Ngày 24-9 hàng năm là kỷ niệm sinh nhật của nhà văn Mỹ nổi tiếng Francis Scott Fitzgerald, tác giả của các cuốn tiểu thuyết “Đi về hướng Thiên đường”, “Đêm dịu dàng, Gatsbi vĩ đại”…. Fitzgerald là ngôi sao văn học của thời đại mình, nhưng sau những thăng tiến vùn vụt, những thất bại như chờ đón ông. Thất bại không chỉ trên con đường công danh mà cả trong cuộc sống riêng tư. Vào cuối đời ông, không một tác phẩm nào được tái bản. Bà vợ ông mắc chứng tâm thần nặng còn chính ông thì rơi vào những cơn say rượu triền miên.


VINH QUANG NGẮN NGỦI CỦA  TÁC GIẢ “ĐI VỀ HƯỚNG THIÊN ĐƯỜNG”

TÔ HOÀNG

Giấc mơ Mỹ
Scott Fitzgerald sinh trưởng trong một gia đình doanh nhân không thành đạt. Nhưng nhờ vào người ông ngoại-một người nhập cư từ Irlans biết gom tích tài sản bằng nghề bán tạp hóa, Fitzgerald không phải lo lắng nhiều đến tiền bạc và đủ sức theo học tại các ngôi trường danh tiếng dành cho con cái nhà giàu. Thời còn là học sinh hoặc sinh viên, Fitzgerald không nổi trội bởi trí thông minh. Vào trước kỳ thi tốt nghiệp tại Trường Đại học Tổng hợp Princeton, chàng trai tình nguyện nhập ngũ vì hiểu rằng có thi cũng không đỗ. Nhưng trên con đường công danh của mình trong tương lai thì chàng trai lại luôn luôn ấp ủ nguyện vọng được trở thành một nhà văn. Nếu đối với một người bạn cũng là người cùng thời của ông- Ernest Hemingway, chủ đề chính trong sáng tác là chiến tranh thì đối với tác giả của “Gatsbi vĩ đại chủ đề chính của toàn bộ tác phẩm mà nhà văn theo đuổi là giấc mơ Mỹ và sự phá sản của giấc mơ đó.
Thời gian phục vụ trong quân ngũ đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nhất trong đời Fitzgierald: Nhà văn đã viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông và làm quen với người vợ sau này. Đó là cô gái tóc bạch kim Zelda Seir. “Tôi đã bị nàng hút hồn và liền quyết định tấn công. Seir là một cô gái đẹp nhất mà tôi được gặp trong đời. Ngay lập tức tôi hiểu rằng cô gái ấy phải trở thành vợ mình”, sau này, Fitzgierald nhớ lại. Nhưng cha của cô gái, một quan tòa tại bang Alabama lại không muốn con gái mình tác hợp với một chàng trai không tương xứng và đã làm mọi việc để cản trở tình yêu của cô con gái.
Nhưng rồi vào một thời điểm thích hợp nhất, “giấc mơ Mỹ” của Fitzgierald bùng nổ: Ông chủ xuất bản có tiếng tăm Mark Perkins giúp đỡ nhà văn mới tập tõm vào nghề bằng cách cho in cuốn tiểu thuyết “Đi về hướng Thiên đường của Fitgierald. Và đúng như ông chủ xuất bản chờ đợi, các nhà phê bình và tất cả đám công chúng đều sửng sốt thán phục cuốn sách. Chính đề tài của cuốn tiểu thuyết đã động chạm tới vấn đề cấp bách của nước Mỹ: cơn sốt của thanh niên Mỹ vì sống mà không thấy tương lai trong những năm sau chiến tranh. Ngay một số nhà văn cũng bất ngờ bởi dư luận ồn ào quanh cuốn sách: Mới hôm qua Fitzgierald còn là một anh chàng trai tỉnh lẻ, chưa ai biết mặt, biết tên; thế mà hôm nay trước anh ta đang mở ra con đường rộng thênh bước vào thế giới văn học. Chỉ vài tháng sau khi cuốn sách ra đời, cuối cùng Fitzgierald đã có thể gột dựng cuộc sống riêng tư của mình. Nhà văn cưới người mình yêu và cùng nhau sống tại một khách sạn sang trọng nhất ở New York.
Và bắt đầu “đời sống kép của nhà văn: vừa lao động văn chương nhọc nhằn, căng thẳng vừa sống một cuộc đời sa hoa, viên mãn...

Nối gót Gatsbi
Fitzgielard và Zelda sống tại một ngôi nhà rộng rãi và đẹp đến độ giới thượng lưu phú cho hai người biệt danh là Hoàng Tử và Công chúa của thế hệ mình. Hơn thế, hai người còn khiến chung quanh chú ý bởi những trò tinh nghịch không giống một ai: ví như trượt giày thể thao trên nóc taxi ở Manhatta; tắm dưới vòi phun nước, trần như nhộng bước vào nhà hát… Hầu như toàn bộ giới thượng lưu ở New York bị cuốn theo lối sống sa hoa, phóng túng của vợ chồng Fitzgielard. Khi say rượu Fitzgielard và bà vợ còn diễn màn kịch ghen tuông trước mặt mọi người. Tuy nhiên, nhà văn vẫn suy nghĩ về lối sống và cách hành xử của mình: “Tôi không rõ nữa, tôi và Zelda là những con người thực hay là những nhân vật một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi nữa”. Ấy vậy nhưng nhà văn vẫn tiếp tục lối sống ồn ào, vô lo vô nghĩ như thế.
Trong cuốn “Ngày lễ, anh luôn ở bên em của mình, thậm chí E. Hemingway đã tỏ ý phán nàn về cặp vợ chồng ngông cuồng này. E.Hemingway cho rằng rượu và Jelda đã là hai chất độc hại chính trong cuộc đời nhà văn tài năng Fitzgielald, khi viết : “Zelda ghen với Fitzgierald vì thành công của anh ta đến độ chúng tôi cũng nhận ra. Fitzgierald quyết định không đi tới các cuộc chén chú chén anh nữa, sẽ chơi thể thao và làm việc đều đặt hàng ngày.Anh ta bắt tay vào thực hiện quyết tâm đó, thường khước từ lời chèo kéo của Jelda đòi tới các quán rượu để giải sầu. Hai người cãi nhau, rồi làm hòa. Fritzgierald cùng tôi tham gia những chuyến đi chơi xa để lãng quên bệnh nghiện rượu và thực hiện quyết tâm bắt tay vào công việc. Và quả là anh ấy đã ngồi vào bàn. Nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy...”.
Càng ngày hai vợ chồng nhà văn càng ngốn nhiều tiền hơn, và vì thế Fitzgielard càng phải viết nhiều hơn. Nhà văn không dấu giếm lương tâm ông bị dày vò, vì để kiếm ra những đồng tiền một cách dễ dàng, ông buộc phải nhượng bộ yêu cầu của nhà xuất bản và tự hạ thấp giá trị nghệ thuật trong những chuyện kể của mình. Ấy vậy, dù trong hoàn cảnh như thế ông vẫn viết ra cuốn “Gatsbi vĩ đại- một tác phẩm cho đến tận hôm nay vẫn được coi là một kiệt tác của văn học Mỹ giai đoạn được mênh danh bằng mấy tiếng “Kỷ nguyên của nhạc Jazz.
“Tình yêu – đó là thế gới nội tâm không thể cắt rời” . Nàng thơ của E.Hemingway là cô gái Mỹ Agness Fon Curovski, nữ y tá tại một viện quân y nơi E.Hemingway nằm lại sau lần bị thương vì đã cứu một lính bắn tỉa người Ý . Trên thân thể của anh lính trẻ người ta đếm được tới 227 chỗ bị bầm nát với 26 mảnh đạn. Sau những lần trò chuyện với cô y tá Agness trong những phiên cô ta trực đêm, những thiên sứ tình yêu đã chắp cánh bay tới: Hemingway yêu say đắm cô nữ ý tá ấy ở tuổi 19 của mình. Riêng về phương diện này, F.Fitzgierald có vẻ giống mà lại không giống với E.Hemingway!

Chiếc đĩa bị bể nát
Một trong những tác phẩm nhiều không đếm xuể của Fitzgierald sau “Gatsbi vĩ đại là cuốn tiểu thuyết “Đêm dịu dàng”. Ở cuốn này nhà văn tiếp tục đề tài về thứ uy lực ghê gớm của sự giàu có. Nhưng để có thêm những khám phá mới trong lĩnh vực văn chương đích thực thì Fitzgieral như đã cạn sức. Bởi trong cuộc đời ông đã xẩy ra những tai họa. Jelda, người mà nhà văn hết sức yêu quý bỗng đổ bệnh. Để trả khoản tiền tốn kém chữa trị cho vợ, nhà văn càng phải lao động cật lực hơn. “Bây giờ tôi sẽ viết những gì ít giá trị chừng nào tôi kiếm đủ tiền mới mong bắt tay vào một cuốn sách nghiêm chỉnh. Điều này hoàn toàn không phải là mong muốn của tôi.
Nhà văn tài năng này gạt sang bên những thể loại văn học nghiêm túc để bắt đầu viết những truyện ngắn cho các tạp chí thời trang, kịch bản phim cho Hollywood. Những gì mà Hemingway gọi là “đang làm điếm văn chương chữ nghĩa. Bản thân Fitzgierald thì cho rằng ông đã mang lại bất hạnh cho Jelda. “...Sau đó mộng ước của cha không thành, vào một ngày đẹp trời, cha vẫn quyết định lấy mẹ con, dù cha hiểu rằng bà ấy là người rất kiêu sa và không hợp với cha. Cha lập tức thấy hối hận đã lấy mẹ con. Cũng ngay từ những ngày đầu sau hôn nhân ấy, cha tập thói quên chịu đựng và quy hàng để học yêu mẹ con theo một cung cách mới. Con ra đời, trong gia đình ta xuất hiện một thời gian dài đoạn đời khá hạnh phúc. Nhưng cha buộc phải chịu phân thân- mẹ con muốn cha làm việc vì bà ấy, chứ không phải để thực hiện những ước muốn của cha- Fitzgierald đã viết như vậy ở một trong những bức thư gửi cô con gái duy nhất của mình.
 Và cứ thế từng ngày trôi qua nhà văn càng chìm sâu vào nỗi khổ đau khi nhận ra sự bất hạnh của bản thân. Nhưng khoảng thời gian đó kéo dài cũng không bao lâu. Ở tuổi 44, Scott Fitzgerald mất vì chứng nhồi máu cơ tim.Jelda  chết trong một đám cháy xẩy ra tại bệnh viện tâm thần nơi bà nằm điều trị, sau chồng 8 năm.
Không lâu trước khi chết, Scott.Fitzgierald, tác giả của cuốn tiểu thuyết lừng danh “Gatsbi vĩ đại đã tự ví minh như một cái đĩa bị vỡ nát, khi nhà văn có ý thức rằng ông đã thất bại hoàn toàn- cả trong cuộc sống riêng tư lẫn trong văn nghiệp.