Bàn về các lỗi trong nói, viết tiếng Việt hiện nay thì nhiều vô thiên lủng, viết cả chục bài cũng chưa hết. Mà có ai nghe ra chăng? Hay lại cho rằng nhiều chuyện, rằng rnh quá, rằng rách việc? Không nói ra thì tức, tiếc, bực và buồn quá.




TIẾNG VIỆT VỠ NÁT

TQ NAM

Trên báo Văn nghệ số 34, ra ngày 24/8/2019 có bài Vọng ngoại – Một tư tưởng nô lệ về văn hóa của tác giả Trần Bảo Hưng phê phán một số trường hợp nói, viết và sử dụng sai từ đang phổ biến hiện nay trong xã hội, tôi xin được có đôi điều trao đổi, bàn lại và bàn thêm. Nhìn chung tôi đồng ý với tác giả bài viết, nhưng thật ra có những cái đã bị phê phán từ rất lâu rồi nhưng … Và cũng có cái tôi không đồng ý.
*
Đầu tiên là cấu trúc làm bởi ai. Nhớ nhiều chục năm trước ông Cao Xuân Hạo đã từng lên tiếng, có điều khi đó cách viết nầy chưa phổ biến lắm, nhưng đôi năm trở lại đây thì nở rộ, không chỉ ở các trang mạng lá cải, tay mơ viết mà có cả ở các trang mạng nghiêm túc, bài do những bậc khoa bảng (trong và ngoài nước) viết. Thật ra đây không phải là vọng ngoại mà (gọi cho đúng tên) là dốt tiếng Việt. Người ta cứ thấy cấu trúc trong tiếng Anh “be do something by someone là dịch ngay là “làm bởi ai mà không thấy là tiếng Việt không có cấu trúc bị động. Thử hỏi trong sinh hoạt hằng ngày có ai nói “Con chuột bị ăn bởi con mèo? Hay ai ai cũng nói “Con mèo ăn con chuột? Tức chủ ngữ (ngữ pháp) tiếng Việt cũng phải là chủ thể của hành động (ngữ nghĩa). Cấu trúc bị động có trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, ai biết tiếng Anh, Nga, Pháp thì thấy rất rõ điều nầy. Cứ thấy người Anh nói, viết có “bylà liền phun ra “bởi mà không thèm để ý tới “by trong cấu trúc nầy người Anh muốn chỉ chủ thể hành động không là chủ ngữ của câu (trong tiếng Pháp thì có từ par, tiếng Nga thì danh từ ở cách Năm). Từ “bởi trong tiếng Việt dùng để chỉ nguyên nhân, xin mời xem Từ điển tiếng Việt (nxb KHXH, 1988, Hoàng Phê chủ biên, tr 102) giải thích nghĩa từ bởi ra sao:
Bởi: k. 1 (thường dùng trước một cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ) (chữ viết đậm là do người dẫn nhấn mạnhtừ biểu thị điều sắp nêu ra là lý do hoặc nguyên nhân của một việc được nói đến; vì). bởi anh chăm việc canh nông, cho nên mới có bồ trong bịch ngoài (cd.). 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là người hay vật gây ra trạnh thái đã nói đến. Bị trói buộc bởi tập quán cũ. Trăng lu vì bởi đám mây… (cd.).
Thật ra trong các từ đển Anh-Việt từ by còn có nghĩa là của.
Ví dụ: inspected by xyz phải dịch là kiểm định của xyz chứ không dịch là kiểm định bởi xyz.
By còn có nghĩa là bằng. Ví dụ: made by iron nghĩa là làm bằng sắt chứ không là làm bởi sắt.
Hãy thử so sánh thì sẽ thấy cách dùng khác nhau của từ “by với từ “bởi:
1.  BY trong tiếng Anh luôn liền sau nó là một danh từ hay một cụm danh từ/danh ngữ (danh từ và tính từ có chức năng tính ngữ) chỉ chủ thể hành động. PAR trong tiếng Pháp cũng y vậy.
2.  BỊ/ĐƯỢC/BỞI trong tiếng Việt luôn liền sau nó là một cụm Chủ-Vị.
Đ rõ hơn về Bị, được, bởi tôi xin trích một đoạn của ông Cao Xuân Hạo hết sức thú vị như sau: Động từ “được đặt trước một động từ khác diễn đạt các ý nghĩa nói rằng đó là một mối lợi mà chủ thể được nhận (un avantage reçu) hay một kết quả may mắn mà chủ thể thu được (un heureux résultat obtenu):
- Người ấy được khen.
- Tôi được đi xem hát.
Ba động từ “bị, “mắc, “phải đặt trước một vị từ khác diễn đạt cái ý nói rằng đó là một sự bất lợi mà chủ thể phải chịu (un désavantage subi):
- Người kia bị đánh.
- Nó phải phạt.
- Anh ấy mắc lừa.
Ở đây, các từ được, bị, mắc, phải được coi là động từ (verbe) bình thường (chứ không phải trợ từ – auxiliaires) và ba tác giả tuyệt nhiên không nhắc đến thái bị động (voix passive)”.
(Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt (nxb Trẻ, 2001), Nhân đọc lại một cuốn sách cũ, trang 44).
Cách nói, viết dịch sai này hiện lan tràn tới khó chịu và đáng xấu hổ, thậm chí xuất hiện trên cả các đài truyền hình trung ương lẫn địa phương. Hôm nay mà ông Cao Xuân Hạo sống dậy, không biết ông có còn than tiếng Việt què quặt, dị dạng nữa hay một từ nào thê thảm hơn để diễn tả?
*
Về cách viết tắt có chữ K, tôi có phần chấp nhận. Chữ K du nhập vào tiếng Việt có lẽ bắt nguồn từ sự cố máy tính Y2K hồi cuối thập niên 1990. K là viết tắt chữ kilo trong các thứ tiếng Anh, Pháp, v.v. có nghĩa là một ngàn, và K được dùng như một ký hiệu. Nếu như là một ký hiệu thì ta chấp nhận được như các ký hiệu đã quen bấy lâu như kg, km, l, v.v. đã du nhập vào tiếng Việt và đã được Việt hóa; v lại ngôn ngữ có tính tiết kiệm. Cái sai ở đây là 2K nghĩa là 2.000 đồng, tức thiếu mất chữ đồng, vậy nên nói hay viết 2K là nói cụt, vô nghĩa. Tức cũng là dốt.
*
Về những cái tên MobilFone, VinaFone, v.v. tôi cũng có cái nhìn khác. Thật ra đây chỉ là những cái tên tắt. Một doanh nghiệp có thể có một cái tên đầy đủ cùng một cái tên tắt đễ dễ tạo tnh thương hiệu, tiện trong quảng cáo, làm logo, v.v. thường thấy trên thế giới. có điều người ta khéo hơn mình. Ví dụ Hàn có Hyundai, mà Huynday là phiên âm Latinh của âm Hán- Cao Ly có nghĩa Hiện đại. Pháp có France Telecom viết tắt từ société française de télécommunications (Công ty Viễn thông Pháp). Tại miền Nam trước năm 1975 cũng có nhiều công ty tạo tên tắt như vậy: Vicasa (Việt Nam cán sắt, nay là CT CP thép Biên Hòa), Vissan (Việt Nam kỹ nghệ súc sản, nay cũng vậy, nhưng thêm Cổ phần).
Tôi không quá khắt khe, nhưng hãy coi chừng: Viettel bị đọc, nói là Việt Teo! Học đòi ở đây t nhất là các cơ quan nhà nước. Ủy ban Nhân dân Phường mà cũng dịch ra tiếng Anh làm gì, hội nhập với thế giới phẳng, toàn cầu hóa chăng? Có anh Tây nào cần biết tới Ủy ban Nhân dân Phường khi tới Việt Nam chơi hay làm việc? Mà liệu các anh Tây vào thì lấy đâu ra nhân viên biết tiếng Tây tiếng U đặng giao dịch? Cao lắm là phun ra mỗi tiếng Hế lô (thay vì Hê Lốô cho đúng trọng âm, ngữ điệu tiếng Anh).
*
Một cái học đòi- dốt tiếp là “xuống cấp
Có xuống cấp hay không? Hơn mười năm nay các tổ chức nhà nước, truyền thông giới trí thức và bàn dân rất hay nghe mấy cụm từ văn hóa xuống cấp, giáo dục xuống cấp, đạo đức xuống cấp, nhà xuống cấp, v.v. nghe sau thấy khó hiểu quá.
Để dễ hình dung, trước tiên ta thử tìm hiểu cái sự phân cấp nhà. Theo các văn bản luật và pháp quy ban hành và hiện hành thì nhà có bốn cấp: biệt thự thuộc cấp I, nhà kiên cố thì cấp II, nhà bán kiên cố thì cấp III, nhà với vật liệu tạm bợ thì cấp IV. Vậy có hay chăng, một cái biệt thự sau vài chục năm bỏ hoang sắp sụp đổ thì thành nhà cấp IV (nhà tranh vách đất) chứ không còn thuộc cấp I  biệt thự? Lại phì cười văng nước miếng!
Trong Nhiệt đới buồn (Tristes Tropiques), Claude Lévi-Strauss nói rõ là ông không quan niệm thứ văn hóa cao với thấp mà chỉ có các loại hình văn hóa khác nhau. Để cụ thể ông đưa ra một sự so sánh: dân thành phố New York tự hào mình là người văn minh, thuộc nền văn hóa bậc cao nhưng lại tàn phá thiên nhiên; còn thổ dân vùng Amazon còn sống đời hoang dã lại sống cùng và bảo vệ thiên nhiên! Vậy, Lévi-Strauss đặt câu hỏi, ai văn minh hơn ai, ai thuộc nền văn hóa cao hơn? Mà cũng không cần nhìn qua trời Tây, xứ ta cũng có người cùng thời với Lévi-Strauss hỏi tương tự, đó là bác sỹ Nguyễn Cảnh Chi. Khi đó ông, theo lời của ông Nguyên Ngọc, khi đi điền dã cao nguyên trung phần, vị bác sỹ nầy nhận xét: trong khi người sắc tộc ở đó cũng nhiều chí, rận như người Việt và họ cũng ngồi bắt chí, rận cho nhau. Cái điều khác là người sắc tộc thì dùng hai móng tay ép cho chí, rận cho chết chứ không đưa lên miệng cắn cái bép như người Việt! Và ông đặt câu hỏi: ai biết vệ sinh hơn ai?
*
Rồi Văn hóa hay không là văn hóa? Do, như được biết, hiện có đâu độ 300 định nghĩa khác nhau, tôi không chép ra đây một loạt định nghĩa của riêng học giả nào, tôi xin nêu cách mình quan niệm của mình từ sự học của bản thân. Văn hóa là từ gốc Nhât- Hán- Việt, do là khi người Nhật tiếp xúc với phương Tây rồi dịch các sách Tây cho dân mình học, họ đã dịch từ “culture ra tiếng Nhật bằng cách dùng các gốc từ Hán mà cấu tạo từ mới Văn hóa, người Hán và người Việt cứ theo đó mà đem vào tiếng mình, thậm chí các từ văn hóa, giai cấp, công sản, v.v được Trung Quốc xem là từ ngoại lai dù được viết bằng chữ Hán. Truy nguyên này được nhiều tác giả đề cập. Do vậy, theo thiển ý tôi, để xác định nội hàm của từ văn hóa, ta phải nhìn lại xem từ “culture trong tiếng Anh là gì, ví dụ:
LiveScience: Culture is the characteristics and knowledge of a particular group of people, encompassing language, religion, cuisine, social habits, music and arts. Văn hóa là một nhóm các đặc trưng và kiến thức của một nhóm người cụ thể, bao gồm ngôn ngữ, tín ngưỡng, ẩm thực, tập quán xã hội, âm nhạc và nghệ thuật).
