Giáo sư Vũ Hà Văn cho rằng: “Nếu quan niệm Giáo sư là chức danh cho những người làm hai nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo, thì không nên lấy điểm nghiên cứu bù vào đào tạo. Khoai ra khoai mà bo bo ra bo bo”




GIÁO SƯ DẬY SÓNG

VŨ HÀ VĂN

Chả có nước nào giáo sư "được" dậy sóng nhiều như nước ta.

Đáng tiếc, sóng lại chả mấy khi liên quan trực tiếp đến các hoạt đông khoa học, hay đào tạo, của họ.
Chuyện đếm bài tính điểm, nghe nó cứ thế nào. Bởi nhiều lẽ

-Quan trọng của bài vở là chất lượng chứ không phải số lượng. Chẳng hạn đăng ở đâu rất quan trọng. Có nhiều tạp chí, hay conference proceeding, môt năm nhận mấy nghìn bài, thì chả hiểu họ review kiểu gì. Bên Mỹ nhiều người nộp CV để xin việc, thậm chí còn đề mỗi bài dài bao nhiêu trang, chẳng phải họ khoe mẽ, mà vì các tạp chí lớn rất khe khắt trong việc đăng bài dài (ngay việc tìm được ngươi ngồi review những tác phầm 50+ trang này cũng đã mất vài tháng).

-Một tiêu chuẩn chất lương khác là chỉ số trích dẫn. Môt số tạp chí được mệnh danh là "write-only" là bởi gần như cái gì họ cũng nhận, và chả ai đọc hết. Bài nào viết ra 5 năm không có trích dẫn nên tính điểm âm, vì hiệu ứng rõ rệt nhất của nó là làm tốn giấy. Nói chung viết môt bài có 10N trích dẫn khó hơn nhiều viết 10 bài mỗi bài có N trích dẫn.

-Văn hoá đăng bài các ngành khác nhau, có ngành môt năm viết 1,2 bài đã là năng suất. Có ngành môt năm viết 5-6 bài là bình thường. Dùng môt khuôn chung rất khó.

Nếu quan niệm GS là chức danh cho những người làm hai nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo, thì không nên lấy điểm nghiên cứu bù vào đào tạo. Khoai ra khoai mà bo bo ra bo bo.

Về lâu dài, thì nên để các trường họ tự bầu ra GS của họ. Các trường tốt ở VN đã rất chú ý vấn đề ranking, họ sẽ tự quan tâm bảo vê chất lượng vì lợi ích của bản thân. Còn thì GS cũng chỉ là tên của một nghề nghiệp , như là cầu thủ bóng đá.
Cầu thủ của Barcelona và Hoàng Anh Gia Lai cũng đều là cầu thủ như nhau, có điều xem Barcelona thì hình như cũng thấy hơi khang khác.