Bà Đỗ Ngọc Bích, điều phối sản xuất Công ty cổ phần
đầu tư truyền thông & thương hiệu IMI Hạ Long, cho hay nghề này và các vị
trí trong ngành quảng cáo, truyền thông nói chung đều đang là nghề “nóng” và
"khát" nhân sự. Tuy nhiên hiện có nhiều nghịch lý giữa cung - cầu. Trong
khi các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều có nhu cầu rất cao tuyển dụng vị trí content
thì khả năng đào tạo của các trường lại chưa đáp ứng đủ. Thực tế chỉ một số ít
nhân sự được đào tạo từ các chuyên ngành quan hệ công chúng (PR), quảng cáo.
Còn lại, đa số các bạn làm nghề này hiện nay tốt nghiệp từ ngành báo chí, xuất
bản, văn hóa, sư phạm văn... lấn sân làm trái ngành.
NGHỊCH LÝ NGHỀ BÁN CHỮ LẤY TIỀN
THÚY HẰNG
Nghề 'content writer', 'copy writer' (sản xuất nội
dung) đang phổ biến trong giới trẻ, phát triển mạnh thời gian gần đây. Những mẩu
tuyển dụng người làm việc này tràn ngập khắp mạng xã hội.
Phải luôn hấp dẫn, sáng tạo
“Em làm content”, cô gái 21 tuổi tên Nguyễn Tuyết
Minh, sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH - NV TP.HCM, giới thiệu
về mình. Minh giải thích, nghề của cô là sản xuất nội dung, viết bài giới thiệu
sản phẩm cho một công ty tài chính, viết bài đăng tải fanpage của công ty để giới
thiệu sản phẩm... Công việc bán thời gian giúp Minh kiếm thêm thu nhập 4 tháng
qua. Minh nói thêm: “Em học ngành văn học nhưng thật sự hoang mang và bỡ ngỡ,
vì viết content không phải viết văn, viết thơ, phải chuẩn SEO (tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm), phải lôi cuốn, vượt qua lối mòn. Em cũng bị “sốc” khi gặp phải
hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành mà trước đó không biết”.
Trong khi đó Nguyễn Gia Mỹ, 24 tuổi, tốt nghiệp Trường
CĐ phát thanh - truyền hình 2, cho hay cô cũng đang làm cộng tác viên cho nhiều
lĩnh vực, y tế, mỹ phẩm, du lịch… “Đây là công việc có thể làm ở nhà, linh động
thời gian”. Theo Mỹ, cô mới viết nên năng suất chưa cao, một bài khoảng 600 chữ,
cô viết trong 3 - 4 tiếng, chưa kể nhiều bài bị trả lại, phải sửa vì chưa chuẩn
SEO, chưa hấp dẫn, chưa sáng tạo… Mỹ cho hay, áp lực thời gian (deadline) là
kinh khủng nhất trong nghề này, nếu không chấp hành được sẽ bị đào thải. Bên cạnh
đó, nhuận bút bèo bọt cũng khiến nhiều người không theo được nghề lâu dài.
Chị Nguyễn Phạm Thùy Dương, 23 tuổi, cựu sinh viên
ngành kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM, phụ trách truyền
thông một tập đoàn thực phẩm của Hàn Quốc tại VN, cho hay để thích nghi với nghề
content hay nhiều ngành nghề trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông khác, bạn
trẻ cần cầu thị, không tự ti, chăm chỉ, đúng thời hạn, chịu được căng thẳng đầu
óc, không ngừng sáng tạo và nghĩ ra những ý tưởng mới. Khi ý tưởng này không được
chấp nhận, hãy nghĩ ngay ra ý tưởng khác, đừng bao giờ nói với sếp của bạn rằng
“em hết ý tưởng rồi”.
20.000
- 40.000 đồng một bài 1.000 chữ
Nguyễn Gia Mỹ cho biết cô từng được trả nhuận bút
nhiều bài chỉ trong khoảng 20.000 - 40.000 đồng, tương đương 500 - 600 chữ. Mỹ
nói: “Giá mỗi bài có khi chưa bằng một ly cà phê ở Sài Gòn. Dù trả nhuận bút cực
thấp như vậy, nhưng người thuê chúng tôi yêu cầu rất cao, bài phải chất lượng,
không được trùng lặp với các bài khác. Tôi mong các công ty cần phải hiểu rõ
hơn về nghề viết, bởi sẽ không ai đầu tư quá nhiều cho một bài viết giá 20.000
- 40.000 đồng, có khi chỉ là các bạn sinh viên làm tạm trong lúc chưa tìm được
việc mà thôi”.
Nguyễn Tuyết Minh đang được trả nhuận bút 50.000 đồng/bài
dưới 300 chữ, có kèm hình ảnh, theo Minh đây là cái giá khả quan hơn nhiều nơi.
“Có nơi trả 30.000 đồng/bài 1.000 chữ, tương đương 1 chữ của mình được trả 30 đồng.
Như vậy không xứng với công sức mình bỏ ra. Nhiều công ty chưa đánh giá đúng
giá trị của nghề viết content. Một đề tài, phải viết hàng loạt bài khác nhau,
viết sao cho sáng tạo và ấn tượng không phải điều dễ dàng”, Minh nói.
Nhân
sự tốt vẫn nghèo
Bà Đỗ Ngọc Bích, điều phối sản xuất Công ty cổ phần
đầu tư truyền thông & thương hiệu IMI Hạ Long, cho hay nghề này và các vị
trí trong ngành quảng cáo, truyền thông nói chung đều đang là nghề “nóng” và
"khát" nhân sự. Tuy nhiên hiện có nhiều nghịch lý giữa cung - cầu. Trong
khi các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều có nhu cầu rất cao tuyển dụng vị trí content
thì khả năng đào tạo của các trường lại chưa đáp ứng đủ. Thực tế chỉ một số ít
nhân sự được đào tạo từ các chuyên ngành quan hệ công chúng (PR), quảng cáo.
Còn lại, đa số các bạn làm nghề này hiện nay tốt nghiệp từ ngành báo chí, xuất
bản, văn hóa, sư phạm văn... lấn sân làm trái ngành.
Trái ngược với nhu cầu cao của thị trường, thu nhập
của người làm nghề này chưa được đánh giá tương xứng. Trong nhiều doanh nghiệp,
người ta mặc định rằng lương content sẽ thấp hơn lương của các bộ phận quảng
cáo, marketing. Bất chấp việc chúng ta vẫn ca ngợi “content is king” (nội dung
là vua), khâu sản xuất nội dung vẫn bị coi nhẹ. Để cắt giảm chi phí cho doanh
nghiệp, thay vì giảm chi phí quảng cáo hay tối ưu ở một khâu nào đó, người ta
thường sẵn sàng cắt giảm chi phí sản xuất nội dung. Do đó, nghề content hiện
nay có thể gói trong 2 câu: “Nhân sự vừa thiếu vừa yếu; Nhân sự tốt, vẫn
nghèo”.
Theo bà Bích, một người trẻ làm nghề content tốt, được
trả nhuận bút xứng đáng, có thu nhập dồi dào nếu thành thục những kỹ năng cơ bản
của mọi nhân viên văn phòng, có vốn tiếng Anh đủ dùng, tuân thủ kỷ luật, lập kế
hoạch theo quý, tháng, tuần...
Nguồn: Thanh Niên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét