Những người làm công việc sáng tạo thường tìm nhiều cung cách khác nhau để kích thích trí tưởng tượng của mình. Các nhân vật trong tác phẩm “12 chiếc ghế” của hai nhà văn Nga InFrid và Petrov, đều đoan quyết văn hào Lev Tolstoi đã viết “Bản Sonata Kreytser “ dưới tác động của một chất kích thích nào đó. Còn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” được ra đời vào thời kỳ nhà văn “ăn thịt”. Nói chung là nhiều nhà văn nổi tiếng khác khi ngồi vào bàn đều cần tới một thứ “nhiệt năng đốt cháy” nào đó. Tiểu thuyết “Khải hoàn môn” về nhiều phương diện, ra đời được là do E.Remarque dùng một thứ rượu táo. Có thể nói rằng, đồng sáng tác nhiều tác phẩm văn học xuất sắc của Ernest Hemingway chính là rượu Whisky.


            Gần đây các nhà tâm lý học Mỹ đã đi tới kết luận trạng thái say sưa nhẹ nhàng sẽ trợ giúp tốt hơn khi bắt tay vào giải quyết những công việc có tính chất sáng tạo.
            Những người làm công việc sáng tạo thường tìm nhiều cung cách khác nhau để kích thích trí tưởng tượng của mình. Các nhân vật trong tác phẩm “12 chiếc ghế” của hai nhà văn Nga InFrid và Petrov, đều đoan quyết văn hào Lev Tolstoi đã viết “Bản Sonata Kreytser “ dưới tác động của một chất kích thích nào đó. Còn tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” được ra đời vào thời kỳ nhà văn “ăn thịt”. Nói chung là nhiều nhà văn nổi tiếng khác khi ngồi vào bàn đều cần tới một thứ “nhiệt năng đốt cháy” nào đó. Tiểu thuyết “Khải hoàn môn” về nhiều phương diện, ra đời được là do E.Remarque dùng một thứ rượu táo. Có thể nói rằng, đồng sáng tác nhiều tác phẩm văn học xuất sắc của Ernest Hemingway chính là rượu Whisky.
            Cách đây không lâu vấn đề về khả năng kích thích của rượu cho những chuyến cất cánh trí tưởng tượng còn là điều chưa rành rõ. Mọi biểu hiện mượn say sưa để tỏ ta đây khác người, là những thiên tài kích cỡ không bình thường đều bị chế riễu, nguyền rủa.
            Vậy men say ảnh hưởng như thế nào với quá trình sáng tạo ? Nó có tạo ra những cơn sóng cảm hứng không đây ? Một nhóm các nhà tâm lý người Mỹ dưới sự chỉ đạo Andrew Iaros từ trường Đại học Mississipi đã nghiên cứu để tìm ra lời giải cho câu hỏi này. Công trình nghiên cứu của họ mới được công bố trên tờ tạp chí “ Consciousness and Cognition” ( Nhận thức và Hiểu biết ).
            Họ tiến hành một cuộc nghiên cứu đơn giản mà đối tượng nghiên cứu là 20 sinh viên ở độ tuổi không quá 21. Vòng đầu, một nhóm giữa các sinh viên này được cho uống rượu mạnh vodka “Smirnoff “ pha lẫn với nước ép của trái lê. Chừng 30 phút sau, khi chất men kích thích đã đạt tới mức nào đó, các sinh viên được chọn tham gia thực nghiệm sẽ trình bày những liên tưởng gần, xa họ đang trải qua. Cụ thể là như thế nào ? Người ta trao cho mỗi sinh viên 3 từ và yêu cầu nói từ thứ 4 , liên quan tới 3 từ trên. Ví như 3 từ được nêu ra “ nhanh”, “xanh”, “ chật ních ”. Vậy trong đầu mỗi sinh viên nẩy sinh ra liên tưởng gì? Sinh viên đễ dàng thốt ra : “ Xe điện”. Nhưng việc kiểm tra diễn ra phức tạp hơn. Ví dụ 3 từ : “những giọt lệ”, “ sự chiếm đoạt ”, “ tiếng kêu thét”. Sinh viên có thể tìm tới liên tưởng “ chiến tranh”. Nhưng cũng có thể là sự sinh nở của một đứa trẻ. Nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm cần phải trả nhiều câu hỏi như vậy. Càng thêm nhiều phiên bản tiếp càng tốt.
-Kết quả cho thấy, nhóm sinh viên được “ say sưa hóa “ trong cuộc thực nghiệm có nhiều liên tưởng hơn từ 13 tới 20 phần trăm những sinh viên không say sưa- Giáo sư Andrew Iaros-người phụ trách chương trình thực nghiệm nói- Kết quả này nói lên điều gì? Xưa nay xã hội vẫn quan niệm chất men chỉ làm kìm hãm công việc sáng tạo. Với quan điểm của chúng tôi, khi nói tới những gì sáng lán, nẩy sinh bất ngờ thì việc làm mụ mị đi phần nào khả năng kiểm soát nội tại lại tạo ra những hiệu ứng tích cực. Chất men say cho phép trí tuệ vượt qua những lối mòn trong tư duy, hướng tới việc làm nẩy sinh hàng loạt liên tưởng mạnh hơn trong giải quyết công việc. Vậy có nên dùng những cuộc ồn ào, gây gổ nơi quán rượu, bia thay cho những cuộc bàn thảo bình thản, êm ả tại các cuộc họp? Chúng tôi không tìn rằng đó là một ý tưởng sáng suốt ! Một ly rượu thôi là rất có lợi , để thêm nhanh nhậy, sáng suốt; nhưng tôi không tin bạn chỉ dừng lại ở một ly ấy. Còn khi bạn đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát hành vi cá nhân, lập tức sẽ nẩy sinh những vấn đề nghiêm trọng của ý nghĩ điên rồ, mất cân nhắc. Và khi ấy mọi nỗ lực đều không có hiệu quả. Nói như nhà văn Ernest Hemingway, muốn viết được cần phải say, nhưng sự say ấy luôn cần được kiểm tra bằng một cái đầu tỉnh táo!
            Các nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu lần này cũng không quên nhắc nhở: Đối với các cuộc họp, các lần bàn bạc, tranh cãi cần tới sự chú ý cao và những tính toán chính xác, ví như trong lĩnh vực toán học hay tự động hóa –tuyệt nhiên không cho phép sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
            Nói thêm: Vậy Giáo sư Andrew Iaros và các những cộng tác của ông lấy lượng rượu nào làm “ ngưỡng” dành cho các sinh viên tham gia khảo sát ?. Họ căn cứ vào sức nặng của mỗi sinh viên. Ví như cân nặng của sinh viên là 80 kilogram có thế uống gần 70 gram rượu. Ngần ấy rượu mạnh ( hay 200 gram vang, hay nửa lít bia )là cái vạch ngăn, vượt qua bên kia, những tìm tòi sáng tạo sẽ biến thành những trò say sỉn vô nghĩa.

TÔ HOÀNG ( theo báo Nga )