Vấn đề thua trên sân nhà, có lẽ chỉ thực sự đặt ra trong những năm gần đây. Ấy là việc những tác phẩm văn chương nước ngoài được dịch ồ ạt vì lợi ích kinh tế, không có chọn lọc mà lại chiếm dung lượng lớn trên thị phần sách. Nói một cách khái quát thì sách dịch nước ngoài đang lấn át tác phẩm văn chương trong nước.



VĂN CHƯƠNG THỜI MỞ CỬA: AI THUA TRÊN SÂN NHÀ?

ĐINH QUANG TỐN

Một người bạn yêu văn chương có nói với tôi: "Tôi có cảm tưởng văn chương Việt Nam đang thua trên sân nhà!". Vì thời gian qua tôi không "nghiên cứu" việc thắng thua của văn chương, nên câu nói ấy với tôi hơi đột ngột. Nhưng cảm tưởng của bạn tôi đã làm tôi suy nghĩ, rồi tôi tự tìm hiểu và lý giải.
Đối với văn chương sao lại có chuyện thắng thua? Nhưng nếu đã đặt ra chuyện ấy thì thế nào là thắng, thế nào là thua? Thắng là mình đem được nhiều tác phẩm đi bán, mà mình chưa bán được thì là mình không thắng. Điều này có vẻ đúng đối với nền văn chương Việt Nam. Lịch sử văn chương Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm và tác giả lớn. Ngoài Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi nhận là các danh nhân văn hóa thế giới, chúng ta còn có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... cũng là những nhà thơ, nhà văn tầm cỡ nhân loại. Nhưng chúng ta đã mang tác phẩm của họ ra chợ quốc tế được bao nhiêu?
Còn việc dịch các tác phẩm của văn chương thế giới được xuất bản ở Việt Nam tự nó đã không làm nên chuyện thắng thua! Nếu chúng ta dịch được những kiệt tác văn chương nhân loại để nhân dân Việt Nam thưởng thức thì đấy phải là thắng chứ! Việc này chúng ta làm tốt từ mấy chục năm trước đây.  Có thể nói những tinh hoa của nền văn chương Nga, văn chương Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, rồi cả  Mỹ và một số nước nữa, nhân dân Việt Nam đã được thưởng thức khá nhiều từ lâu rồi. Điều này giúp khi mở cửa hội nhập thế giới, chúng ta bớt bỡ ngỡ. Vì văn chương là tiếng lòng của một dân tộc, cứ đọc văn chương của các dân tộc thì sẽ biết dân tộc đó là như thế nào.
Vấn đề thua trên sân nhà, có lẽ chỉ thực sự đặt ra trong những năm gần đây. Ấy là việc những tác phẩm văn chương nước ngoài được dịch ồ ạt vì lợi ích kinh tế, không có chọn lọc mà lại chiếm dung lượng lớn trên thị phần sách. Nói một cách khái quát thì sách dịch nước ngoài đang lấn át tác phẩm văn chương trong nước. Trong những tác phẩm dịch của nước ngoài thì những tác phẩm tầm tầm lại lấn át những tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật. Vì thế nhìn khái quát thì thấy văn chương nhạt, kém chất lượng của nước ngoài đang thống trị thị trường sách Việt Nam. Những tác phẩm nhạt và kém chất lượng nhưng lại có nội dung câu khách, chạy theo những thị hiếu tầm thường đã được in và phát hành với số lượng lớn. Có thể nói văn chương Việt Nam đã thua trông thấy ngay trên sân nhà.
Trong cơ chế thị trường, những người hiền lành đứng đắn thì thường thua thiệt. Từ xưa, đã có câu tục ngữ "Có tiền mua tiên cũng được". Đến đầu thế kỷ XX, thi hào Nguyễn Khuyến đặt một câu hỏi khi vịnh "Truyện Kiều": "Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Ngày trước làm quan cũng thế a?". Bây giờ thì chúng ta đã thấy có tiền còn mua được những thứ hơn cả tiên. Ấy là mặt trái của cơ chế thị trường mà chúng ta đều biết. Nhưng biết mà không có biện pháp tổ chức ngăn chặn, thì là một tội lỗi. Những người làm công tác quản lý văn hóa đang ở đâu, đang nghĩ gì, đã có biện pháp gì để văn chương Việt Nam không thua trên sân nhà?
Điều đó có thể khẳng định là chúng ta đang bị văn chương nhiều nước lấn át. Nếu là những năm đầu của mở cửa hội nhập thì còn chấp nhận được. Nhưng đến nay đã hơn hai thập niên rồi, mà tình hình lại trầm trọng hơn thì là điều không thể chấp nhận. Chiến lược phát triển kinh tế đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ. Mục tiêu phát triển nền văn hóa và văn học nghệ thuật Việt Nam chặng đường mới thì đã đúng hướng. Nhưng chúng ta chưa có một chiến lược hành động đúng đắn và có bài bản nên kết quả không mấy sáng sủa. Không giống như khủng hoảng kinh tế có thể dễ nhìn thấy. Nền văn hóa và nền văn chương Việt Nam cũng đang khủng