Bộ phim “Chiến tranh 1917” được đề cử  Oscar 2020 cạnh các ứng cử viên sáng giá khác như “Joker”, “Có một lần ở Hollywood, “Những người đàn bà bé nhỏ”…  Xét về phương diện kịch bản văn học, “Chiến tranh năm 1917” có hai nhân vật, nhưng một đã tử nạn ngay chạm vào tới 1/3 bộ phim. Nhân vật còn lại cũng không gặp những “nút thử thách thật gay cấn, không vật vã, dày vò vì một cuộc tình thời cắp sách, cũng không phải đau đớn chia tay với một mối tình chớp nhoáng nơi trận mạc.. Càng xem phim càng cuốn hút. Và bộ phim kể về một cuộc chiến tranh đã trở nên xa xưa mà lại mang tới cho người xem hôm nay một thông điệp hoàn toàn nóng: Hãy tìm mọi cách để không đẩy những sinh mạng làm mồi cho ngọn lửa chiến tranh!



THẤY GÌ QUA BỘ PHIM “CHIẾN TRANH NĂM 1917?

TÔ HOÀNG

Tôi không thuộc lớp người sủng ái loại phim này, nhưng vẫn phải thừa nhận nếu “Chiến tranh 1917” không phải là một kiệt tác đẳng cấp, thì trong mọi trường hợp, nó vẫn là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc. Hiện giờ, điện ảnh quả là đã bội  thực những thủ thuật, những tiểu xảo, những công thức pha chế, những cách lý giải… Tựa như điện ảnh không còn điều gì làm người xem ngạc nhiên. Và cũng không còn điều gì gọi là “mớinữa…

Ấy vậy, trong phim “Chiến tranh 1917”,  chỉ cần xét riêng công việc của nhà quay phim, dĩ nhiên trong sự bàn thảo cùng nhà đạo diễn- đã tìm ra được những phép màu của tính tạo hình và của những suy ngẫm nhiều lớp lang, nhiều yếu tố thị giác. Nói thu hẹp hơn chút nữa, chỉ riêng công tác ghi hình thôi “Chiến tranh 1917 đã xứng là một bộ phim tuyệt tác. Trong suốt bộ phim, máy quay lúc nào cũng ở trạng thái chuyển động. Điều này không đơn giản như một thủ pháp để tạo hiệu quả. Máy quay lướt theo các nhân vật (thường thấy trong các bộ phim về đề tài chiến tranh ) đang khẩn trương … phải thực hiện nhiệm vụ mà cấp chỉ huy giao phó. Người xem dõi mắt theo những nhân vật đang chạy. Mà chạy khá dài trong các giao thông hào. Nhiều nhà phê bình đôi khi nông nổi nhận xét quay phim như vậy có khác gì trong các trò chơi điện tử… Và hình như còn mắc lỗi tu từ gì đây trong câu chữ điện ảnh. Ấy vậy nhưng tu từ của chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng trưng lại cho phép như vậy. Không phải tình cờ mà chính cuộc Thế chiến I lại sản sinh ra trong hội họa cả một loạt những nghệ sỹ biểu trưng. “Chiến tranh 1917 đúng là đã mang chất biểu trưng trong việc lý giải hình tượng thị giác.

Bộ phim quả là đã bỏ bùa mê cho người xem- một thứ bùa mê cưỡng cũng không nổi và đầy nghiệt ngã đối với người xem như tôi. Đó không chỉ là những khúc ngoặt đầy bất ngờ của diễn tiến, những “chộp đuổi không hình dung trước được và những chuyển cảnh rất tài năng của đạo diễn. Đó còn là thứ âm nhạc có phần thần bí, còn là điều gì đó giống như sự lạ lẫm mang chất siêu hình của những việc đang diễn ra trên màn ảnh. Dưới ánh sáng của thiên thần chăng? Sự kiện trong phim tựa như đã được đóng khung khó có thể đặt vào một khuôn mẫu khác cái cuộc Thế chiến I ấy… Đạo cụ và trang phục vượt lên trên những lời khen ngợi. Nhưng đồng thời giống như trong nhiều bộ phim truyện đã gây tiếng vang về đề tài chiến tranh ( “Ngày tận thế” của Mỹ, “Tuổi thơ Ivan của Nga chẳng hạn) dù xuất phát từ nhiều hướng khác nhau nhưng “mặt bên kia của những điều đang diễn ra vẫn hiển hiện đầy ma mị. Hãy nhớ tới chi tiết về khúc ruột của người tử nạn, những chú quạ bay lượn, đàn ruồi vo ve phía trên những xác chết, những chớp lửa đạn nổ khi chạm đất… Có thể nói bộ phim này làm người xem ngạc nhiên bởi những điều có thực mà như hiện ra trong giấc mơ. Đó là tính giả định, cũng lại là những gì không có thực, là thứ phi nhân tính không tưởng tượng nổi. Thậm chí cả những gì sù xì, gai góc. Có thể, “Chiến tranh 1917 là một bộ phim Anh, nên qua tất cả những gì rất t mỉ, rất cặn kẽ vốn là đặc trưng của điện ảnh Anh, ở đây vẫn còn chỗ giành cho những gì trượt qua niềm tự hào vì “chiếc vương miện Anh. Khó mà nói, điều này xuất phát từ đâu và sẽ trôi trượt đến đâu… Có thể bởi vì những người lính Anh vốn dĩ có học, râu cạo sạch sẽ, đùa cợt cũng lịch sự, nói chung họ là những vương tôn công tử… Chỉ rõ một điều, lính Đức hoàn toàn khác..

Bộ phim được làm với sự toan tính cẩn thận, chu đáo hơn tất cả những bộ phim nổi tiếng nhất trước đó về đề tài chiến tranh. Có thể những người đánh giá cao thể loại phim này sẽ tìm thêm những ví dụ, những trích dẫn khác nữa. Và họ còn có thể nhấn nhá thêm ở điểm này, đoạn kia. Không còn nghi ngờ gì, bộ phim được nuôi dưỡng bởi những âm vực cao của triết học và mỹ học. Phim khiến ta nhớ tới kiệt tác điện ảnh “Xa mạc Tac-tarcủa Busati. Đó là khát vọng thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống, ngay cả ở những nơi tưởng như không có thể. Loại điện ảnh kiểu này, đương nhiên, sẽ tìm được mảnh đất màu mỡ chính trên chiến trường Đại chiến Thế giới lần I… Ở nơi ấy, vào thời điểm ấy, loài người nhân hậu, lần đầu tiên, trên một phạm vi lớn đụng độ với thái đô loại biệt và sự hủy diệt những tư tưởng của “đề án một châu Âu khai sáng. Hơi ga, súng liên thanh, những cỗ xe tăng… Nhưng hãy còn đó chút cơ hội nhỏ bé để nhận ra trong con người, chất người. Ấy vậy nhưng chúng ta đang xem “Chiến tranh 1917”ở những thập niên đầu của thế kỷ 21. Và chúng ta biết, những gì sẽ diễn ra những năm kế tiếp… Những đường hào lươn lướt chạy qua trước nỗi khiếp hãi cho mai sau của tính phi nhân. Trước những trại tập trung giết người hàng loạt phía sau các lớp hàng rào kẽm gai…

Nét độc đáo của bộ phim là ở sự tăng tiến cái phi lý trong đường dây phát triển của cốt truyện kể từ màn ảnh. Chúng ta như bị nhấn chìm giữa những xác người; bị nghiến nát bởi vòng bánh xe đẫm máu của chiến tranh. Cái bánh xe ấy cứ xoay mà không hiểu để đạt tới mục đích gì… Màn ảnh đang xy ra những điều chúng ta hoàn toàn không chờ đợi. Hoặc hoàn toàn không như chúng ta tưởng sẽ như thế. Một thứ điện ảnh hết sức thú vị. Thật là tuyệt vời nếu xét ở góc độ xử lý đạo diễn và dựng phim. Không còn nghi ngờ gì nữa, “Chiến tranh 1917 là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của thể loại này trong năm nay. Ý nghĩa triết học ư? Người nào liều mạng thử nói đi, người ấy cần biết nói gì. Lẽ đương nhiên là, phim rất ít có mối liên hệ với cuộc chiến có thực. Đó là một cuộc chơi “kiểu Anh”, một cuộc chơi “về nỗi sợ hãi nơi trận mạc. Chỉ với một chàng trai, một nhân vật duy nhất. Và không khó gì để nói ngay, giống như ở các phim đánh đấm xoàng xĩnh, nhân vật đó đã không bị giết chết. Bị hơi pháo ép, bị thương. Còn có thể gặp thêm những điều bất hạnh khác. Nhưng Thiên thần- Cứu mạng này vẫn không ngưng nghỉ trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Người lính không bị thác nước dìm chết, không bị hơi tử khí nhiễm hại… Và yêu cầu anh lính bao nhiêu sức lực, anh ta đáp ứng bấy nhiêu. Câu chuyện màn ảnh hệt như chuyện kể về một vận động viên chạy đường dài. Tất nhiên, đây là giả tưởng, ở đây không hề bốc mùi thứ gọi là “chủ nghĩa hiện thực”, tuy hơi tử thí tựa như xộc tận tới những hàng ghế cuối cùng của phòng chiếu. Bộ phim này cũng có thể chiếu cho những người đơn giản là thích xem phim khói lửa ùng oàng; nó cũng lại là phim giành cho những người yêu thứ điện ảnh như một nghệ thuật. Bộ phim đầy sức biểu cảm, tạo cho bạn nhiều duyên cớ để suy ngẫm. Người viết muốn nhấn mạnh điều này: các tác giả của bộ phim đã đặc biệt lưu tâm đến các chi tiết ở tất cả các cung bậc khác nhau. Không chỉ ở phương diện tạo dựng bầu không khí của những năm tháng đó, mà còn ở việc chăm chút tỉ mỉ, công phu từng đạo cụ. Xét về phương diện kịch bản văn học , thật thú vị khi quan sát xem các tác giả của bộ phim đã làm phức tạp hóa cuộc sống của nhân vật bởi toàn bộ số lượng các tình huống anh lính phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được trao ra sao. Còn vì sao anh lính nhất thiết phải hoàn thành nhiệm vụ ấy? Đó là một câu chuyện khác. Chỉ có một điều đoan chắc, anh lính không thể trở thành một kẻ đào ngũ. Anh ta cần phải hoàn thành nhiệm vụ được trao.

( Theo báo chí nước ngoài )