Học sáo tây, ra trường, làm một nghệ sĩ biểu diễn, một
biên tập viên âm nhạc của nhà Đài, nhưng ước mơ cháy bỏng của Trương Tuyết Mai
là sáng tác. Chị tự học, tự mày mò và tìm học theo các bậc thày để bước trên
con đường sáng tác... Trong khí thế hừng hực của những ngày miền Bắc hướng
về miền Nam thân yêu, nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời động viên sức quân và sức
dân, có một bản hành khúc nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình gây xúc động đó là “Xe
ta ơi lên đường” của chị vang lên trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam năm
1967. Bản hành khúc có âm hưởng dân gian miền Trung chất chứa tình yêu quê
hương đất nước. Sau đó, chị còn có những bài hát khác về đề tài đấu tranh cách
mạng, theo thể hành khúc như: “Thừa thắng ta đi”(1967), “Tiếng hát nữ pháo binh
Long An” (1969), “Đường yêu nhất – đường ra mặt trận” (1969), “Giữ vững mạch
máu Tổ Quốc” (1970), “Hành khúc công nhân” (1974), “Đà nẵng ơi hát lên” (1975)…
Có lẽ chị là nữ nhạc sỹ viết nhiều hành khúc nhất và thành công không kém giới
mày râu.
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: Vẫn tươi xanh sau những đoạn
trường
TRẦN THỊ TRƯỜNG
Cách đây mấy năm gặp nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, tôi
hơi ngỡ ngàng, hầu hết phụ nữ ở tuổi 70 thì không chỉ về già mà còn rất già, lấy
đâu ra cái dáng vẻ điệu đàng với chiếc áo dài cách tân màu tím nhạt, khăn hoa mỏng
bay dịu dàng trước ngực, guốc cao gót đi đứng, lên xuống các bậc thang khá cao
mà các bước vẫn nhanh nhẹn như một người trẻ như vậy. Nhưng đúng là chị rồi:
Trương Tuyết Mai nhạc sĩ với những… cuộc tình thơ mộng và những bài hát đọng lại
trong tâm hồn bao người. Lần này gặp lại, chị vẫn cứ rạng rỡ vẻ tươi xanh, hồn
nhiên… Nhưng đằng sau vẻ ấy, là một cuộc đời… không thể… khổ hơn...
Chị sinh trên một con tàu ở Hải Phòng vào năm 1944,
nơi ba chị, người Sông Cầu- Phú Yên, đang làm việc và mẹ chị, cũng người cùng
quê, theo chồng lênh đênh trên cái con tàu đó. Chị có một tuổi thơ nhiều đau khổ
bởi chiến tranh. Ba chị từng làm việc cho hải quân Pháp, khi toàn quốc kháng
chiến lại đi theo cách mạng, sau đó lên chiến khu của Việt Minh. Mẹ chị thì ở lại
Phú Yên làm mướn cho một quán cơm. Thế rồi mẹ mất sớm, trong cảnh nghèo khổ, đến
nỗi không có cái hòm để đặt mẹ vào, phải bó bằng manh chiếu cũ, cũng lại không
có cha, chỉ có 3 chị em còn rất nhỏ, lo việc chôn cất… Sau đó, mấy chị em được
cách mạng đón lên chiến khu theo cha, để rồi từ đó “mưa rừng, cơm vắt, gian khổ
nhọc nhằn”…
Gian khó cùng cực của cuộc sống không làm mất đi vẻ
đẹp và năng khiếu âm nhạc trời cho, sau khi tập kết ra bắc cùng cha, Trương Tuyết
Mai đã bắt đầu hoạt động âm nhạc ở Trường Miền Nam số 8, Hải Phòng bằng những
buổi biểu diễn và chỉ huy hợp xướng, tuy còn rất sơ khai thời bấy giờ. Vào trường
nhạc với tiêu chuẩn con em miền Nam tập kết, vốn liếng mang theo chỉ là lời ru
của mẹ, sự dạy của cha và một ước mơ âm nhạc cháy bỏng. Chị bắt đầu bằng học thổi
sáo tây ( flute) theo chỉ định của trường. Năm 1965, tốt nghiệp, chị về công
tác tại Dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Cuộc sống thời chiến với muôn vàn
thiếu thốn, trên vai chị giai đoạn này là 3 đứa con nhỏ, năm 1974, chiến trường
Trị Thiên và Khu V vẫy gọi, chị đã có mặt trong Đoàn Ca Nhạc Đài Phát thanh Giải
phóng…
Học sáo tây, ra trường, làm một nghệ sĩ biểu diễn, một
biên tập viên âm nhạc của nhà Đài, nhưng ước mơ cháy bỏng của Trương Tuyết Mai
là sáng tác. Chị tự học, tự mày mò và tìm học theo các bậc thày để bước trên
con đường sáng tác... Trong khí thế hừng hực của những ngày miền Bắc hướng
về miền Nam thân yêu, nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời động viên sức quân và sức
dân, có một bản hành khúc nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình gây xúc động đó là “Xe
ta ơi lên đường” của chị vang lên trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam năm
1967. Bản hành khúc có âm hưởng dân gian miền Trung chất chứa tình yêu quê
hương đất nước. Sau đó, chị còn có những bài hát khác về đề tài đấu tranh cách
mạng, theo thể hành khúc như: “Thừa thắng ta đi”(1967), “Tiếng hát nữ pháo binh
Long An” (1969), “Đường yêu nhất – đường ra mặt trận” (1969), “Giữ vững mạch
máu Tổ Quốc” (1970), “Hành khúc công nhân” (1974), “Đà nẵng ơi hát lên” (1975)…
Có lẽ chị là nữ nhạc sỹ viết nhiều hành khúc nhất và thành công không kém giới
mày râu.
