Các nhà sản xuất phim truyện truyền hình ít lâu nay đã bỏ thói quen họp báo giới thiệu bộ phim họ mới làm ra. Một nhà sản xuất bộc bạch: “Tốn thời gian, tốn tiền bạc làm gì? Bọn phóng viên cũng chả ngó ngàng tới phim của mình đâu. Cung cách tốt nhất là trao vào tay họ một bản tóm tắt cốt chuyện phim, một dĩa CD in khoảng một chục tấm ảnh. Thế là đủ để họ xào xáo thành bài. Cái quan trọng là phong bì cho nằng nặng”. Chao! Bản thân phim truyện truyền hình xứ mình hiện nay đã là món “lẩu thập cẩm”, “đầu Ngô mình Sở vô phương cứu chữa . Đến cung cách giới thiệu phim cũng lơ tơ mơ, lờ tờ mờ như vậy thử hỏi người xem còn dám tin vào lời khen chê phim trên báo nữa không?



NGƯỜI XEM ĐANG MẤT TÍN NHIỆM NHỮNG BÀI VIẾT VỀ PHIM

TÔ HOÀNG

Vào đầu những năm 1990, “canh gác” mảng điện ảnh trên các tờ báo thường là một cây bút có nghề, tương đối am tường điện ảnh; được giới điện ảnh tín nhiệm. Trong cuộc co kéo độc giả cho báo mình, sắm vai trò “chủ lực quân” không chỉ là các trang xã hội, kinh tế, thời sự quốc tế, phóng sự nhiều kỳ, thể dục thể thao… mà có cả phần của sân khấu, điện ảnh. Nguyên tắc “hành xử” của những ngòi viết giới thiệu, phê bình phim là phải thật khách quan, công tâm trong xem xét, bình giá cái được cái chưa được của từng bộ phim; tránh nể nang, thiên vị. Những năm tháng đó cũng là thời kỳ phim tư nhân bỏ vốn ( thường bị gọi với cái tên là “phim mì ăn liền”) bung nở. Anh chị em phóng viên có ý thức sâu sắc rằng, đấy là bước khởi đầu của yêu cầu xã hội hóa trong việc sản xuất phim ảnh, nên khá nương nhẹ với các sản phẩm mới “ra lò” của các nhà sản xuất. Ấy vậy anh chị em cũng hiểu rằng bà con lao động bận rộn kiếm ăn, rất ít có thời giờ dành cho nhu cầu giải trí. Từ xuất phát này anh chị em gắng gỏi để mỗi người viết trở thành một “bộ lọc”, mỗi bài viết phải chỉ ra cho “chuẩn” phim nào nên xem, phim nào nên “lờ” đi. Đó là những năm tháng nhà báo viết phê bình giới thiệu phim cũng đã góp phần- gọi như chữ nghĩa bây giờ là PR một cách tich cực, không hề vụ lợi cho các bộ phim nhựa như “Giọt lệ Hạ Long”, “Canh bạc”, “Thương nhớ đồng quê”, “Anh chỉ có mình em”, “Cây bạch đàn vô danh”…các phim truyền hình nhiều tập như  “Mùa hoa cải ven sông”, “Mẹ chồng tôi”, “Của để dành”, “Người Hà nội”, “Cha con Đậu đũa”, “Đất khách”, “Đồng tiền xương máu”, “Đất phương Nam”, “ Blue trắng” …
Việc phê bình giới thiệu phim trên mặt báo, khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây đã khác xưa nhiều lắm. Mỗi tuần, mỗi tháng có cả đến vài chục đầu phim màn ảnh nhỏ  xuất hiện trên kênh này, đài nọ. Người mê phim rất mong có một nhà báo nào đó chỉ cho họ biết phim này nên theo dõi, phim kia đừng bám màn ảnh cho phí thời gian, nhưng họ khó mà kiếm ra một người mách đường chỉ lối. Bạn có để ý tới điều này không, trước một bộ phim mới sẽ chiếu trên truyền hình hầu như các báo đều nhất trí khen ngợi. Vậy nhưng, khi động chạm tới thực trạng chung của phim truyện truyền hình thì các nhà báo lại như đồng lòng vạch ra cả chục căn bệnh: sao chép phim nước ngoài, cốt chuyện vô lý, diễn viên đóng phim như đóng kịch. Ngay khi khen, người viết cũng bộc lộ sự non yếu về học vấn điện ảnh hoặc thái độ tác trách, lớt phớt, qua loa… Ví như phần trên của bài, người viết chê cốt chuyện phim đẻ ra bởi một trí tưởng tượng nghèo nàn, èo uột; câu chuyện gượng gạo, không hợp lý; nhân vật như những manơcanh… ngay đoạn dưới người viết bỗng hạ bút khen nữ diễn viên B, nam diễn viên A vào vai xuất sắc, diễn mà như sống trước ống kính… Phi logic quá, từ kịch bản văn học, cốt kịch đã giả tạo, chắp vá, nhân vật thì như tượng đá, người gỗ, thử hỏi làm sao diễn viên có thể vào vai tuyệt vời; diễn mà như không diễn được?
Một bộ phim truyện truyền hình 30, 40 tập. Các nhà sản xuất phim truyện truyền hình ít lâu nay đã bỏ thói quen họp báo giới thiệu bộ phim họ mới làm ra. Một nhà sản xuất bộc bạch: “Tốn thời gian, tốn tiền bạc làm gì? Bọn phóng viên cũng chả ngó ngàng tới phim của mình đâu. Cung cách tốt nhất là trao vào tay họ một bản tóm tắt cốt chuyện phim, một dĩa CD in khoảng một chục tấm ảnh. Thế là đủ để họ xào xáo thành bài. Cái quan trọng là phong bì cho nằng nặng”. Chao! Bản thân phim truyện truyền hình xứ mình hiện nay đã là món “lẩu thập cẩm”, “đầu Ngô mình Sở vô phương cứu chữa . Đến cung cách giới thiệu phim cũng lơ tơ mơ, lờ tờ mờ như vậy thử hỏi người xem còn dám tin vào lời khen chê phim trên báo nữa không?
 Phim truyện dành cho màn ảnh lớn- kể cả phim của Nhà nước, phim tư nhân, phim Việt Kiều mỗi năm tất tật chỉ có trên dưới 10 bộ phim mới. Số lượng quá ít nên được chăm nom kỹ càng hơn. Có họp báo, giới thiệu đạo diễn, biên kịch, quay phim, diễn viên cho vai chính vai phụ; đặc biệt là các diễn  viên ngôi sao. Với loại phim này công việc giới thiệu phê bình phim biến tướng thành những căn bệnh khác. Ví như phim của các đạo diễn đang dành kỷ lục về doanh thu thì người viết chỉ được quyền khen; chê liền “lạc bày”ngay, dù bộ phim đó chỉ thuần túy bày đặt sự lố lăng, nhăng nhố để kích thích trí tò mò nhắm lôi kéo giới trẻ tới rạp. Ví như căn bệnh định kiến cố ý với những bộ phim làm bằng đồng tiền đầu tư của nhà nước đề cập tới đề tài lịch sử, truyền thống hay chiến tranh. Hình như những nhà báo này chỉ có một thước đo duy nhất là doanh thu cao. Họ ghét bỏ, phỉ báng tất tật loại phim kể trên bằng một cáo buộc chung: “tiêu tốn tiền của Nhà nước, làm ra chỉ để cất vào kho”. Những ai định kiến với các bộ phim có sự tài trợ tiền bạc từ phía Nhà nước; được làm bởi các nghệ sỹ điện ảnh có tên tuổi liệu có hiểu thực tế này: Từ ngày chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường, sản phẩm phim ảnh đã muôn màu muôn vẻ; nhưng bạn bè và đồng nghiệp nước ngoài khi nhắc tới nền điện Việt nam hiện đại, họ vẫn chỉ kể tên “Thương nhớ đồng quê”, “Đời cát”, “Rừng lạnh”, “Ngã ba Đồng lộc”… Cũng thật hiếm gặp trường hợp một nhà báo “đơn thương độc mã” xướng tên một bộ phim A, phim B là tác phẩm xuất sắc nhất của năm mà được đồng nghiệp và người xem sau đó hưởng ứng, tán thưởng. Cũng như chưa thấy ai xướng lên một hiện tượng điện ảnh lạ tiêu biểu cho tình yêu nghệ thuật thứ thiệt và sự “sống mái” với nghề.
Lâu lắm rồi, trên mặt báo viết hoặc trên sóng truyền hình tuyệt bặt im lặng những đợt sóng trào ngợi ca dành cho một bộ phim làm bằng đồng vốn xã hội hóa nhưng đã đạt tới yêu cầu thẩm mỹ, vừa  có ý tưởng nghệ tốt vừa đạt doanh thu cao. Ví như các bộ phim “Trúng số “, “Em là bà nội của anh”, “Tháng năm rực rỡ”, “Khi con là nhà...    

