Hơn 400 trang sách “Thực dưỡng và những cuộc hồi sinh kỳ diệu” không chỉ đem đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản về thực dưỡng và còn hướng dẫn tỉ mỉ về cách “ăn đúng sống vui” cho từng căn bệnh. Đặc biệt, tác giả Đặng Ngọc Viễn nhấn mạnh sự cần thiết của thực dưỡng trong đời sống. Đừng chờ đến khi bệnh tật mới dựa vào thực dưỡng như một cứu cánh, mà có thể vun đắp sự khỏe mạnh mỗi ngày nhờ các loại thực phẩm sạch và chế biến đảm bảo dinh dưỡng tối ưu.




TRẢI NGHIỆM ĂN ĐÚNG SỐNG VUI

NXB Tổng hợp TPHCM vừa ấn hành cuốn sách “Thực dưỡng và những cuộc hồi sinh kỳ diệu” (ảnh) của tác giả Đặng Ngọc Viễn. Vốn là một cử nhân Anh Văn, Đặng Ngọc Viễn rất thành công với lĩnh vực tư vấn du học. Thế nhưng, nhận thấy môi trường xung quanh đang có nhiều người đau ốm vì “họa từ miệng vào”, Đặng Ngọc Viễn chuyển sang nghiên cứu và ứng dụng thực dưỡng. Gác hết mọi công việc kinh doanh đang thuận lợi, Đặng Ngọc Viễn theo học Đông y và tìm gặp hàng trăm người bệnh khác nhau đang tự điều trị bằng phương pháp thực dưỡng. Với kiến thức của một Đông y sĩ cùng sự trải nghiệm của bản thân, Đặng Ngọc Viễn đã mở chuỗi cửa hàng thực dưỡng và bắt tay viết sách chia sẻ cho cộng đồng.

Hơn 400 trang sách “Thực dưỡng và những cuộc hồi sinh kỳ diệu” không chỉ đem đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản về thực dưỡng và còn hướng dẫn tỉ mỉ về cách “ăn đúng sống vui” cho từng căn bệnh. Đặc biệt, tác giả Đặng Ngọc Viễn nhấn mạnh sự cần thiết của thực dưỡng trong đời sống. Đừng chờ đến khi bệnh tật mới dựa vào thực dưỡng như một cứu cánh, mà có thể vun đắp sự khỏe mạnh mỗi ngày nhờ các loại thực phẩm sạch và chế biến đảm bảo dinh dưỡng tối ưu.

Điều lý thú nhất trong “Thực dưỡng và những cuộc hồi sinh kỳ diệu” đó là phần “Nhân chứng thực dưỡng”. Ngoài phần lý thuyết được trình bày mạch lạc, tác giả Đặng Ngọc Viễn đã giới thiệu gần 100 ví dụ thực tế đã chiến thắng nhiều căn bệnh nan y nhờ thực dưỡng. Năm nay 49 tuổi, tác giả Đặng Ngọc Viễn tâm huyết với giá trị của gạo lứt và khẳng định “Không người nào sống mà không ăn uống. Quan trọng là lựa chọn thực phẩm đúng để ăn uống trở thành phần thưởng, chứ không phải trở thành hình phạt!”.

                                                      T.H