Nói đến Trần Bá Giản nhiều người thường nhắc đến dũng khí và lòng quả cảm tuyệt vời của ông. Có người bảo: “Trời sinh ra Giản là để diệt ác. Đi diệt ác nên được trời bao dung che chở”. Thực ra chẳng có trời đất nào bao che. Vì nhiệm vụ và lòng căm thù thôi thúc., giản liều mạng mà làm nên chiến công. Ngày đó nhắc đến Trần Bá Giản bọn địch đều giật mình kinh hãi. Nhiều tên tay sai và bọn hào lý gây tội ác nhưng chưa đến mức trừ diệt, Trần Bá Giản thực hiện chính sách khoan hồng: Nhắc nhở, khuyên giải, cảm hoá, răn doạ. Sợ Trần Bá Giản nhiều tên đã cải tà, quy chính. Một số tên không còn ngang nhiên chà đạp lên dân lành. Đêm 30 tết Nguyên Đán năm 1951, chừng quá nửa đêm, Trần Bá Giản bò vào phòng ngủ của tên Chánh Ky. Lá thư cảnh cáo những tội ác hắn đã gây ra và răn đe nếu còn tái phạm, Giản sẽ lấy đầu. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, Chánh Ky giật mình, tái mặt. Từ đấy hắn không dám hung hăng như trước.



NGƯỜI LIỆT SỸ CÓ NỬA LINH HỒN

MINH CHUYÊN


Bên con đường dẫn khách về làng Nhạc Sơn huyện Thái Thuỵ có một gò đất khác thường. Bao lần phá bỏ gò đất vẫn được tôn cao. Khách qua đường và dân địa phương ngưỡng mộ, người nắm đất, kẻ hòn gạch thả xuống.Gò đất được bồi đắp, dần dần trở nên linh địa gò Ông Đống. Sự huyền bí trong gò đất được nhân dân địa phương hết lòng sùng ái, tôn thờ như một bậc “linh tiên”. Người dân ở đây kể rằng:
Gò Ông Đống là một ngôi mộ có một nửa linh hồn, nhưng sức mạnh “hư ảo” thì thật vô song. Và cái sức mạnh “vô hình” ấy đã thấm vào tiềm thức của bao người. Ngày rằm, mùng một dân làng thường ra gò Ông Đống thắp hương lặng lẽ và thành kính. Họ cầu nguyện nửa phần hồn còn lại của ông Đống siêu thoát nơi cõi âm phù hộ cho họ mọi điều tốt lành. Họ cầu xin sức khoẻ, cầu mong mưa thuận, gió hoà, cầu điều may mắn…Già làng và những người cao tuổi từ ký ức xa xưa, họ vẫn còn lưu nhớ một câu chuyện có thật liên quan đến sự tích “linh thiêng” gò Ông Đống và truyền tụng cho con cháu đừng bao giờ quên lãng.
