Ba Đứa Da Vàng ở Tạp chí THƠ
Báo Văn Nghệ TPHCM có bài phê phán Tạp chí Thơ vì tâng bốc những câu thơ của Lưu Quang Vũ “Thành phố tối đen đêm lưu lạc/ Máy bay Mỹ rít ...
http://www.lethieunhon.vn/2019/01/ba-ua-da-vang-o-tap-chi-tho.html
Báo Văn Nghệ
TPHCM có bài phê phán Tạp chí Thơ vì tâng bốc những câu thơ của Lưu Quang Vũ “Thành
phố tối đen đêm lưu lạc/ Máy bay Mỹ rít ở trên đầu/ Ba đứa da vàng ngồi uống rượu/
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu”. Bài viết trên báo Văn Nghệ TPHCM nhấn mạnh: “Những
bài thơ của Lưu Quang Vũ viết trong lúc anh mất phương hướng, bi quan, tuyệt vọng
“Không thích gì hết” (Xuân Quỳnh), ta nên thông cảm, đại lượng (Vương Trí
Nhàn). Đáng tiếc là Tạp chí Thơ lại hết lời ca ngợi, tôn lên là tuyệt tác”
BA ĐỨA DA VÀNG Ở
TẠP CHÍ THƠ
VƯƠNG BẢO
VIÊN
Đã là Tạp chí
Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam thì phải giới thiệu cho bạn đọc những bài thơ hay…
nhưng Tạp chí Thơ các số 7-8-9-10/2018 lại làm ngược lại.
Trong lúc “cả nước
lên đường” đánh Mỹ và thắng Mỹ, Nhìn thẳng quân thù mà bắn (Nguyễn Viết Xuân),
Dáng nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy (Chế Lan Viên), Dẫu một cây chông trừ giặc
Mỹ / Hơn nghìn trang giấy luận văn chương (Tố Hữu), Vì Độc lập vì Tự do / Đánh
cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào (Hồ Chí Minh)… thì người ta lại ca ngợi “Ba đứa
da vàng ngồi uống rượu / Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu” là tuyệt tác, là hình ảnh
của một thời, một thế hệ, một đất nước. Ôi! Nếu mỗi khi máy bay Mỹ đến mà Hà Nội
và cả nước thời đó đều chui xuống hầm ngồi uống rượu… thì chắc chắn Hà Nội đã
trở về thời đồ đá, thì cả nước này đã thành nô lệ kiểu mới cho Mỹ rồi, thì “ba
đứa da vàng” kia mới phùng thời đắc thế cốc mò cò xơi, làng nước hi sinh xương
máu cho mấy đứa “da vàng nghiện rượu” kia trở thành Ngụy quân ngụy quyền – bù
nhìn tay sai bồi bút kiểu mới – như Phạm Duy, Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền…
Những bài thơ của
Lưu Quang Vũ viết trong lúc anh mất phương hướng, bi quan, tuyệt vọng “Không
thích gì hết” (Xuân Quỳnh), ta nên thông cảm, đại lượng (Vương Trí Nhàn). Đáng
tiếc là Tạp chí Thơ lại hết lời ca ngợi, tôn lên là tuyệt tác:
Thành phố tối
đen đêm lưu lạc
Máy bay Mỹ rít ở trên đầu
Ba đứa da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu.
Máy bay Mỹ rít ở trên đầu
Ba đứa da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu.
Cái đám nghiện
ăn khát uống sợ hành động, sợ bom đạn chết chóc, chui xuống hầm rượu với nhau,
mặt buồn như sỏi thì đúng quá. Đó là chỗ còn có thể cứu được Lưu Quang Vũ, thể
tất được cho Lưu Quang Vũ, đại lượng được với Lưu Quang Vũ. Hào khí Đông A là ở
thời Đông A, chứ trước mắt, trên đầu, máy bay gầm rít như thế, các em chỉ còn
mượn chén rượu mà nhìn nhau, không dám ngồi trên mặt đất, phải chui xuống hầm…
Thời nào chẳng có những con người như thế. Mấy đứa da vàng này không đáng để
nghe câu nói của Nguyên Hồng: Tao đéo chơi với chúng mày nữa! Xuân Quỳnh (khi
chưa làm vợ của Vũ) nói rất đúng: Giá kể Vũ thích một cái gì đó thì có thể Vũ
cũng làm được. Đằng này Vũ không thích gì hết, đấy mới là điều đáng sợ (Tạp chí
Thơ. Sđd. Trg.107).
