Nhan sắc và tài năng của Marlene Dietrich còn
làm xao xuyến, rung rinh nhiều người đàn ông có tên tuổi như văn hào Đức E.M
Remarque, nam diễn viên điện ảnh lừng danh nước Pháp J. Gabin, nhà văn Mỹ
E.Hemingway.. “Marlene Dietrich luôn xử sự đầy kiêu căng,
khiêu khích, phách lối. Ấy vậy tôi vẫn thán phục bà ta. Marlene đã khiến tôi
phát điên” - Nhà tạo mẫu nổi tiếng thế giới Pierre Cardin hồi nhớ lại như thế.
MARLENE DIETRICH ĐÃ KHIẾN PIERRE CARDIN PHÁT
ĐIÊN
Nếu người xem Việt Nam ít hay hầu như ai không
biết đến tên tuổi nữ minh tinh màn bạc này cũng không có gì lạ… Marlene
Dietrich- nữ diễn viên Hollywood, gốc Đức- vào những năm 1930 đã sáng tạo nên
hình tượng những người đàn bà không giống trong bất cứ một bộ phim nào. Khi chiến
trang Thế giới 2 nổ ra, bà tham gia ca hát phục vụ binh lính ngay tại mặt trận.
Bước qua mấy thập kỷ 1950, 1960, 1970 Marlene Dietrich ít đóng phim đi, và dù
tuổi đã cao bà vẫn là ngôi sao ca nhạc nổi tiếng tại Paris, London, New York.. Một
lần lọt vào danh sách đề cử Giải Oscar. Năm 1999 được Viện hàn lâm Nghệ thuật
Điện ảnh Mỹ bình chọn là nhân vật thứ 9 trong số các ngôi sao màn ảnh nổi tiếng
nhất của mọi nền điện ảnh, mọi thời đại.
Nhan sắc và tài năng của Marlene Dietrich còn
làm xao xuyến, rung rinh nhiều người đàn ông có tên tuổi như văn hào Đức E.M
Remarque, nam diễn viên điện ảnh lừng danh nước Pháp J. Gabin, nhà văn Mỹ
E.Hemingway.. “Marlene Dietrich luôn xử sự đầy kiêu căng,
khiêu khích, phách lối. Ấy vậy tôi vẫn thán phục bà ta. Marlene đã khiến tôi
phát điên” - Nhà tạo mẫu nổi tiếng thế giới Pierre Cardin hồi nhớ lại như thế.
“Ngay
từ thuở ấu thơ tôi đã mơ ước được trở thành diễn viên. Khi chỉ vừa đặt chân tới
Paris, tôi đã nhận đóng một số vai phụ, nói đúng ra là vai quần chúng trong vài
bộ phim.Tình yêu đối với điện ảnh và sân khấu vẫn mãi còn trong cuộc đời tôi- Pierre
Cardin tâm sự -Vào năm 1970 khi nắm được cơ hội đầu tiên có một khoảng không
gian rộng lớn, tôi liền lập nhà hát “ Espas Cardin ”. Trên sàn diễn của nhà hát
này đã xuất hiện rất nhiều nhân vật nổi tiếng như Marina Vladi, Maia
Pliseskaia; các diễn viên tài năng trong nhà hát “ Lenkom” Nga …Nhưng gây “ khó
khăn” nhất và cũng là ngôi sao sáng giá nhất trên sân khấu nhà hát của tôi,
không ai khác,vẫn là Marlene Dietrich!”
MỜI BẰNG ĐƯỢC NGÔI SAO BẰNG MỌI GIÁ...
Tiếp tục câu chuyện tâm sự của Pierre Cardin:
“Vào
cuối thập niên những năm 1960, Marlene chuyển tới Paris, sống tại khu biệt thự
riêng của mình trên đường phố Monten mà bà đã mua những năm 1940 vào thời điểm
đẹp nhất trong mối tình với diễn viên điện ảnh Pháp lứng danh Jean Gabin. Sau
khi bị gẫy chân, bà cương quyết từ chối mọi lời mời đóng phim, nhưng vẫn tiếp tục
biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc. Tôi, chắc cũng như nhiều gã đàn ông khác
được nhìn thấy bà dù chỉ một lần, đều bị bà mê hoặc. Tôi quyết định nhất định
phải mời cho được bà tới biểu diễn tại nhà hát của mình. Tôi không muốn kể lại ở
đây những cuộc thương lượng kéo dài tới 2 năm giữa tôi với bà. Tôi chỉ nói rằng
diva đòi trả 30 ngàn frans cho mỗi tối diễn, không tính tới thù lao cho các nhạc
công.Hôm nay, số tiền này có thể gây cho ai đó cười nửa miệng (tương ứng 7 ngàn
dollar) nhưng vào những năm tháng ấy, đó đã là một số tiền lớn, có thể mua một
chiếc xe hơi loại sang. Dẫu vậy tôi quyết định đạt được ước muốn của mình.Vào
tháng Ba năm 1975 bản hợp đồng Marlene Dietrich sẽ biểu diễn 3 tuần tại nhà hát
của tôi đã được ký kết. Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng rồi cũng còn là phiền toái…”
ÁN TỬ HÌNH VÌ SỰ ĐỎNG ĐẢNH.
Tên của tiểu hành tinh Marlene, được nhà thiên
văn học người Đức khám phá vào năm 1923 trở thành tên của nữ diễn viên này.
Pierre Cardin tiếp nối câu chuyện:
“Hai tuần sau người ta báo cho tôi hay madam
Dietrich hôm nay sẽ tới nhà hát của tôi để xem phông màn. Tôi hồi hộp chờ đợi,
nhưng bà ta đến muộn tới…4 giờ đồng hồ. bước vào trong nhà hát, bà ta chỉ hất đầu
về phía tôi rồi đi thẳng về phía cánh gà. Marlene sải chân đếm bước trên sân khấu,
đi ngang đi dọc, ngắm nghía và sau đó phất tay gọi tôi lại gần, nói :
« Tôi muốn những cánh phông màu trắng bạc để tách tôi khỏi đám nhạc công.
Những tấm màn đó cần phải được may bằng chất liệu vải «
vuals ». « Được thôi, thưa bà - tôi vội vã trả lời- Ngày kia mọi
việc sẽ như ý bà « . Hai ngày sau Marlene tới nhà hát với các trợ lý
của mình. Chỉ vừa nhìn mấy tấm phông mới, bà ta quay ngoắt lại hỏi tôi: “Vải ấy
mua ở đâu?”. “Mua ở hãng Lion, thưa bà”. “Hoàn toàn không như ý tôi muốn.
Tất cả phải thay đổi lại. Tôi sẽ ghi cho anh địa chỉ hãng bán vải ở London, anh
sẽ sang đó mua. Nếu không mua đúng thứ vải đó, tôi sẽ hủy hợp đồng không biểu
diễn nữa đâu. Vậy nhé”. Tôi biết rằng, không nên chống lại bà ta”.
Vào năm 1936 Bộ trưởng thông tin của Hittler
Joseph Goebbls đã đề nghị với Dietrich cứ mỗi phim có vai của bà ta quay tại Đức,
bà sẽ được trả 200 ngàn mark. Thêm điều kiện bà ta được chọn lấy nhà sản xuất,
đạo diễn và kịch bản. Nhưng nữ diễn viên đã từ chối.Vào năm 1937 trong chuyến
Diestrich về Đức lần cuối, một lần nữa bà lại khước từ lời chào mời của các phần
tử quốc xã. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1939
bà nhận quốc tịch Mỹ.
Câu chuyện kể tiếp của Pierre Cardin :
“Để diva hài lòng, tôi phái viên giám đốc của
mình sang London. Ngày hôm sau, giữa những tiếng ồn ào, ông ta gọi điện cho
tôi : « Ông có hình dung được không, ngài Cardin ? Người bán vải
mà Dietrich giới thiệu nói rằng thứ vài ấy không còn. Ông ta đang đợi Hãng Lion
chuyển sang!”. Tôi giận phát điên và quyết định chấm dứt hợp đồng với người đàn
bà tính khí quá ư đỏng đảnh này. Dẹp bỏ cơn tức giận, tôi nói với viên giám đốc
hãy nhận biên lai đã mua thứ vải như Dietrich yêu cầu ở London, còn mấy tấm
phông vẫn giữ nguyên như cũ. Marlene tới xem một lần nữa và nắc nỏm: “Quả là có
khác chứ…”
CƠN GIẬN DỮ CHẾT NGƯỜI
Chuyện
kể của Pierre Cardin :
“Những
buổi biểu diễn của Marlene Dietrich thành công lớn. Mỗi buổi tối đều cháy
vé.Tôi như bình tâm, vui vẻ trở lại để quyết định, sau mỗi buổi biểu diễn của
bà kết thúc tôi cho thả từ ban công sân khấu xuống ba trăm bông hoa hồng.
Marlene tỏ ra rất hài lòng, nhưng vẫn giữ thái độ xa cách đối với tôi. Tôi cũng
giữ thế của mình: không bước ra sân khấu chào bà, cũng không tỏ ý gì cái cách
bà hóa trang rất được công chúng khen ngợi.
Đâu đó gần một tháng sau ngày Marlene
biểu diễn tại nhà hát “Espas Carden” của tôi, bất ngờ Marlene gửi một bức thư
cho tôi tỏ lời cám ơn về việc đã tổ chức những đêm diễn tuyệt vời. Tôi vẫn còn
lưu giữ những ấn tượng không hay về bà, chính vì vậy tôi sé bức thư đi và không
trả lời.
Qua
hai hay ba năm sau đó, một lần nữa tôi lại nhận được thư của Dietrich. Bà đề
nghị tôi hợp tác với bà sản xuât loại nước hoa mang tên “Marlene”. Lần này tôi
vẫn không trả lời.Cuối cùng, tôi tự thấy cũng không nên giữ định kiến lâu như vậy
với một người đàn bà, tôi dự định báo cho bà ta hay tôi sẵn sàng sản xuất thứ
nươc hoa mang tên bà. Nhưng đáng tiếc sao, ngay sau đó tôi được biết bà đã lâm
bệnh, không thể đi đâu và tiếp xúc với ai được nữa.
Tôi
còn giữ lại một bức ảnh tôi chụp với Dietrich.Tất cả thư từ và ảnh chụp với bà
tôi đã hủy hết.Tôi chỉ dành cho người phụ nữ vĩ đại này một vinh dự : Tại
phòng khách chính trong khu dinh thự của tôi có treo một tấm ảnh phóng thật to,
trong ảnh Marlene Dietrich đứng giữa những người sủng ái bà, còn tôi đứng phía
sau. Thực sự mọi điều là như vậy!
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG ĐỜI MARLENE DIETRICH
Vào
năm 1923 Marlene kết hôn với viên trợ lý đạo diễn Rudolffer Ziber. Họ sống với
nhau được năm năm, nhưng hai người cũng không ly hôn. Cho tận tới khi ông chồng
mất, Marlene vẫn là chỗ dựa về tiền bạc cho ông ta.
Vào
năm 1937 Marlene làm quen với văn hào Đức nổi tiếng Erich Maria Remarque (tác
giả các cuốn tiểu thuyết “Phía Tây không có gì lạ”, “Ba người bạn”, “Khải hoàn
môn”...). Hai người đã trải qua một cuộc tình đầy bão tố và cũng đầy những cuộc
cãi cọ, giận hờn, kéo dài tận cho đến khi nhà văn qua đời . Remarque rất thần
tượng, đắm say Dietrich , nhưng có ông đấy, bà vẫn quan hệ với nhiều người đàn
ông khác. Bà bỏ ông ra đi, rồi quay lại. Nhiều người vẫn cho rằng Marlene là
nguyên mẫu nhân vật Joan Madu trong cuốn tiểu thuyết “Khải hoàn môn” của
Remarque.
Mối
tình giữa Dietrich và diễn viên Pháp nổi tiếng Jean Gabin bắt đầu vào năm 1939.
Tuy Marlene luôn coi Gabin là “người đàn ông hoàn thiện”, là “siêu đàn ông” nhưng
nữ diễn viên vẫn cho phép mình có những mối tình ngoài luồng. Sau sáu năm, sự
chịu đựng của Gabin đã tới giới hạn cuối cùng, ông chia tay với Dietrich.
PHAN HÒE
( Theo báo chí nước ngoài)