Điều đáng báo động hơn, ngay một vài tờ báo viết hay những kênh sóng truyền hình xưa nay có uy tín, là biểu trưng tiếng nói của tỉnh thành hay nhà nước cũng đã nhanh chóng mắc căn bệnh PR một cách vô tội vạ cho phim này, phim kia.  Ví như, Thời sự của VTV1 nhiều lần đưa tin phim X, phim Y được đưa đi tranh giải Oscar hoặc tham dư LHP ở nước này, nước nọ. “Nhà đài “ đâu biết ( hoặc biết mười mươi nhưng lờ đi ?) rằng mấy phim ấy bị giới thạo nghề cho là “chưa sạch nước cản”. Đây nữa, Chương trình “24H ( cũng của VTV 1 ) thường nóng vội nức nở ngợi khen phim X, phim Y “đầy tính nhân văn”, “giàu hình tượng điện ảnh ngay cả khi mấy bộ phim đó còn chưa ...bấm máy ( ?! )
Điện ảnh nước nhà đang đứng trước những thử thách ngặt nghèo của yêu cầu phải thay máu hay là chết; trước nạn xâm thực công khai và được hợp thức hóa của  sản phẩm phim ảnh Hollywood, của phim ảnh Hàn Quốc…Trong cơn bĩ cực ấy, quả là công việc giới thiệu, phê bình phim trên mặt báo là điều có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Bởi lẽ nhà sản xuất muốn PR cho bộ phim của họ còn rất nhiều cung cách và phương tiện khác. Dẫu vậy vẫn mong các nhà báo viết phê bình giới thiệu phim- bằng bài viết của mình- hãy bênh vực những nghệ sỹ làm phim có tâm huyết, có tay nghề; vạch ra lằn ranh rõ rệt giữa những bộ phim sạch sẽ, nghiêm túc, đề cao yếu tố nhân sinh nghệ thuật và những bộ phim thuần túy chạy theo đồng lờ lãi, xem thường những chuẩn mực thẩm mỹ, làm méo mó thị hiếu của người xem hôm nay và con cháu mai sau.