Thơ Tết trên báo xuân Kỷ Hợi năm nay xác lập một kỷ lục về độ dài: đó là bài “Tụng lục bát” của Đỗ Trung Lai trên Lao Động Cuối Tuần giai phẩm 2019. Đỗ Trung Lai không phải chủ biên, mà in được bài thơ dài loằng ngoằng 232 câu, thì kể cũng lạ. Có phải vì “Tụng lục bát” rất hay, đến mức phải in tràn hai trang báo để công chúng chiêm bái không? Cũng không phải! “Tụng lục bát” dây dưa và đong đưa kiểu à ơi vớ vẩn. Mở đầu “Tiên Điền Hán tự một kho/ Vẫn mang trong bụng ba bồ chữ Nôm” và kết thúc “Mặc ai Đông ngữ Tây đàm/ Nghìn năm lục bát người Nam vẫn thờ”…. Đọc “Tụng lục bát” mới thấm thía rằng, lục bát là quốc thi, lục túi là quốc nạn, lục nhà là quốc uy…



Thơ trên báo Tết thường không hay. Vì sao? Vì quan niệm chọn thơ Tết cứ phải có những hình ảnh khuôn sáo với mai vàng, đào phai, giao thừa, bánh chưng… rộn ràng và vui vẻ. Hơn nữa, thơ Tết giống như món quà hiếu hỉ giữa những người làm báo và một số cộng tác viên thân thiết. Chủ biên là người làm thơ, thì thơ trên báo Tết càng… dở. Vì chủ biên đôi khi tranh thủ in bài thơ tệ hại nhất của bản thân trên báo Tết như một dịp diễu võ dương oai.

                                              


Thơ Tết trên báo xuân Kỷ Hợi năm nay xác lập một kỷ lục về độ dài: đó là bài “Tụng lục bát” của Đỗ Trung Lai trên Lao Động Cuối Tuần giai phẩm 2019. Đỗ Trung Lai không phải chủ biên, mà in được bài thơ dài loằng ngoằng 232 câu, thì kể cũng lạ. Có phải vì “Tụng lục bát” rất hay, đến mức phải in tràn hai trang báo để công chúng chiêm bái không? Cũng không phải! “Tụng lục bát” dây dưa và đong đưa kiểu à ơi vớ vẩn. Mở đầu “Tiên Điền Hán tự một kho/ Vẫn mang trong bụng ba bồ chữ Nôm” và kết thúc “Mặc ai Đông ngữ Tây đàm/ Nghìn năm lục bát người Nam vẫn thờ”.

Bài thơ “Tụng lục bát” không chỉ nhiều câu, mà còn nhiều… chú thích. Có tất thảy 13 chú thích dây cà dây muống…

                                         



Đọc “Tụng lục bát” mới thấm thía rằng, lục bát là quốc thi, lục túi là quốc nạn, lục nhà là quốc uy…
                                            PV