Cambridge dictionairy: the way of life, especially the general customs and beliefs, of a particular group of people at a particular time (cách sống, đặc biệt là phong tục và niềm tin chung, của một nhóm người cụ thể tại một thời điểm cụ thể).
Và đặc biệt là Tuyên bố chung của UNESCO về đa dạng văn hóa năm 2002 với định nghĩa: “Reaffirming that culture should be regarded as the set of distinctive spiritual, material, intellectual and emotional features of society or a social group, and that it encompasses, in addition to art and literature, lifestyles, ways of living together, value systems, traditions and beliefs”. (Tái xác nhận rằng văn hóa phải được xem là tập hợp các đặc trưng diện mạo về tâm hồn, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và rằng nó bao gồm cả nghệ thuật và văn học, lối sống, cách chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin).
Cái chung nhất của các định nghĩa nầy thì (1) văn hóa luôn là một tập hợp các giá trị của một cộng đồng, (2) văn hóa không riêng chỉ những gì hay, gì tốt, gì đẹp mà phải bao hàm cả xấu, d, tệ! Vậy nhưng, không hiểu sao từ độ sau năm 1975 người Sài Gòn lại nghe mấy thứ “vô văn hóa”, “mất văn hóa”, “trình độ văn hóa”; độ mươi năm trở lại đây lại nghe thêm “văn hóa giao thông”, “văn hóa công sở”, thậm chí “văn hóa phong bì” mà phì cười văng nước miếng! Vậy thì đã có văn hóa tất phải có phi văn hóa = phản văn hóa (theo kiểu vật chất với phản vật chất hay hạt với phản hạt vậy), nghĩa là làm gì có chuyện vô với mất ở đây? Sao không dịch “reading culture” là thói quen đọc sách, ví dụ vậy, dịch là văn hóa đọc sách nó mới sang chăng? Từ “culture trong tiếng Anh còn có một nghĩa khác (thứ hai) là thói quen kia mà! Riêng tôi thích nhất là một câu của bậc trí giả nào đó (M. Goorki?) mà nay không còn nhớ, đại ý văn hóa là thế giới thứ hai do con người tạo nên bên cạnh nhiên giới. Còn nhớ xưa kia bà nội tôi có lần chửi ai đó “thằng cha, con gái mẹ mầy không biết dạy mầy, đồ mất dạy!” chứ bà không hô là vô hay mất văn hóa chi cả. Hóa ra một bà già mấy lần học bình dân học vụ mà mỗi lần đọc truyện Tàu cứ phải đánh vần to tiếng mà rành tiếng Việt hơn các nhà khoa bảng thời “ra ngõ gặp tiến sỹ”!
Cuối cùng, xin chớ xé vụn văn hóa ra thành nhiều mảnh mà thật ra đó chỉ là những thành tố cấu thành văn hóa mà thôi!
*
Bàn về các lỗi trong nói, viết tiếng Việt hiện nay thì nhiều vô thiên lủng, viết cả chục bài cũng chưa hết. Mà có ai nghe ra chăng? Hay lại cho rằng nhiều chuyện, rằng rnh quá, rằng rách việc? Không nói ra thì tức, tiếc, bực và buồn quá. Từ lâu rồi tôi không xem truyền hình nữa, đọc báo thì chỉ đôi tờ. Tại sao? Tôi lười, tôi không có thời gian, hay…? Không, tôi kinh sợ phải nghe hay đọc cái thứ tiếng Việt, chữ Việt vỡ nát ấy…


Nguồn: Văn Nghệ