Tại Đà Nẵng, các thế lực đối lập còn có thêm lực lượng hậu thuẫn là hai cha con ông Nguyễn Trung Dân – Nguyễn Trung Bảo. Trong đó, Nguyễn Trung Dân nguyên là Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Vào năm 2009, trên Báo Du lịch số Xuân Kỷ Sửu đã cho đăng những bài và thông tin nhạy cảm do chính con trai mình là Nguyễn Trung Bảo viết. Trong đó có bài “Tản mạn đảo xa” của Trung Bảo đề cao tinh thần “yêu nước” của thanh niên sinh viên đã biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh chống Trung Quốc.
Vì sao Đà Nẵng trở thành trung tâm của những “tiếng nói phản biện”?
HOÀNG MINH GIANG
Thời Gian Gần Đây, Đà Nẵng Đã Trở Thành Một Địa Bàn Hội Tụ Của Nhiều Đối Tượng Phản Động, Chống Phá Đảng, Nhà Nước; Cũng Là Nơi Chúng Châm Ngòi Nhiều Chiêu Trò Chống Phá Nguy Hiểm. Xâu Chuỗi Nhiều Sự Kiện, Nhiều Nhân Vật Sẽ Cho Chúng Ta Một Bức Tranh Tổng Thể Với Những Hiểm Họa Khôn Lường…
Liên minh trẻ và kịch bản cách mạng màu
Đà Nẵng trở thành trung tâm của các hoạt động chống phá trước hết bắt nguồn từ việc trở về của đối tượng Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng đại diện Voice tại Việt Nam. Từ năm 2013, với việc Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long được Voice chiêu mộ ra nước ngoài đào tạo, Voice đã lột xác không còn chỉ thiên về các hoạt động từ thiện mà trở thành một tổ chức chống phá Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp.
Từ năm 2016, Nguyễn Anh Tuấn về nước và nằm vùng tại Đà Nẵng, chỉ có Trịnh Hữu Long hoạt động ở Đài Loan, còn Phạm Đoan Trang vẫn hoạt động trong nước. Đương nhiên, tam giác ma quỷ này vẫn liên minh hoạt động. Đường lối hoạt động của chúng đã được thể hiện rất rõ qua những bài viết của Trang, Tuấn, Long – chúng đều tuân thủ và ngợi ca các mô hình “cách mạng” theo kịch bản cách mạng màu, cách mạng đường phố để lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Còn nhớ, từ đầu năm 2011, ở Bắc Phi và Trung Đông xảy ra chuỗi biến cố “Mùa xuân Arab” thì ở VN, từ ngày 5/6, các tổ chức chính trị đối lập Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình “chống Trung Quốc xâm lược” vào sáng Chủ nhật hằng tuần ở Hà Nội và TP.HCM. Chúng dùng mạng xã hội Facebook để phát động và quảng bá các cuộc biểu tình, giống như chiến thuật được sử dụng trong “Mùa Xuân Arab”. Trang khi đó đã tham gia chuỗi sự kiện này, sau đó cho ra mắt cuốn sách “Thế hệ F”, có đoạn viết: “Mùa xuân Arập” sẽ mãi mãi đi vào trong lịch sử như một chiến thắng rực rỡ của “xã hội dân sự” trên mạng, của những blogger, những commentator (mà ở Việt Nam chúng ta, có người dịch là “còm sĩ”); và tóm lại, của những con người yêu mến, khát khao dân chủ, và sử dụng Internet làm công cụ truyền tải khát vọng của họ”.
Sau cách mạng cây, cách mạng cá là cách mạng gì?
Sau này, vào năm 2016, chính Trang là người lãnh đạo và làm biến tướng cái gọi là “Vì một Hà Nội xanh” thành một tổ chức phản động mang tên Greentrees hiện nay với tuyên bố có tới 10.000 người ủng hộ trên mạng. Với vai trò tham gia kích động biểu tình, sau khi thành công với cách mạng cây, Trang đã khái quát gọi phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường biển miền Trung – Formosa thành “cách mạng cá”. Hiện nay, với sự hậu thuẫn của Voice, Việt Tân và một số tổ chức phản động khác, nhóm Tuấn – Trang – Long tiếp tục là nòng cốt để lợi dụng các vấn đề dân sinh, xã hội dân sự như môi trường, đất đai, kích động biểu tình chống phá chế độ.
Vấn đề môi trường biển, “cách mạng cá” sẽ tiếp tục được chúng lợi dụng nhưng trong khi cá chưa chết, chưa có sự cố gì mới thì các dự án kinh tế – xã hội lớn ở các khu đô thị, các khu du lịch sinh thái sẽ là nơi chúng triệt để lợi dụng để “thổi” lên thành nguy cơ, kích động mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân. Cùng với cách mạng cá, sẽ có cách mạng vooc, cách mạng của dân oan đòi đất. Đặc biệt, tinh thần cách mạng xanh, bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường cho phát triển, tinh thần không “ăn cả tương lai” sẽ xuất hiện nhiều trong các thông điệp để lôi kéo người dân phản kháng chính quyền. Thậm chí những chuyện bình thường như hạn chế rượu bia để chống tai nạn giao thông cũng có thể được chúng lợi dụng triệt để, biến thành tụ tập, tuần hành, biểu tình hằng tuần…
Cùng hội cùng thuyền với Voice, còn có nhiều ổ nhóm phản động khác. Nên nhớ rằng, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang từng sát cánh cùng nhiều tổ chức phản động khác khi bán rẻ Tổ quốc, xuyên tạc tình hình nhân quyền để các tổ chức quốc tế, các quốc gia không ủng hộ VN khi gia nhập các tổ chức quốc tế và tham gia các hiệp định quan trọng. Trong đó, 3 đối tượng này từng quen Nguyễn Văn Đài qua Câu lạc bộ Phan Chu Trinh. Nguyễn Văn Đài còn là một cộng tác viên của Voice. Đối tượng Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng cùng nhiều đối tượng khác đều đã chung thuyền với Voice trong các phi vụ “la làng” bán rẻ đất nước. Những cái gọi là Truyền thông Chúa Cứu Thế, Con đường Việt Nam… cũng đều chung thuyền với Voice và các đối tượng trên.
Một “trung tâm phản biện” mới?
Với việc Nguyễn Anh Tuấn cắm chốt ở Đà Nẵng, Voice và Greentrees đang có chiến lược hoạt động mới. Sau đại án Vũ Nhôm, người dân Đà Nẵng có không ít bức xúc về việc quản lý đất công, quản lý các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. Đà Nẵng sẽ được chọn là địa bàn để tập dượt, châm ngòi cho những chiến dịch chống phá, phản đối chính quyền, nuôi dưỡng những mâu thuẫn tích tụ giống như chuyện Formosa hay nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận. Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm gần đây, bỗng dưng xuất hiện một số trang mạng, trang facebook và một số ngòi bút chuyên đề tập trung kích động mâu thuẫn người dân – chính quyền ở Đà Nẵng. Có nguồn tin cho biết, Voice đã và đang nhắm tới chiêu mộ một số người để đưa đi đào tạo, trong đó có những hạt giống được nhắm từ Quảng Nam, Đà Nẵng.
Các thế lực phản động chọn Đà Nẵng không chỉ vì Đà Nẵng có Nguyễn Anh Tuấn mà còn vì vị trí địa – chính trị của Đà Nẵng hiện nay có một số điểm đặc biệt thuận lợi cho hoạt động của các cái gọi là tổ chức xã hội dân sự. Trong đó đáng chú ý phải kể đến việc tồn tại Viện Phan Chu Trinh tại thủ phủ du lịch Hội An, Quảng Nam rất gần Đà Nẵng, với khu đất đắc địa rộng lớn là toàn bộ Trường Đại học Phan Chu Trinh cũ. Viện này có hầu hết nhân sự trùng khớp với nhân sự của Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và Viện IDS. Đại học Phan Chu Trinh thành lập năm 2007, và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh thành lập năm 2008. Còn Viện Nghiên cứu & Phát triển (IDS) thành lập năm 2007, đặt trụ sở tại số 53 Nguyễn Du, nơi ông Chu Hảo, một Phó Chủ tịch khác của Viện Phan Chu Trinh, đặt trụ sở NXB Trí thức. Mà với ông Chu Hảo cũng như nhiều hoạt động của một số đối tượng thân cận, chúng ta đã biết âm mưu thủ đoạn tự diễn biến, tự chuyển hóa, lôi kéo, kích động giới trẻ theo con đường dân chủ, hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa nguy hiểm như thế nào…
Một nguồn tin trên mạng internet cho biết, Quảng Nam – Đà Nẵng đang trở thành một tụ điểm của những gương mặt chính trị chuyên mượn hoạt động văn hóa – nghệ thuật để thực hiện các ý đồ chính trị. Hiện Quảng Nam – Đà Nẵng đã vượt qua Hà Nội và Sài Gòn, để trở thành thị trường buôn bán các sản phẩm nghệ thuật hậu hiện đại lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật lớn thuộc khuynh hướng này, như trại sáng tác, thường xuyên được chọn làm địa điểm tổ chức. Cần nhớ rằng khuynh hướng hậu hiện đại qui tụ, hoặc được cổ vũ bởi không ít gương mặt hiện diện trong các phong trào chính trị đối lập ở Việt Nam – như Bùi Chát, Lí Đợi, nhóm Mở Miệng, Nguyễn Hưng Quốc, Tuấn Khanh, Nhã Thuyên… Khuynh hướng này chỉ làm ăn phát đạt ở Việt Nam sau khi được trang Tiền Vệ – một website của các nghệ sĩ chống Cộng lưu vong – nhập khẩu và dắt mối buôn bán.
Và với quỹ Phan Chu Trinh, TS Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), người điều phối Liên minh Nông nghiệp, người mở ra và điều hành nhiều đường dây NGO trẻ trên cả nước, là người bảo trợ và diễn giả quen thuộc của CUCA. Ông Thành là lớp trưởng lớp CUCA Guerilla (CUCA Du kích), và trưởng đoàn của CUCA Guerilla trong chuyến đi Myanmar. “New Zero Art Space”, không gian quảng bá nghệ thuật đương đại mà “CUCA Du kích” ghé thăm trong chuyến đi này, được mô tả trên báo chí phương Tây như một tụ điểm của cánh nghệ sĩ muốn làm chính trị thông qua các tương tác trực tiếp với dân chúng. Hiện Nguyễn Đức Thành tuy là Viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng thường xuyên công khai lên Facebook viết bài chống phá Đảng, Nhà nước (xem thêm https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/dao-boi-phu-nhan-qua-khu-nhu-rut-gach-chan-tuong-572547).
Trên địa bàn này, ngoài Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Luật khoa Tạp chí đại diện và người phân phối tài chính của Voice ở Việt Nam, còn có Trương Minh Nhật, một thanh niên từng được Voice đưa đi đào tạo ở Philippines, đang sống ở Đà Nẵng. Trương Minh Nhật là người sáng lập và lãnh đạo Vừng Ơi – một nhóm thanh niên quan tâm đến các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, chính trị, triết học ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nhóm này từng có các buổi sinh hoạt hằng tuần, để thảo luận về các chủ đề văn hóa, nghệ thuật và triết học. Trước khi được đào tạo bởi Voice, Nhật đã bước vào các hoạt động chính trị – xã hội qua Khóa học Mùa hè, do VEPR của Nguyễn Đức Thành tổ chức. Với sự kiện cuốn sách Chính trị bình dân của Phạm Đoan Trang được xuất bản ở Mỹ nhưng sau đó đã được âm mưu đưa vào Việt Nam thông qua cửa khẩu Hải quan Đà Nẵng nhưng bị cơ quan chức năng phát hiện thu hồi càng cho thấy ý đồ biến Đà Nẵng thành một trung tâm chống phá, xây dựng các thế lực chống đối.
Cũng ở mảnh đất này, các thế lực đối lập còn có thêm lực lượng hậu thuẫn là hai cha con ông Nguyễn Trung Dân – Nguyễn Trung Bảo. Trong đó, Nguyễn Trung Dân nguyên là Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Vào năm 2009, trên Báo Du lịch số Xuân Kỷ Sửu đã cho đăng những bài và thông tin nhạy cảm do chính con trai mình là Nguyễn Trung Bảo viết. Trong đó có bài “Tản mạn đảo xa” của Trung Bảo đề cao tinh thần “yêu nước” của thanh niên sinh viên đã biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh chống Trung Quốc.
Đáng tiếc là sau khi bị đình chỉ chức vụ và thu hồi thẻ nhà, ông Dân đã trả lời báo chí phản động nước ngoài, không nhận thức ra sai lầm mà còn tiếp tục nói xấu Đảng, Nhà nước. Hiện nay cả ông Trung Dân và con trai ông là Trung Bảo đều không còn làm báo, gia đình ông có khối tài sản lớn nhờ kinh doanh và các mối quan hệ. Hiện trên hai trang facebook của hai cha con đều thường xuyên đăng tải các bài viết đi ngược đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước, cổ xúy cho các đối tượng phản động, chống phá. Và như chúng tôi đề cập ở các kỳ trước, những bài viết của Nguyễn Anh Tuấn, Lê Trọng Vũ, Phạm Đoan Trang hay nhiều đối tượng phản động khác thường xuyên được chia sẻ trên trang cá nhân của hai cha con Trung Dân – Trung Bảo. Hiện nguồn tin cho biết, Trung Bảo cũng chính là người có vai trò quan trọng trong một số bài viết kích động ở một số trang có nội dung chống phá chính quyền Đà Nẵng.
Có hay không âm mưu xây dựng một “sứ quân cát cứ”?
Dư luận cho rằng, các thế lực thù địch đang âm mưu xây dựng vùng đất này, có một sứ quân cát cứ đang chuẩn bị cho các biến động chính trị. Sứ quân này chủ động thu hút đến Đà Nẵng những gương mặt có hai điểm chung: quan tâm đến thế hệ sinh viên, và xây dựng lực lượng chính trị thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, các phong trào bảo vệ môi trường…
Nếu những thông tin về thuyết âm mưu trên là có thật thì quả thực những hoạt động vừa qua của nhóm Nguyễn Anh Tuấn cùng đồng đảng tại Đà Nẵng là hết sức nguy hiểm. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải xem xét, làm rõ và xử lý nghiêm minh các hoạt động chống phá trên mạng xã hội của những ổ nhóm trên.
Chúng luôn núp dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc nhưng thực tế những hoạt động của chúng đều chỉ nhằm mục tiêu phá hoại, chọc gậy, ném đất đá vào bánh xe phát triển của đất nước. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng một cỗ máy. Đây là những thủ đoạn nham hiểm cần được cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, làm thất bại. Đối với mỗi người dân, sự quan tâm đến tình hình thời cuộc, đến các vấn đề kinh tế – xã hội, vấn đề quyền lợi thiết thân là chính đáng nhưng phải dựa trên cơ sở thông tin khoa học và tỉnh táo, tránh bị lôi kéo, kích động, đánh lừa bởi thông tin giả, bởi những âm mưu đen tối.
Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM số 551, ra ngày 20-6-2019