Một dàn nhạc vừa yếu vừa thiếu sao lại đòi nhà hát hoành tráng?
Muốn TP Hồ Chí Minh có thể có được những buổi trình diễn giao hưởng thường kỳ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của những khán giả cao cấp, T...
http://www.lethieunhon.vn/2018/10/mot-dan-nhac-khuyet-tat-sao-lai-oi-nha.html
Muốn TP Hồ Chí Minh có thể có được những buổi trình
diễn giao hưởng thường kỳ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của những khán giả cao cấp,
Thành phố còn cần hơn cái lõi, tức là những người sẽ ngồi vào biên chế của dàn
nhạc giao hưởng ấy. Và trên thực tế, đào tạo và sử dụng nhân lực trong âm nhạc
hàn lâm tại TP Hồ Chí Minh đang rất yếu, và rất thiếu. Chỉ đơn cử một nhạc cụ
trong biên chế nhạc khí bổ sung là cây đàn Harp thôi, tại TP Hồ Chí Minh hiện
thời chỉ còn duy nhất 1 người có khả năng chơi nhạc cụ này. Trong khi đó, ở bộ
đồng, TP Hồ Chí Minh gần như không còn người thổi trombone, tuba và rất ít người
có thể chơi được trompette.
PHẦN “RUỘT” QUAN TRỌNG HƠN CÁI “VỎ”
VĂN ĐOÀN
UBND TP Hồ Chí Minh vừa đệ trình lên HĐND TP đề xuất
xây dựng một nhà hát giao hưởng với 2 khán phòng, 1700 chỗ ngồi ở khu đô thị mới
Thủ Thiêm. Được biết, nếu được phê duyệt, công trình này sẽ hướng tới là một điểm
nhấn kiến trúc của thành phố, đồng thời cũng sẽ là địa điểm văn hoá đủ tầm vóc
để tổ chức các sự kiện âm nhạc hàn lâm cỡ quốc tế. Thực chất, thông tin này đã
và đang gây hiểu lầm với một bộ phận nhỏ dân chúng vì khu vực Thủ Thiêm đang
khá nhạy cảm về vấn đề đất đai trong thời gian qua. Tuy nhiên, chúng ta nên
tránh hiểu lầm rằng Nhà hát được chọn quy hoạch tại khu vực đang tranh cãi để
"đánh bùn sang ao" như một số ý kiến phiến diện đang rêu rao.
Và xét về hoàn cảnh hiện thời, đúng là TP Hồ Chí
Minh chưa hề có một nhà hát nào đúng nghĩa dành cho nhạc giao hưởng. Nên nhớ,
những buổi trình diễn nhạc giao hưởng đòi hỏi về sân khấu rất khắt khe, khi
biên chế dàn nhạc rất đông, thậm chí có thể lên tới con số 100 nhạc công (dàn
nhạc 4 quản). Rõ ràng, các nhà hát như Nhà hát TP, Nhà hát Hoà Bình… đều không
thể đáp ứng được trọn vẹn yêu cầu kể trên và bởi vậy, việc cần có một nhà hát
giao hưởng đủ tiêu chuẩn là đòi hỏi bức thiết đối với một đô thị trung tâm như
TP Hồ Chí Minh.
Song, thực chất vấn đề không chỉ nằm ở cái nhà hát
đơn thuần, tức là cái vỏ. Muốn TP Hồ Chí Minh có thể có được những buổi trình
diễn giao hưởng thường kỳ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của những khán giả cao cấp,
Thành phố còn cần hơn cái lõi, tức là những người sẽ ngồi vào biên chế của dàn
nhạc giao hưởng ấy. Và trên thực tế, đào tạo và sử dụng nhân lực trong âm nhạc
hàn lâm tại TP Hồ Chí Minh đang rất yếu, và rất thiếu. Chỉ đơn cử một nhạc cụ
trong biên chế nhạc khí bổ sung là cây đàn Harp thôi, tại TP Hồ Chí Minh hiện
thời chỉ còn duy nhất 1 người có khả năng chơi nhạc cụ này. Trong khi đó, ở bộ
đồng, TP Hồ Chí Minh gần như không còn người thổi trombone, tuba và rất ít người
có thể chơi được trompette.
Trong biên chế dàn nhạc giao hưởng cỡ nhỏ (2 quản)
cũng đòi hỏi phải có 2 trompette và 3 trombone. Rất nhiều chương trình nhạc nhẹ
khi cần kết hợp với dàn nhạc lớn diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, nhà tổ chức đã phải
mượn những nghệ sỹ trompette, trombone từ Hà Nội vào trình diễn. Rõ ràng, tình trạng
thiếu nhạc công các nhạc cụ cơ bản của dàn nhạc giao hưởng là khá trầm trọng ở
TP Hồ Chí Minh hiện nay, đặc biệt khi số lượng người đăng ký học các khoa này ở
nhạc viện là cực hiếm, nếu không nói là có những năm không có sinh viên để tuyển
sinh.
Vậy thì về phần cái lõi để "lấp" vào nhà
hát nhạc giao hưởng (đang còn trên đề xuất kia) là không có. Như vậy, khả năng
một công trình xây lên chỉ để bỏ không, đắp chiếu, hoặc cho thuê làm các sự kiện
không phù hợp chức năng, là một viễn cảnh có thể xảy ra. Tất nhiên, sẽ có người
có ý kiến rằng với một công trình như thế, chúng ta có thể mời các dàn nhạc
Âu, Á về trình diễn, giới thiệu với khán giả trong nước.
Song, cái lõi "thuê mướn" ấy liệu có khả
thi? Chắc chắn là không khả thi bởi khi đã thuê một dàn nhạc quốc tế về trình
diễn, phải có kinh phí đủ lớn để trả thù lao. Kinh phí ấy có thể bù đắp bằng 2
nguồn: tài trợ hoặc bán vé. Và dẫu có kinh phí đi nữa, một cái lõi rất cần nữa
chính là "khán giả". Ai sẽ lấp vào khoảng trống 1700 chỗ ngồi kia để
nhà hát có sức sống đây, khi mà trình độ thưởng thức đại chúng của Việt Nam còn
hạn chế, nếu không nói là có nhiều người còn cảm thấy nhạc giao hưởng quá xa lạ,
khó gần, khó nghe.
Như vậy, xây cái công trình nhà hát mới chỉ là làm
được cái vỏ mà thôi. Còn cái lõi, là người biểu diễn và người thưởng thức mới
là thứ quan trọng. Và để xây được cái lõi ấy, đòi hỏi rất nhiều công sức, tâm
nguyện, ý chí và thời gian. Đơn giản, đó là xây dựng văn hoá mà văn hoá thì
không thể như một toà nhà, cứ có tiền, có đất là sẽ lên được công trình.
Nguồn: Văn Nghệ Công An