Lần theo sự tích gò Ông Đống, chúng tôi đi tìm dấu ấn con người có một nửa linh hồn. Quả thật, con người ấy chiến tích và cuộc đời như huyền thoại vậy. Đó là cuộc đời liệt sĩ Trần Bá Giản, người chiến sĩ “bạo liệt” đã hoá thân cho Tổ quốc, hoá thân trong gò đất bên đường. Trần Bá Giản sinh ra và phương trưởng ở xã Thuỵ Lương. Khi còn sống ông nổi tiếng là người gan góc, dũng mãnh. Nói về lòng quả cảm của Trần Bá Giản, ông Nguyễn Thế Lịch nguyên trưởng công an huyện Thuỵ Anh, người chỉ huy cấp trên của ông Giản cho biết:
Cuối năm 1949 đầu năm 1950 đất Thuỵ anh bị thực dân Pháp chiếm đóng, đồn bốt la liệt. Chúng mở nhiều đợt càn quét, đốt phá, chém giết, sát hại nhân dân. Trần Bá Giản khi đó được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội diệt ác, trừ gian thuộc công an huyện Đông Anh. Đội còn có tên gọi: Đội Thái Hùng. Ông Giản đã cùng đồng sự lầm lũi sống trong lòng địch. Ngày đêm nuôi chí, mài gươm. Rèn mã tấu, nuốt hận thề quyết tử vì dân, vì nước. Khi quân Pháp phong toả đất Thuỵ Anh, bao vây, yểm hộ cho bọn Việt gian ngóc đầu dạy chống phá cách mạng, nhằm khống chế, tiêu diệt lực lượng Việt Minh. Cơ sở cách mạng của ta phần lớn phải sơ tán ra vùng tự do thần Đầu, Thuần Huống. Riêng đội Thái Hùng do Trần Bá Giản chỉ huy vẫn bám trụ ngay sát nách địch, ém lực lượng trong dân. Ban ngày làm việc dưới hầm bí mật, ban đêm lên hoạt động. Thường xuyên giám sát bọn Việt gian, tề dõng. Thoắt ẩn, thoắt hiện, tấn công bất ngờ vào hàng ngũ địch. Bằng vũ khí, thô sơ, tự tạo như dao bầu, mã tấu, côn, gậy.v.v… đội Thái Hùng của Trần Bá Giản đã trừ hàng trăm tên tay sai gian ác có nhiều nợ máu với nhân dân.
Nói đến Trần Bá Giản nhiều người thường nhắc đến dũng khí và lòng quả cảm tuyệt vời của ông. Có người bảo: “Trời sinh ra Giản là để diệt ác. Đi diệt ác nên được trời bao dung che chở”. Thực ra chẳng có trời đất nào bao che. Vì nhiệm vụ và lòng căm thù thôi thúc., giản liều mạng mà làm nên chiến công. Ngày đó nhắc đến Trần Bá Giản bọn địch đều giật mình kinh hãi. Nhiều tên tay sai và bọn hào lý gây tội ác nhưng chưa đến mức trừ diệt, Trần Bá Giản thực hiện chính sách khoan hồng: Nhắc nhở, khuyên giải, cảm hoá, răn doạ. Sợ Trần Bá Giản nhiều tên đã cải tà, quy chính. Một số tên không còn ngang nhiên chà đạp lên dân lành. Đêm 30 tết Nguyên Đán năm 1951, chừng quá nửa đêm, Trần Bá Giản bò vào phòng ngủ của tên Chánh Ky. Lá thư cảnh cáo những tội ác hắn đã gây ra và răn đe nếu còn tái phạm, Giản sẽ lấy đầu. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, Chánh Ky giật mình, tái mặt. Từ đấy hắn không dám hung hăng như trước. Một số tên như Lý Khánh ở Nhạc Sơn, Lý Thuyết ở Ngọc Động, Lý Tân, Lý Riều Thụy Sơn, lần lượt được “gặp mặt” Trần Bá Giản. Đêm đêm Giản đột nhập đến tận đầu giường từng tên gọi các hắn dậy, bịt mắt, lôi đi khỏi nhà. Đến một nơi quy định bỏ bịt mắt từng tên để chúng nhìn rõ mặt Giản. Sau ít phút múa dao, lao kiếm cho chúng coi, Giản cảnh cáo, đe nạt, rồithả cho về. Có tên sụp xuống lạy Giản như lạy phật. Nhiều tên ăn năn hối lỗi, sau ra tự thú hàng phục cách mạng. Chiến công của Trần Bá Giản vang dội khắp vùng, nhiều người đã biết mà khi nghe cứ ngỡ như chuyện huyền thoại. Có những chiến công cũng như chuyện huyền thoại. Có những chiến công nửa thế kỷ sau người đời vẫn nhớ.
Tháng 2 năm 1950, đón lõng bọn lính Bảo Hoàng từ bốt Kha Lý qua Cống Thóc xã Thụy Trình. Chúng có chừng hơn 10 tên, vai khoắc súng, quần áo nai nịt, bước đi oai vệ. Trần Bá Giản một mình nép dưới bụi cây ven sông, chờ địch. Khi tốp lính Bảo Hoàng đi tới sát mặt nhìn thấy Giản bất thần vùng chạy, Giản hô: “Tất cả bỏ súng xuống”. Anh em ơi lên đi…Bọn địch hốt hoảng chạy tán loạn. Nhiều tên bỏ súng thoát thân. Giản thu nhặt một bó súng khoác lên vai. Ít phút sau, phát hiện phía ta độc nhất có một người, bọn địch quay lại, hô hoán vây bắt. Nhưng Trần Giản đã ôm súng chạy theo bờ mương, um tùm cây cối và “biến mất”. Ngày đó vùng tề Thuỵ Anh rộ lên mấy câu ca về Trần Bá Giản : ​Bạo gan lừa lính Bảo Hoàng
Tay không cướp súng, đàng hoàng như không
Sáu tháng sau, Trần Bá Giản lại lập một chiến công làm kinh động quân địch ở vùng biển nam Thuỵ Anh. Nguyễn Thế Lịch người chỉ huy cấp trên và Đỗ Văn Khảo người cộng sự với Giản cho biết:
Tháng 8 năm 1950 Trần Bá Giản được tỉnh và huyện giao nhiệm vụ bằng mọi giá phải bắt sống được tên Tổng Quỳnh thôn Nghĩa Chí, Hồng Châu, một tên phản động nguy hại, cực kỳ gian ác. Hắn đã chỉ điểm cho quân Pháp càn quét , tàn sát, đốt phá nhiều làng xã, giết nhiều cán bộ Việt Minh và nhân dân trong vùng. Bọn quan thày và tay chân Tổng Quỳnh bảo vệ hắn rất cẩn trọng. Du kích xã Thuỵ Hải và du kích một số xã lân cận nhiều lần vây ráp, phục kích bắt hắn, nhưng không thành, hắn càng cảnh giác phòng vệ. Nhận được lệnh, Trần Bá Giản không sử dụng môn mẹo “ẩn hiện trong đêm” mà ông nảy ý định táo bạo “vồ” hắn giữa ban ngày. Một buổi sáng phiên chợ huyện đang nhốn nháo, biết Tổng Quỳnh vừa tấu trình với bọn quan thày trong bốt Diêm Điền. Bốt nằm sát bên cạnh chợ, Trần Bá Giản cùng Hồ Thành Kiên, chiến sỹ đội Thái Hùng bí mật lọt vào đồn, lính hai vọng gác không hề hay biết. Tới khi Tổng Quỳnh đột ngột thấy Giản đứng trước mặt mới giật mình, đối phó, nhưng đã muộn. Giản lao tới, nhét giẻ vào mồm, trói hắn dong ra. Lính trong bốt một vài tên trông thấy run sợ không dám làm gì. Tổng Quỳnh một tay quặt ra sau, mồm ngậm giẻ, cúi đầu đi bên người chiến sỹ quả cảm qua chợ , trước sự mến nể, kinh ngạc của mọi người. Bấy giờ người ta có thơ:
Ban ngày Bá Giản liều mình
Vào bốt bắt Quỳnh cũng chỉ tay không
Liên tiếp bị tổn hao lực lượng, tháng 4 năm 1951 Trần Bá Giản cùng một chiến sĩ bơi vượt sông Diêm, tiếp cận nhà tên Ký Tín. Nhà hắn nằm sát bốt Đồng Hoà (bốt liên hiệp của thực dân Pháp) có lính canh gác đêm ngày nghiêm ngặt nên Ký Tín rất yên tâm. Để bạn nằm phục bên ngoài quan sát, một mình Giản đeo mã tấu bò vào. Khi tới sát giương nằm của đối thủ, đang chuẩn bị hành quyết, Ký Tín đột ngột phát hiện, choàng dậy ôm chặt lấy Trần Bá Giản. Hắn lực lưỡng, to khoẻ, cả hai giằng co, vật lộn dành dật sự sống. Em hắn nằm giường bên tỉnh giấc liền lao ra đè Giản cứu anh. Hai bên vật lộn, từ trong nhà ra sân. Ký Tín vừa vật vừa la hét: Việt Minh, Việt Minh.Bọn địch trong đồn lao tới bắn xối xả, Trần Bá Giản trúng đạn bị thương, rồi sa vào tay giặc.
Khoá tay Giản lôi vào đồn, bọn địch hý hửng báo lên quan tây và kháo nhau vồ được Việt Minh cỡ bự. Chúng tập trung tra khảo để khai thác căn cứ đóng quân của ta, cơ sở Việt Minh của huyện v.v…Suốt mấy ngày địch dùng mọi phương cách tra tấn cực kỳ man rợ, nhưng chúng chỉ nhận được ánh mắt đầy căm giận của ông. Cho bọn chân tay đánh đập tra khảo mãi không kết quả, chúng đưa “địch thủ” của ông vào dụ dỗ, đe doạ. Nhìn thấy Ký Tín vẻ mặt gian lạnh, Trần Bá Giản trợn mắt nói: “Tao chưa giết được mày, nhưng đồng đội tao trước sau cũng sẽ khoét mắt, chặt tay mày…” Ký Tín uất ức dùng gậy nhằm mồm Giảng phang tới tấp. Mặt mày ông bầm tím, chỉ có đôi mắt là vẫn hừng hực. Không thể lay nổi chí khí của người cộng sản, bọn địch dở trò hèn hạ. Chúng xấn tới đè Giản xuống đất, dùng cây mã tấu của ông mang theo cắt đầu Trần Bá Giản rồi đem đầu ông ra treo trên cây đa cạnh đường làng Nhạc Sơn và dán lên đó mấy dòng chữ hăm doạ: “Việt Minh nhìn đây hãy coi chừng. Đứa nào về cũng sẽ bị chặt đầu…”
Dân làng đi qua¸nhìn đầu ông Giản xoà tóc trên cây đa không ai không thương xót. Bọn địch cử lính canh coi suốt ngày đêm không cho người nhà và đồng đội mang đầu ông đi mai táng. Riêng phần xác ông Giản, chúng bí mật đi chôn, không ai biết ở đâu, dân làng Nhạc Sơn kể:
Ba ngày sau đó, Ký Tín đi qua, hắn giật mình nhìn cái đầu trên cây hai mắt vẫn trừng trừng mở. Hàng ria mép dựng đứng. Nghĩ đến cái đầu và đôi mắt Quan Công giận dữ nhìn Tào Tháo, Ký Tín kinh sợ. Hắn ra lệnh cho hạ cái đầu xuống chôn ngay cạnh giường, bên gốc cây đa.
Mảnh đất Trần Bá Giản hy sinh, nay đã thành một miền quê sầm uất. Và đội ngũ của ông nay đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành.
Câu chuyện về ngôi mộ có một nửa linh hồn và cái đầu Trần Bá Giản trên cây đa làng Nhạc Sơn ngày ấy đã đi vào sự tích Gò Ông Đống như một huyền thoại. Gò Ông Đống trở thành linh địa trường tồn với thời gian. Cây đa lừng lững toả bóng bao trùm, khiến gò đất càng trở nên huyền ảo , trầm tích. Là nới suốt mấy chục năm qua dân làng thường qua lại tháp hương., chắp tay cúi lậy tỏ lòng tôn kính. Là nơi lòng người ngưỡng mộ trước tâm linh môt con người quả cảm đã hết mình vì nước, vì dân.
Hơn nửa thế kỷ khuất bóng, lịch sử và nhân dân Nhạc Sơn vẫn nhớ tới ông. Tháng 2/2001 nhà nước đã truy tặnh danh hiệu anh hùng liệt sĩ công an cho Trần Bá Giản. Một con người dũng mãnh, trung kiên. Cái chết của ông đã hóa thành bất tử.