa bông đùa ông nói với tôi: “Sự giao tiếp tinh thần mới là điều đáng kể!”.
Vài hôm sau, trong một lần trả lời phỏng vấn, Queen Tarantino có kể lại rằng, ngay khi còn nhỏ ông đã học thuộc lòng nhiều bài thơ của Boris Pasternak và nhà văn Nga này luôn là thần tượng văn học đã ảnh hưởng nhiều tới sáng tác của ông.

RẼ VÀO MỘT CỬA HÀNG “McDonald  
Cũng theo lời của nhiếp ảnh gia Sergei Bermennhev, tiếp xúc với Tarantino nhận ra ngay ông xa lạ với thói phô trương làm dáng. Tarantino làm mọi việc không để được đưa lên báo, được ghi hình hoặc để gây một ấn tượng nào đó. Có cảm giác ông hết sức xa lạ với những gì là điểm yếucủa con người.
Vẫn chuyện của Sergei Bremennhev:
- Một Tarantino thường gặp trong các vai phụ ở các bộ phim Hollywood mà chúng ta đã xem khác hẳn với Tarantino “bằng xương bằng thịt. Ngoài đời, ông sợ tốc độ quá nhanh, độ cao và tiếng động quá lớn. Tôi nhớ hôm đưa ông ta tới Peredelkino, dĩ nhiên ông ngồi trên chiếc xe của tôi. Khi xe vừa tăng tốc độ, Tarantino nói ngay: “Sergei, đừng phóng nhanh như vậy!. Tiếng động cơ và ánh đèn pha của các chuyến xe trên đường cũng làm ông khó chịu. Tôi nói với ông, chắc bên New York cũng như vậy. Ông đáp, vì giống nhau nên ở New York ông ít đi ra ngoài đường. Tarantino là một đạo diễn thuần chất người. Ông không thích bạo lực, sự thô bạo, lỗ mãng. Những gì ông thể hiện trong các bộ phim của mình là thế giới thứ hai của ông. Một thứ thước đo, một sự khảo nghiệm khác về cuộc sống.
Trên đường từ Peredelkino trở về, Tarantino yêu cầu dừng lại ở một quán “McDonald”, Sergei Bremennhep ngăn lại với lý do ở đó bán những đồ ăn không thật sạch sẽ, nhưng Tarantino gạt đi và nói ăn cho nhanh, còn nhiều công việc đang chờ. Rồi tự tới quán, ông ta chọn cho mình món bánh mì kẹp giò và món khoai tây rán. Tất nhiên, khách ở cửa hàng nhận ra Tarantino, mong có tấm ảnh chụp với ông. Nhưng Tarantino đã lủi vào giữa đám nhân viên bán hàng thoát ra ngoài xe…

NIỀM XÚC ĐỘNG VỚI AYZANHSTANH, NORSTEN VÀ FRANK.
Sau chuyện xẩy ra ở quán “McDonald”, chuyến thăm viếng của Tarantino có thêm người của Viện Phim Nga tháp tùng. Bởi cuộc thăm viếng của ông là hoàn toàn không có thông báo chính thức.
-Tarantino là một người rất có văn hóa. Trong sáng tác của ông nhiều điều được xác lập trên những liên tưởng thoáng chợt,những hình tượng của chuyện cổ, đồng dao, những dẫn giải mang tính ấn tượng..Vì hiểu được điều đó nên chúng tôi phải lựa lọc để chiếu cho Tarantino xem những gì ở phương Tây không có – Naum Cleiman-Giám đốc Viện phim Quốc gia Nga kể- Ví như “Chuyện cổ tích của những câu chuyện cổ tích của Yuri Norstein, “I van Lôi đế  của Sergei Ayzanhstanh, “Già hơn mười phút của Ghers Frank. Tarantino chưa từng xem những bộ phim này bao giờ. Chúng đã để lại cho anh bạn đạo diễn người Mỹ những ấn tượng mạnh. Tarantino nói: “Lạy chúa, còn nhiều thứ tôi chưa từng biết tới như thế này sao?.
  Câu chuyện của ông Giám đốc Viện phim Nga được tiếp tục:
-Queen Tarantino trưởng thành trong những hiểu biết về Điện ảnh Hollywood, dù ông ta có biết tới Điện ảnh châu Âu. Và đương nhiên ông ta hoàn toàn là một nghệ sỹ lãng mạn. Đôi khi ông ta có diễu cợt, làm sai lạc đi những bộ phim mà ông yêu thích. Một mặt, Tarantino căm ghét sự rập khuôn, mặt khác ông lại biết vận dụng một cách tài tình mối thiện cảm của khán giả đối với những gì họ từng xem, từng hâm mộ. Cũng lại đương nhiên là Tarantino vận dụng rất khéo cung cách  thụ cảm phim mà Hollywood đã tạo dựng nên ở Mỹ. Ông ta hoàn toàn không phải là một tên khát máu như một số nhà phê bình phim của chúng ta cho là như vậy. Mà ngược lại. Bởi thế cần phải có một nụ cười tủm tỉm mong mới hiểu được những tác phẩm của Queen Tarantino.


TÔ HOÀNG
( qua báo chí Nga )