Bộ phim "Cha cõng con" của đạo diễn Lương
Đình Dũng gây xúc cảm da diết với người xem, vì câu chuyện giàu tính nhân văn,
hình ảnh chứa đựng chất thơ dào dạt. Phiên bản sách của tác phẩm cũng không
thoát khỏi cái hồn của điện ảnh. Mỗi câu chuyện của Lương Đình Dũng như một cuốn
phim nhỏ, đẹp, nhân văn và đầy ám ảnh về tình cảm gia đình, giản dị mà thiêng
liêng.
CHA CÕNG CON – NHỮNG THƯỚC PHIM TRONG NGÔN TỪ
Tập sách "Cha cõng con" (NXB Kim Đồng,
2018) là tập hợp những truyện ngắn của nhà văn, đạo diễn điện ảnh Lương Đình
Dũng, trong đó có truyện ngắn được dựng thành phim cùng tên
Bộ phim "Cha cõng con" của đạo diễn Lương
Đình Dũng gây xúc cảm da diết với người xem, vì câu chuyện giàu tính nhân văn,
hình ảnh chứa đựng chất thơ dào dạt. Phiên bản sách của tác phẩm cũng không
thoát khỏi cái hồn của điện ảnh. Mỗi câu chuyện của Lương Đình Dũng như một cuốn
phim nhỏ, đẹp, nhân văn và đầy ám ảnh về tình cảm gia đình, giản dị mà thiêng
liêng.
Cả tập sách, câu chuyện nào cũng gắn liền với một
vùng quê nào đó, hoặc nếu nói về một người đang ở thành phố thì cái hồn của họ
vẫn quẩn quanh với một quá khứ, một tuổi thơ ứ đầy vị nông thôn. Lật những
trang sách, người ta thấy lòng mình trôi nhẹ êm đềm.
Mỗi câu chuyện là mảnh đời riêng, có số phận riêng.
"Tiếng hát cô dọn phòng" là câu chuyện kể về một tên tội phạm truy
nã, dù lầm lỡ nhưng trái tim vẫn rất thiện lương. "Bán chị tôi" lại
mang nét dung dị và đau thương khác nói về những cô gái quê vì gia cảnh khốn
khó phải làm dâu lang bạt xứ người… Những câu chuyện của Lương Đình Dũng luôn
có hậu và mang nhiều thông điệp thiêng liêng.
Góc nhìn của Lương Đình Dũng tựa như một chiếc
camera, sự tượng hình trong câu chữ khiến người ta nhớ lâu. Những gì tác giả
làm nên không phải đơn thuần gắn liền hình ảnh mà đó là những thước phim thật sự.
Những thước phim làm rực lên vẻ đẹp của phẩm chất con người.
PHẠM TRANG – Người Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét