Quả là vóc dạc quá thấp nhỏ,với những nét tầm thường trên gương mặt, với cái nhìn loáng chớp..con người sinh ngày 18, tháng Tám năm 1933 tại Paris này không phải la một ông thánh… Nhưng cũng quả là con ngươi ấy rất, rất có tài!   Không phải vì cái nhìn loáng chớp kia mà hầu như mọi giải thưởng điện ảnh danh giá đều rắc quanh chân ông. Từ Giải  “Seda”, đến “Oscar”, đến “ Bồ câu vàng”. Và sự trừng phạt mà ông ta- Roman Polansky phải nhận, dẫu sao vẫn là sự oan uổng.



“CHẲNG THẤY MỘT AI ĐÁNG YÊU CẢ !”
Một nữ diễn viên BaLan đã kể cô ta đã tình cờ làm quen với Polansky như thế nào.Chuyện này xẩy ra vào những năm 1980. Năm Mới, một buổi tụ họp đông đúc,nhiều âm thanh, hầu như đủ mặt giới tinh hoa của Điện ảnh BaLan.Đang giữa thời điểm cao trào. Polansky bỗng xuất hiện trên khung cửa.Ông ta bước vào hệt như trong lời một bài hát “Không ai mời anh ta, tự anh ta tìm đến…”. Polansky đưa mắt nhìn lướt qua khách khứa và lên tiếng: “Thế là rõ rồi, chẳng thấy một ai đáng yêu cả! “. Quay ngoắt người, ông ta bỏ đi.Ấy thế mà tôi nhớ rõ, nơi ấy tối ấy đủ mặt trai tài gái sắc của giới làm phim BaLan. Trong số ấy, có cả một nữ diễn viên vào thời điểm ấy có một nửa đàn ông nước Nga mê đắm.Nhưng Polansky không cần những người đẹp. Ông ta cần những cô gái điên khùng. Những ai mang trong người hai, ba dòng máu. Hoặc những bé gái chưa đến tuổi thanh niên,dạng Lolita với cặp môi căng đỏ.
Đặc biệt, Roman Polansky thường tìm những người tình như vậy trên trường quay. Không phải vô cớ, các đạo diễn thường nói: Để phim thành phim, đạo diễn nhất thiết phải mê đắm nữ diễn viên. Nếu không vậy, sẽ không tìm ra chất men làm say người xem trong phòng chiếu.
Cứ như vậy Polansky say đắm yêu. Yêu một cách thành thật. Mỗi lần. Và hết lần này tới lần khác!
Lần đầu xẩy ra vào cuối những năm 1950. Người tình của ông ta là Barbara Cviatkovskaia, nữ diễn viên thủ vai trong bộ phim ngắn “ Khi thiên thần rơi rụng” của ông. Vào thời gian ấy nàng 19 còn chàng 26. Barbara là một vũ nữ. Một vũ nữ cực kỳ xinh đẹp, nhưng nhẩy múa tồi và không có ý dịnh trở thành nữ diễn viên điện ảnh. Mà chỉ ao ước viển vông thôi.Bộ phim ngắn của Polansky là những bước đầu tiên Barbara thực hiện ước ao của mình. Cô ta sắm vai người quét dọn trẻ tại các nơi tiêu tiểu công cộng. Còn khi nữ nhân vật về già lại do chính Polansky thủ vai. Từ trường quay hai con người này nhẹ nhàng bước vào cuộc sống gia đình. Họ cưới nhau vào năm 1959, sống với nhau được ba năm.Và cũng chia tay trong êm ả, không có chuyện quăng vứt đồ đạc vào mặt nhau. Nhưng tự sâu thẳm trong lòng Polansky đã chưng cất cho mình chất ngọc riêng: Yêu-ồ, tốt quá! Còn chung sống với nhau thì không nên ! Đi tới hôn nhân chỉ trong trường hợp tối cần thiết!  
VÁ VÍU NHỮNG VẾT THƯƠNG LÒNG    
Vào đầu những năm 1960, Polansky rời BaLan sang phương Tây sinh sống, làm việc. Ở đây những bộ phim của ông được hoan nghênh nhiệt liệt. Còn ở BaLan bộ phim “ Dao dưới nước” (1962 )bị lãnh tụ đảng Cộng sản BaLan cực lực lên án vì ý tưởng rồ dại và việc bôi gio trát trấu cuộc sống xã hội của tác giả. Nhưng “ Dao dưới nước” lại khiến giới làm phim thế giới sửng sốt. Phim này đã được giới thiệu là ứng cử viên tranh giải Oscar phim nước ngoài hay nhất. Polansky định cư tại Pháp. Năm 1963, ông bắt tay quay bộ phim ngay tên gọi đã báo hiệu sự bùng nổ- “Ghê tởm”. Với bộ phim mới này Polansky tìm được sự an ủi trong vòng tay của Catherine Deneuver, người sắm vai nữ chính. Đối với cả hai người bộ phim mới như sự xoa dịu một cách ấm áp, nhẹ nhàng những vết thương lòng họ vừa trải qua.Catherine Deneuver thì vừa chia tay với đạo diễn Pháp Vadim Rogie; còn Polansky thì ly hôn người vợ đầu.  Một lối thoát lý tưởng: Không có bất cứ một sự bận bịu, ràng buộc nào; chỉ có những cuộc dạo chơi thâu đêm suốt sáng khắp London, qua các vũ trường, tửu điếm, các câu lạc bộ, sau hết là chuyện chăn gối. Sau này, với những ấn tượng mãn nguyện, Catherine Deneuver đã nhớ lại quãng thời gian ấy và xác nhận giữa bà và Polansky đã xác lập một mối quan hệ hiếm có trên đời. Điều này không cản trở nữ diễn viên những năm tháng sau bắt bồ với một nhiếp ảnh gia nổi tiếng…
TẮM MÁU
Polansky gặp một nữ diễn viên sẽ chia cuộc đời ông làm hai phần: trước và sau tình yêu. Cũng là trước và sau thảm kịch.Đó là Sharon Tate. Người Mỹ. Tóc bạch kim với đôi mắt đẹp và chiếc mũi không ai dám mong ước hơn.Chuyện kể rằng Sharon Tate phải mất gần sáu tháng mới chiếm được chiếc vương miện người đẹp trong cuộc thi nhan sắc tại bang Texas. Nhưng người cha của cô luôn luôn nhồi vào đầu cô gái quan niệm lòng tốt còn chán vạn lần quan trọng hơn sắc đẹp.Kết quả là Sharon lớn lên thành một cô gái khép kín, khó gần, có phần rụt rè, tự ty, thậm chí ẩn chứa trong người những mầm mống của bệnh tâm thần. Một nhà tâm lý đã khuyên cô nên làm công việc của người mẫu thời trang. Sharon quen thói bướng bỉnh, không nghe lời ai cả, bỏ nhà ra đi. Nhiều hãng thời trang, hãng phim tranh nhau mời cô gái ký hợp đồng. Ảnh của cô tới tấp xuất hiện trên bìa các 
trang tạp chí nổi tiếng. Tại Italy, nơi Sharon đến sinh sống người ta bắt đầu mời cô gái đóng phim. Còn với Hollywood cô ký những hợp đồng có thời hạn với một xưởng phim.
Từ một trong những hợp đồng như thế, mọi chuyện bắt đầu. Người ta đề nghị cô thử nhập một trong những vai của phim Vũ hội của bày quỷđược dàn dựng bởi một người Balan tài năng, có tên là Polansky. Hai người gặp nhau lần đầu trong một bữa tiệc nhân bộ phim được đưa vào sản xuất. Polansky không đánh giá cao Sharon Tate. Ông muốn vào vai phải là một cô gái tóc nâu, thế mà trước mặt ông lại là một người đẹp tóc bạch kim.Nhưng đánh giá với phương diện là một cô gái quyến rũ thì ông đạo diễn chấm Sharon năm điểm cộng, với thang điểm năm. Và liền mới cô vài hôm sau, cùng ông ăn bữa trưa.Lúc đó Sharon còn chưa đánh giá được hết người đàn ông ham mê sắc dục không biết thế nào là đủ này.
Sau bữa trưa đó là nối tiếp những ngày đôi nam nữ nhìn ngắm nhau không biết no chán. Tiếp đến những người Digan bay tới chúc phúc cho nàng Sharon và người tình Polansky.Rồi như theo một quán tính quen thuộc, Polansky mê đắm trong tình yêu buông thả không cần tới một ràng buộc nào hết. Hai người trở thành vợ chồng vào năm 1968. Polansky chụp lên đầu Sharon bộ tóc giả màu nâu như ông muốn, Polansky cũng không còn rõ mình đang là một đạo diễn phim hay thuần túy chỉ là một gã đàn ông..
Như những người bộ hành khát nước trong sa mạc, chàng và nàng càng uống cơn khát càng như hành hạ hơn. Polansky quên cả thành phố London thân yêu, bày đặt hết thú vui này tới thú vui khác để chiều lòng cô vợ trẻ song song với việc làm phim. Sharon thì sẵn sàng chấp nhận, tha thứ tất cả. Bởi nàng rất yêu con người phức tạp này khi hiểu rằng trong con người Polansky vẫn còn đó ký ức nặng nề của chiến tranh, của các khu trại tập trung người Do Thái, của nỗi đau mất người mẹ thân yêu từ sớm…
Có giả định, chính với những nỗi đau, những ám ảnh, những khổ tâm, dày vò-đó lại là phương tiện để các đạo diễn chuyện trò với người xem trong các bộ phim của mình. Giả định này càng đúng một trăm phần trăm đối với Polansky. Những bộ phim của ông được sự gợi ý, được thẩm lậu bởi những linh cảm lạ lùng ; với những nhân vật bị dồn vào trạng thái bùng nổ của những cơn thần kinh hoặc cũng là tiến sát tới ranh giới của những trận bột phát đó…Nhưng cũng nẩy sinh câu hỏi khác : vì sao, vì sao cần phải chất mọi tai họa đó lên chính đôi vai mình để biến nhân vật nữ của Deneuver –một nàng tiên của những salon thời trang thành một con người quái dị với tấm áo choàng đẫm máu. Tại sao phải ném chính nhân vật nữ ấy – một nhân vật có lẽ là tuyệt với nhất trong bộ phim « Chú bé Rozmari » vào móng vuốt của những bè lũ yêu quái ? « Xin không cần phải dọa dẫm chúng tôi bởi những hiểm họa sẽ xẩy ra ». Mà những điều dọa dẫm trong các bộ phim của Polansky thì quá hãi hùng..
Sharon không được hưởng hết những tuần lễ thai sản cuối cùng. Polansky tiếp tục dàn dựng phim tại thành phố London thân yêu. Vào một đêm, tại một khu biệt thự Polansky thuê để chờ đợi đứa con sắp chào đời, khách khứa tụ tập rất đông. Mọi người ngủ lại qua đêm. Họ bị giết tất cả, cả khách, cả Sharon, cả thai nhi chưa kịp sinh. Thậm chí những viên cảnh sát cũng phải rùng mình khi họ nhận ra hung thủ đã làm gì với thi thể Sharon đang mang thai. Một vụ trả thù đê mạt cho những điều Polansky đã miêu tả trong phim của ông…
Polansky, một lần nữa, thoát khỏi những ràng buộc của hôn nhân. Ông chỉ còn giữ được những tấm ảnh ghi lại gương mặt tràn trề hạnh phúc của Sharon Tate, đứng bên những chồng gối mềm mại dành cho trẻ sơ sinh, tay đặt nhẹ lên chiếc bụng đã trở nên nặng nề.
TRỐN CHẠY
Bẩy năm Polansky sống trong cô đơn, buồn bã-một khoảng thời gian quá dài cho một người lúc nào cũng khát khao, nồng nàn yêu đương như ông.
Và sau đó, đến năm 1978, ông gặp được nàng Lolita của mình ( tên nhân vật cô gái chưa đến tuổi vị thành niên trong tiểu thuyết nổi tiếng « Lolita »  của nhà văn Nga lưu vong tại Mỹ Vladimir Nabokov). Đó là Nastasia Kinsky- một thiếu nữ mới 15 tuổi, đôi môi mọng đỏ, mái tóc dày, đôi má mịn màng ; điều quan trọng là từ cô gái ánh lên tài năng diễn xuất. Lúc này Roman Polansky đã 43 tuổi. Ông đạo diễn nghĩ tới bộ phim chuyển thể một cuốn sách xưa kia chính Sharon Tate trao cho ông đọc- cuốn « Nàng Tess từ dòng họ D Erbervvia » . Vai Tess sẽ được giao cho Natasia Kinsky. Bằng tất cả sự rung động con tim của ông đạo diễn. Với phim này hai người cộng tác với nhau trọn 3 năm. Đủ thời gian để Polansky đào luyện cô gái thành một diễn viên ngôi sao. Ấy vậy, nhưng như sau này Kinsky lấy làm tiếc thú nhận rằng, trong khoảng thời gian đó cô đã hành xử như một con rồ ! Sự quan tâm, chú ý của các đạo diễn tên tuổi đối với cô, khiến đầu óc Kinsky quay đảo khiến cô không còn biết mình là ai nữa : ương bướng, đỏng đảnh, kiêu kỳ, thậm chí còn bày vẽ cho các đạo diễn nên quay thế này, diễn thế kia..Kết quả là, chút nữa nữ diễn viên sẽ chết chìm trong công danh và ước muốn điên khùng của mình.
Lần thư ba, Roman Polansky tìm tới với mùa xuân của mình là vào năm 1989 là với nữ diễn viên Emmanuele Seigner.  Đạo diễn gặp Seigner trong một lần thử vai cho bộ phim mới Những người không thể khuất phục của ông. Hóa ra thử không chỉ để cho phim mà cho đời ông. Kết quả mỹ mãn, dù ông hơn nữ diễn viên 33 tuổi.Seigner sinh cho ông được 2 mặt con, sắm vai tất thảy trong 4 bộ phim của Polansky. Bà vợ này cũng phải tha thứ cho ông một số lượng không nhỏ những cuộc dan díu nhăng cuội và những gì không hay trong những  vụ Polansky xâm phạm tình dục với các thiếu nữ chưa qua tuổi vị thành niên
Rõ ràng, một mình Nastasia Kinsky là quá ít đối với ông. Ngay sau cuộc tình với Kinsky, tại Mỹ đã bùng nổ một vụ om xòm rất lớn.Polansky bị buộc tội xâm phạm tình dục với Samantha Geimer- một thiếu nữ mới 13 tuổi. Ông mời cô bé tới chơi nhà nam diễn viên nổi tiếng Jack Nicholson dường như có ý muốn chọn lựa cô bé làm người mẫu ảnh, mời cô bé uống rượu, nếm thử cần sa và bắt đầu chạm vào một cơ thể còn chưa ai được phép xử sự như vậy. Về việc này có thể làm riêng một bộ phim ( như chuyện lan truyền cửa miệng, đạo diễn Quentin Tarantino đã có ý định bắt tay làm phim này ). Polansky bị buộc tội, phải nằm trong một bệnh viện khảo sát tâm thần mất 3 tháng, bị kết án nặng, sau phải chạy qua châu Âu lưu trú suốt mười năm ròng. Thậm chí tượng vàng Oscar phải gửi bưu điện chuyển tới ông, vì ở Mỹ mọi địa chỉ của ông đều bị xóa bỏ. May mắn cho Polansky câu chuyện này đã xẩy ra không lâu lắm trước những vụ om xòm của nhà sản xuất phim Harvey Weinstein và của một số tên tuổi khác..mỉa mai thay, hình như không có những vụ om xòm như thế, người ta không chỉ đuổi Polansky ra khỏi nước Mỹ, mà dường như còn không cho phép ông tiếp tục hành nghề làm phim nữa. Tuy ai mà biết được rằng có những bí ẩn gì cất dấu trong chiếc rương có tên là Cuộc sống riêng của Roman Polansky. Chúng ta vẫn đang còn sống và chắc cũng sẽ biết …
    TÔ HOÀNG