Nếu ba đứa da
vàng này lại hể hả như trúng quả xổ đề thì Vũ đâu còn là con người bình thường
nữa, là cháu của Lưu Trùng Dương nữa…
Không thích một
cái gì mà vẫn hư cấu được những hình tượng sân khấu lôi cuốn hấp dẫn hàng triệu
khán giả về công lý, về tình người, về lẽ sống, về Hồn Trương Ba da Hàng Thịt…
thì đó chính là một nghệ sĩ đại tài về hư cấu nhưng không trung thực với mình,
với đời, với nghệ thuật và công chúng. Da Lưu Quang hồn Hàng Thịt… chính là con
người và nghệ thuật của Vũ chăng? Nghi vấn đó có cơ sở trên văn bản và lời bình
của Vương Trí Nhàn, Xuân Quỳnh – xin lỗi hương hồn chị, nhưng chị đã nói ra điều
đó – của Trần Hoài Anh và Phạm Xuân Nguyên… Và đương nhiên là của cả OTK Ban
biên tập tạp chí Thơ. Nhưng có thể Lưu Quang Vũ đã chuyển biến trong cách nhìn
cách nghĩ về cuộc đời để có một Lưu Quang Vũ sân khấu thì đó là điều đáng mừng,
là may mắn cho tất cả. Còn những bài thơ buồn theo Aragon thì ta nên thể tất.
Vương Trí Nhàn tỏ ra thấu tình đạt tình với Lưu Quang Vũ. Còn Phạm Xuân Nguyên
trở mặt thay lòng đành rằng một nhẽ. Nhưng những nhà thơ đã sống ở Làng Tuyên
trong chiến tranh, như Ngô Thế Oanh, đã qua những cơn “Mưa trong rừng cháy” ở
chiến trường miền Đông Nam bộ ác liệt như Nguyễn Đức Mậu… lại có thể để điều đó
xảy ra sao? Lưu Quang Vũ cùng vợ con – nhà thơ Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ –
đã chết oan ức trong một tai nạn giao thông. Bây giờ lại giết chết Anh một lần
nữa qua những vần thơ của Anh trong khoảnh khắc bi quan, trống rỗng, chỉ đáng đọc
để thông cảm với tấm lòng độ lượng, rồi cho qua đi. Sao lại tâng lên thành tuyệt
tác, thành hình ảnh hình tượng tiêu biểu của một thời, một thế hệ, một đất nước?
Hoàng Ngọc Hiến
còn tự nhận: Sao có lúc mình cũng tiểu nhân… Phàm là con người biết cảm xúc, mấy
ai không có lúc nản lòng như Lưu Quang Vũ. Đấy là chỗ nên thương, không phải là
giá trị để tụng ca!
Nhớ Lê Anh Xuân:
“Anh chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường / Chỉ để lại dáng đứng Việt
Nam tạc vào thế kỷ” mà thương cho ba đứa da vàng ở Tạp chí Thơ nhiều lắm!
…….
TB: Chúng tôi
xem “Dáng nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”, “Dáng nhà thơ tạc vào thế kỷ” là mỹ
học chân chính – mỹ học cách mạng – mỹ học chiến đấu… Còn “Ba đứa da vàng ngồi
uống rượu dưới hầm sâu” là mỹ học hiện sinh rất đáng thương.
Nguồn: Tuần Báo
Văn Nghệ TP.HCM số 531