Góc nhìn của nhà phê bình Tô Hoàng: Dù đề cập tới đề tài gia đình, xã hội nhưng "Về nhà đi con " vẫn khai thác ở khía cạnh Lành. Vì là phim truyền hình mà! Ví như, nếu Thư vốn là một cô gái thực dụng, biết nhún nhường, nhấn nhịn tất cả để khai thác "kho vàng" gia đình của Vũ? Ví như Nhã không trả thù, mà thực lòng yêu Vũ, làm lợi cho gia đình Vũ?



Bài học gì sau thành công của bộ phim "VỀ NHÀ ĐI CON”?
TÔ HOÀNG 

Xin nêu vài  điểm LẠ của bộ phim truyện truyền hình nhiều tập này:
-Giục nhau thu xếp công việc, để 21 giờ ngồi trước màn ảnh nhỏ, đón xem tập tiếp.
-Nhớ tên các nhân vật trong phim: Huệ, Khải, Vũ “chết vì gái,bé Dương ham game, ông Sơn “cá chuối đắm đuối vì con”...  Nhớ cả tên những diễn viên thủ vai : Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Quốc Trường, Bảo Hân, Trung Anh..
- Sau mỗi tập, hôm sau ở chợ, ở các siêu thị, cửa hàng bàn nhau về diễn biến tập tiếp.
- Không có các ông trùm, băng đảng; không cần hé cửa nhìn vào thế giới phía sau của các gái bán hoa… phim vẫn hấp dẫn, cuốn hút
-Nhiều lời ăn tiếng nói “đời thường” đưa vào phim hợp lý, vui, không dung tục..
- Người xem bàn nhau: Nên kết thúc ở tập nào ? Có nên làm tiếp không sau khi phim kết thúc?

Đế có một cái nhìn công bằng, khách quan, đánh giá cho hết NHỮNG ĐIỂM MẠNH,  NHỮNG THÀNH CÔNG của bộ phim này, một điều kiện khá tiên quyết: Bạn phải là người xem rất nhiều, và ngán đến tận cổ cả vài trăm bộ phim truyện truyền hình dài tập rải chiếu trên màn ảnh nhỏ hàng chục năm nay.
Vậy những điểm mạnh của "Về nhà đi con" là gì đây?  
1- Bám sát vào thực tế đời sống (chứ không phải bịa tạc nhăng nhít của những bộ óc tưởng tượng "chim sẻ" hoặc gom nhặt, dính kết những gì "thuổng cáy" từ các phim Hồng Công, Hàn quốc, Đài Loan… như trong rất nhiều bộ phim trước nó..). Đây là yếu tố số 1 bảo đảm cho thành công của bộ phim.
2- Cốt chuyện ( đường dây kịch bản ) phát triển khá hợp lý. Không có những mâu thuẫn giả tạo, những sự bịa đặt vô lý, gượng gạo, khiên cưỡng. Thoại giữa các nhân vật sinh động, phù hợp tình huống và diễn tiến tâm lý.
3- Các nhân vật phảng pht bóng hình những con người có thật trong cuộc sống. Không phải là những hồn ma bóng quỷ vật vờ, những ma-nơ-canh. Thấp thoáng ở nhân vật này, nhân vật kia đã thấy xuất hiện cá tính, hoặc tính cách (điều hiếm thấy trên phim ảnh VN ta). Cũng chính từ điểm này, diễn viên có "đất diễn ".
4- Kịch bản và công tác biên tập có nghề, chu đáo. Chỉ đạo hiện trường quay chững chạc, mang tính chuyên nghiệp. Diễn viên không chỉ “ nhập vai “ mà còn sống với vai. Đây cũng là chuyện đã trở nên xa lạ với phim truyện truyền hình nhiều tập.
5- Để có ngần ấy tập phim khá “vững tay”, không thất thường tập hay tập dở,  chắc hẳn  công tác hậu trường (ví như tổ chức ăn ở cho diễn viên, tạo bầu không khí thân ái, gia đình cho tập thể những người làm phim; duy trì kỷ luật giờ giấc để thực hiện các cảnh quay và quy trình làm một phim nhiều tập..).phải được lo lắng, chăm nom rất công phu, chu toàn   ...Điều này chỉ anh chị em tham gia “ Về nhà đi con” mới lên tiếng khẳng định chỗ mạnh của VFC ( tức Hãng phim của Đài Truyền hình VN ).   
Dĩ nhiên, dù đề cập tới đề tài gia đình, xã hội nhưng "Về nhà đi con " vẫn khai thác ở khía cạnh LÀNH. Vì là phim TRUYỀN HÌNH mà! (Ví như, nếu Thư vốn là một cô gái thực dụng, biết nhún nhường, nhấn nhịn tất cả để ' khai thác "kho vàng" gia đình của Vũ? Ví như Nhã không trả thù, mà thực lòng yêu Vũ, làm lợi cho gia đình Vũ ?.. Cốt kịch phim  sẽ diễn tiến ra sao ?). Chứ ngay trong khuôn khổ gia đình VN hôm nay thôi, chắc còn nhiều xung đột dữ dằn, ghê gớm hơn nhiều. Khen cho Biên kịch, Biên tập của "Về nhà đi con " biết tôn trọng tính AN TOÀN cho một phim truyền hình !
Phim có thể kết thúc ở tập 60 hay sớm hơn. Nhưng kéo dài đến 85 tập là vì "THỪA THẮNG SỐC TỚI" để nhắm cái đích GOM BỘN DOANH THU! Mong bà con cô bác thông cảm !!!
Mừng cho "Về nhà đi con". Nhưng cũng mong đừng có những bộ phim khác mắc bệnh "nhai lại" của trâu, bò !


Top of Form