Bộ trưởng Văn Hóa mù mờ về văn hóa
Mỗi năm ngân sách đã chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho các công trình văn hóa và các dự án văn hóa, nhưng giá trị cũ cứ lụi tàn mà giá trị ...
http://www.lethieunhon.vn/2018/11/bo-truong-van-hoa-mu-mo-ve-van-hoa.html
Mỗi năm ngân sách đã chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho các
công trình văn hóa và các dự án văn hóa, nhưng giá trị cũ cứ lụi tàn mà giá trị
mới chưa xuất hiện. Nhiều năm qua, những hoạt động văn hoá chỉ chạy theo bề nổi
khoa trương và ồn ào. Nào là sân khấu lễ hội rình rang, nào là xây dựng tượng
đài tốn kém, nào là phong tặng danh hiệu bát nháo… Ngay cả phong trào Gia đình
Văn hoá và Khu phố Văn hoá cũng triển khai rầm rộ nhưng không đi sâu vào thực
chất nâng cao phẩm vị văn hóa cho mỗi người, mỗi nhà. Lẽ ra, văn hóa phải chống
lại căn bệnh hình thức, thì văn hoá lại chìm nổi theo căn bệnh hình thức.
VĂN HÓA XUỐNG CẤP CÓ PHẢI DO ĐỒNG TIỀN?
LÊ THIẾU NHƠN
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6
Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng một số
giá trị đạo đức truyền thống và lối sống văn hóa tốt đẹp bị mai một, đồng thời
nhấn mạnh “Nếu giải quyết vấn đề này mà chúng ta bỏ lĩnh vực kinh tế sang một
bên thì không giải quyết được. Bởi vì cái gốc của vấn đề vẫn là kinh tế”. Cách
lý giải ấy không sai, nhưng mơ hồ và không thể tìm ra lối thoát cho thực trạng
đời sống văn hoá đang xuống cấp mỗi ngày!
Kinh tế làm hại văn hóa ư? Hay ngược lại, kinh tế vực dậy
văn hóa ư? Khái niệm kinh tế trong ngữ cảnh của tư lệnh ngành VH-TT&DL hoàn
toàn không ổn, mà ngay tại nghị trường đã có Đại biểu Quốc hội phản biện “tiền
không thể mua được văn hóa, không thể mua được đạo đức”. Nếu nói đến yếu tố làm thui chột đời sống văn
hóa, thì đó chính là sự hình thành động cơ kiếm tiền thấp hèn và sự lỏng lẻo
trong cơ chế kiểm soát đồng tiền bất nghĩa! Một khi xã hội tồn tại ý nghĩ, chỉ
cần có tiền sẽ được tất cả, từ tiếng tăm cho đến địa vị, từ chỗ ngồi sang trọng
ở nhà hàng, trên máy bay cho đến giải thưởng nọ, học hàm kia thì…cơn lốc thị
phi sẽ cuốn phăng mọi trật tự, mọi nề nếp, mọi nhân phẩm. Muốn tránh khỏi thảm
cảnh đó, phương pháp hữu hiệu nhất là duy trì ánh sáng văn hóa được hun đúc qua
nhiều thế hệ, nhiều dòng tộc, nhiều ngành nghề.
Kinh tế không thể làm bệ đỡ cho văn hóa, nếu không có tầm
nhìn chiến lược đúng đắn. Mỗi năm ngân sách đã chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho
các công trình văn hóa và các dự án văn hóa, nhưng giá trị cũ cứ lụi tàn mà giá
trị mới chưa xuất hiện. Nhiều năm qua, những hoạt động văn hoá chỉ chạy theo bề
nổi khoa trương và ồn ào. Nào là sân khấu lễ hội rình rang, nào là xây dựng tượng
đài tốn kém, nào là phong tặng danh hiệu bát nháo… Ngay cả phong trào Gia đình
Văn hoá và Khu phố Văn hoá cũng triển khai rầm rộ nhưng không đi sâu vào thực
chất nâng cao phẩm vị văn hóa cho mỗi người, mỗi nhà. Lẽ ra, văn hóa phải chống
lại căn bệnh hình thức, thì văn hoá lại chìm nổi theo căn bệnh hình thức.
Một nền văn hóa phải mọc rễ vào tình thần dân tộc và đâm
cành nảy lộc vào từng cá nhân tinh hoa. Lĩnh vực văn hoá đang dựa vào một số di
sản thiên nhiên hoặc di sản kiến trúc như vịnh Hạ Long, cố đô Huế hoặc phố cổ Hội
An để bán vé cho khách tham quan, mà không mấy chú trọng vun đắp những biểu tượng
sáng tạo mới. Một sự thật bẽ bàng là trong những người đảm đương nhiệm vụ quản
lý và chỉ đạo văn hóa, cũng không có bao nhiêu gương mặt được định dạng nhân vật
văn hóa có sức ảnh hưởng đến đám đông, như trước đây từng có Lưu Hữu Phước, Trần
Hoàn hoặc Nguyễn Khoa Điềm….
Trong các bài diễn thuyết cũng như trong các tác phẩm, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc đi nhắc lại “văn hóa soi đường cho quốc dân”. Văn
hóa là bước tiến đầu tiên và cũng là chốt chặn sau cùng cho sự tồn vong của một
dân tộc. Vì vậy, đừng đổ thừa sự xuống cấp của văn hóa cho… đồng tiền sấp ngửa
trắng đen./.