Người đàn bà này đã từng bắt tay Ronaldo Reigal, Mao Trạch Đông, Leonid Bregienhev, đã nhờ Saddam Husein hòa hoãn được mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo… Và một thời Philippin đã từng “mở cửa”  ra với trên thế giới...  Ấy vậy mà bây giờ vẫn là xứ sở của lụt lội động đất, bến xuất khẩu osin, điểm dễ dàng bùng phát cuộc chiến với phiến quân và vẫn là..mảnh đất của đói nghèo, tai họa..  Nguyên nhân ư? Vì độc tài và tham lam vô độ của bè lũ cầm quyền...  



ĐÀN BÀ DỄ CÓ MẤY TAY!   

TÔ HOÀNG

Tuổi trẻ của Imelda Marcos nhắc ta nhớ tới Nàng Lọ Lem.  Cô gái Philippin này xuất thân trong một gia đình bình thường. Điều khác biệt là ở chỗ ngay từ khi bước vào tuổi cập kê cô ta đã có một nhan sắc tuyệt vời. Vừa bước qua tuổi 18, Imelda dễ dàng đội lên đầu chiếc vương miện trong một cuộc thi sắc đẹp ở xứ sở này. Và giống y trong câu chuyện cổ, một vị Hoàng tử thứ thiệt đã để mắt tới nàng. Đó là chàng trai Ferdinand Marcos, sau này trở thành Tổng thống nước Cộng hòa Philippin. Cuộc tình của hai người không chỉ kết thúc bằng mấy chữ “dài lâu và hạnh phúc" mà đã biến thành những trang tiểu sử khá lạ lung, độc đáo của một người đàn bà được mệnh danh là “Con bướm thép” trị vì đất nước bằng một chính quyền độc tài.

HOA HẬU PHILIPPIN
Imelda Remedios Visitasion Romialdes sinh ngày 2 tháng Bẩy năm 1929 trong gia đình của một luật sư và một cô gái thường dân. Ngay từ bé Imelda đã thích âm nhạc và sân khấu. Chính vì vậy sau khi kết thúc hệ phổ thông  cô thiếu nữ đã quyết định kiếm sống bằng nghề ca hát và tham gia các cuộc thi nhan sắc. Cuối cùng thì điều mong đợi đã tới: Thoạt đầu Imelda đoạt danh hiệu người đẹp tại Manila- thành phố quê hương.Sau đó được bình chọn là Người mẫu số 1 của xứ sở và được trao vương miện “Người đẹp Philippin”. Liền sau đó Imelda xuất hiện trên trang bìa của rất nhiều tờ tạp chí và trở thành niềm ao ước của bất cứ chàng trai nào đã một lần nhìn thấy thiếu nữ ngoài đời hay trên ảnh. Ông nghị trẻ của Quốc hội Ferdinand Emmanuel Markos- người sau này trở thành Tổng thống Phillipin không cưỡng nổi sức quyến rũ của người đẹp Imelda. Người đẹp khiến chàng trai choáng ngợp đến độ hai người quen biết nhau mới chỉ 11 ngày, Ferdinand Markos đã ngỏ lời cầu hôn với Imelda.
“Tình yêu của nàng đã đưa tôi tới đỉnh vinh quang”.- Nhà chính khách nói về bà vợ của mình như vậy. Đó là cuộc hôn nhân của hai con người hạnh phúc. Ferdinand luôn luôn coi Imelda là người ông thực sự đắm say tận cho tới ngày ông trút hơi thở cuối cùng vào năm 1989. Hai người dạy dỗ, giáo dục 3 người con và cả hai sống mãi trong lịch sử xứ sở của mình. Như hai nhà độc tài!

CON BƯỚM THÉP   
Sau đám cưới có một không hai Imelda thưa giảm hoạt động ca hát, thời trang mà tập trung dành công sức, thời gian trợ giúp cho hoạt động chính trị của chồng. Người vợ trẻ cùng chồng tới dự các buổi mít tinh, tiếp xúc với những người có thể giúp chồng thăng tiến trên đường công danh. Công sức và nhiệt tình của cặp vợ chồng đã mang tới những thành quả để đến năm 1956 Ferdinand trở thành Tổng thống Philippin.
Imelda không phải là đệ nhất phu nhân đầu tiên chỉ để trang điểm cho những bức ảnh. Thực tế bà ta đã tham gia vào đời sống chính trị của xứ sở mình. Với sứ mệnh ngoại giao, trên nhiều cương vị, Imelda đã đi khắp thế giới. Bà ta đã tạo nên những mối quan hệ thân thiết với Ronaldo Reigal, Lydon Johnson, Mao Trạch Đông, Leonid Bregienev, Kim Nhật Thành, thậm chí với cả Saddam Husein. Nhờ vào tài thương thuyết của bà ta, Muammar Caddafi đã đồng ý để trợ giúp vào việc làm ổn thỏa mối quan hệ giữa Philippin với những người theo đạo Hồi. Sự duyên dáng và tài ngoại giao của Imelda đã giúp cho Philippin vào những năm tháng đó trở thành một trong những quốc gia có vị trí và uy tín trên thế giới.  
Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos còn tham gia vào lĩnh vực văn hóa và chăm nom sức khỏe, đề xut nhiều chương trình xã hội. Bà ta cũng là người khởi xướng và chủ trì xây dựng nhiều công trình kiến trúc gây ấn tượng như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trường Đại học Dầu mỏ và nhiều công trình khác..
Đáng tiếc, hai vợ chồng Marcos đã sử dụng tất cả những mặt ưu việt của xứ sở vào những năm tháng này để phục vụ cho việc làm giàu và củng cố và thăng tiến quyền lực cá nhân. Vào năm 1972, Tổng thống Ferdinand Marsos đã thay đổi Hiến pháp và trên thực tế đã xác lập chế độ độc tài tại Philippin. Bao nhiêu lợi lộc của đất nước rơi vào tay hai vợ chồng nhà độc tài cả.
Imelda không biết tự kiềm chế, nhanh chóng trở thành một túi tham không đáy. Có cảm tưởng như người đàn bà này muốn mua hết, đạt hết mọi thứ có trên thế gian này mà từ hồi thơ bé bà ta thèm muốn, ước ao. Bà Imelda tung tiền thâu gom một số lượng lớn vàng bạc đá quý, những vật dụng sa xỉ, nhiều bộ thời trang đắt tiền. Bà ta đặt hàng vẽ cho bà hàng trăm bức chân dung. Một trong những bức vẽ phải chi ra khoản tiền khổng lồ là mô phỏng bức tranh “ Ngày ra đời của thần Vệ nữ “ của họa sỹ Italy Botchichenlli mà nhân vật chính trong tranh là chính bà ta.
Mặt hàng mà bà Imleda thích hơn tất cả là giày dép (những gian phòng rộng trở thành kho chứa giày dép của bà ta). Sau này bị lên án, bà Imelda biện minh: “Tôi chưa bao giờ mua tới 3000 đôi giày; tôi chỉ có tất tật 1060 đôi thôi!"

Bà Đệ nhất phu nhân Philippin luôn luôn muốn quên phứt quá khứ nghèo khổ của mình. Imelma đã ra lệnh thu hồi và thiêu hủy cuốn sách của một nhà báo kể về cô bé Imeda  ngày xưa cực khổ, đói nghèo như phần đông những người dân Philippin bây giờ ra sao. “Bà ta không muốn để sự thật về cái gốc gác nghèo đói của mình cho mọi người biết tới. Imelda  muốn tạo nên quanh mình ánh hào quang của những gì không dính dáng tới quá khứ. Bà ta ăn vận những bộ váy áo sa xỉ, đắt tiền ngang nhiên đi tới những nơi người dân thậm chí không có một chút tiện nghi tối thiểu để tồn tại. Bà ta sống như trong mộng giữa một đất nước lầm than, kiệt quệ” - Tác giả Carmen Pedroza đã viết như thế trong cuốn sách “Chuyện còn chưa kể về Imelda Marcos" của mình.
Những cuộc mua sắm của Đệ nhất phu nhân Philippin đã biến thành những câu chuyện huyền thoại. Tài liệu thuế đã khẳng định trong một từ những chuyến thăm thành phố New York- Mỹ, bà Imelda Marsos đã tiêu tới 3 triệu dollar trong một ngày (thời giá những năm đầu 1960). Imelda đã mua một bức tranh gốc của danh họa Italy Mikelandgielo với giá 3,5 triệu dollas (cũng theo thời giá những năm đầu 1960). Một lần bà ta đã ra lệnh cho máy bay quay lại thủ đô Roma chỉ vì bà ta đã quên không mua một tảng phô mai Italy ngon nổi tiếng. Tương truyền giấy đi cầu của bà ta được làm bằng loại lụa đặc biệt...
Imelda không muốn nghe bất cứ lời chối từ nào khi bà yêu cầu lấy tiền từ ngân khố nhà nước ra chi cho những yêu cầu riêng tư của mình. Vì sự hống hách và thói xa hoa người dân Philippin thuở đó đã đặt cho Imelda Marcos biệt danh là “Con bướm thép".

CÁI KẾT THÚC CỦA QUYỀN LỰC
Cuộc sống xa hoa, giàu sang của vợ chồng marcos càng như nổi bật hơn trên cái phông nền nghèo đói, kiệt quệ của đất nước nước Phillippin. Nhân dân bắt đầu hiểu rằng những gì có vẻ tốt đẹp mà vợ chồng marcos làm ra cho xứ sở của họ chẳng qua chỉ là để che đậy cho lòng tham khôn cùng của hai vợ chồng; tô điểm cho một chính quyền mục nát, thối rữa.
Vào năm 1986 chế độ Ferdinad Marcos bị lật nhào. Vợ chồng Marcos bị xua đuổi khỏi Phillippin. Một bản cáo trạng đã được công bố: hai vợ chồng Marcos đã biển thủ từ công quỹ nhà nước số tiến lên tới 90 tỷ dollar. Imelda chỉ có thể trở về Phillippin vào năm 1991, sau khi chồng bà ta qua đời.Bỉ ổi và trơ tráo, về tới Philippin không bao lâu Imelda cho khai trương bảo tàng những đôi giày của bà ta.
Và ngay sau đó, Imelda quyết tâm quay trở lại với hoạt động chính trị. Nhưng Imelda chỉ có thể trở thành nghị viên Quốc hội Philippin vào năm 2010, khi bà ta đã 80 tuổi. Nhưng bà ta không hề từ chối chút quyền lực lọt vào tay..
Điện ảnh hollywood đã nhiều lần nhăm nhe làm một bộ phim về người đàn bà quyền biến, sa hoa, đầy dục vọng này..