Năm 1985 chị đến với Huế, một địa danh đã gây nhiều
cảm hứng sáng tạo cho các nhạc sĩ, từ đó sinh ra các tác phẩm đầy ám ảnh như: “
Trên sông hương” (Nguyễn Văn Thương), “Đêm tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước),
“Chiều mưa phố Huế” (Châu Kỳ), “Nhớ về quê mẹ” (Vân Đông), “Dòng sông ai đã đặt
tên” (Trần Hữu Pháp)… và Huế, cũng là nơi làm tên tuổi Trương Tuyết Mai một lần
nữa sáng lên với bài hát “Huế tình yêu của tôi” (cảm hứng từ thơ Đỗ Thị Thanh
Bình). Đây có thể là bài hát được nhiều người, đủ các lứa tuổi nhắc đến, thích
hát và thích nghe nhất trong gần 30 năm qua. Bài hát sử dụng chất liệu dân gian
ấm áp, mượt mà, sâu lắng và quen thuộc của xứ Huế đầy ắp tính tự sự nội tâm, một
tình yêu tha thiết với một bút pháp chuyên nghiệp. Bài hát như một mốc son,
đánh dấu một giai đoạn mới của ca khúc về Huế sau năm 1975.
Chị có đến trên 200 bài hát trong gia tài sáng tạo của
mình, không ít người coi chị là con chim đầu đàn trong những nữ nhạc sĩ Việt
Nam. Nhưng không chỉ có thế chị còn là tác giả thơ và văn xuôi. Cuốn “Nghe
trăng” (thơ) và cuốn “Lật từng mảnh ghép” (văn xuôi) cho thấy chị có khả năng
sáng tạo đa dạng thể loại. Dĩ nhiên, âm nhạc vẫn là thế mạnh hơn cả. Có lẽ sự
thôi thúc mạnh mẽ của bản năng cộng với khát vọng, đam mê và ý chí, nghị lực
Trương Tuyết Mai đã vượt qua các rào cản và số phận cũng mỉm cười với chị ngay
bài hát đầu tiên, “Xe ơi ta lên đường” được các đàn anh đánh giá cao khiến chị
có động lực đi tiếp.
Đi tiếp, trên con đường sáng tạo, nghe nhẹ thế nhưng
ai đã đi con đường nghệ thuật thì sẽ hình dung ra những chông gai, thử thách.
Đàn ông làm nghệ thuật đã khó, đàn bà làm nghệ thuật còn khó gấp bội: nào con,
nào chồng, nào cơm áo gạo tiền… hàng ngàn đòi hỏi phải cùng “giải quyết”, nếu
không thấu đáo thì sẽ có hàng ngàn con mắt đời nhìn theo… ỉ oi. Trương Tuyết
Mai có 2 lợi thế: tài năng và nhan sắc. Có được 2 lợi thế đó Trương Tuyết Mai
phải đánh đổi, phải đối diện với hằng hà sa số những thử thách, như và có thể
hơn những người phụ nữ khác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Có 3 người con,
và qua những lần hôn nhân “không biết vì đâu mà tan vỡ” như người ta vẫn nói, nồng
nàn bao nhiêu thuở ban đầu thì cô đơn bấy nhiêu khi nuôi con…
Thế rồi, bắt gặp một tri âm: “Ơi Huế của ta! Ta có
Huế tự hào, vượt qua phong ba Huế đi lên kiên cường. Cả nước yêu thương ôm Huế
vào lòng, xẻ chia đắng cay, gian khổ, mặn nồng…”, thơ viết về Huế mà như viết
cho mình nên Trương Tuyết Mai đã nhập đồng vào bài thơ ấy bằng tài năng âm nhạc
của mình, thành một tác phẩm sừng sững… cho kho tàng Âm nhạc Việt Nam thực tại.
Nhiều ca sĩ nổi tiếng: Nhã Phương, Bảo Yến, Thu Hiền, Duy Khánh, Thùy Dương,
Hương Mơ, Vân Khánh, Quang Linh…cũng đã “mượn” tác phẩm này bày tỏ tình yêu của
họ với Huế, và cũng là với đời, với bản thân họ.
Là một nhạc sĩ nổi danh nhưng chị sống rất gần gũi,
chan hòa với mọi người. Chị nói chuyện với tôi, hay với bất cứ ai đều tỏ ý trân
trọng bằng một giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ ấm áp. Nếu nhìn gương mặt xinh đẹp, rạng
rỡ, tươi tắn của chị ở bất kỳ giai đoạn nào mà tôi có dịp tiếp xúc, thì tôi
không thể lý giải được, không thể hiểu được tại sao chị có thể chịu đựng, mang ẵm
một số phận khắc nghiệt, kinh hoàng đến thế. Thuở đầu đời: yêu một người, với tất
cả sự phức tạp của cuộc sống người ấy mang một số phận bi- hài: “bên ta coi là
địch, bên địch coi là ta”. Giáo sư G.Boudarel- quốc tịch Pháp, trong hàng ngũ
Pháp, sang Việt Nam trong cuộc chiến Pháp-Việt. Thời cuộc với những vấn đề rối
rắm của chính nó, thân phận của người chị yêu đã khiến chị phải chấm dứt cuộc
tình. Cả hai đều mang trong lòng một nỗi buồn câm lặng. Giáo sư từng bị kết án
tử hình ở bên Pháp do việc ông thân Việt Nam thời bấy giờ, sau này án lệnh được
bãi miễn, họ tìm được đến nhau nhưng tóc cả hai đã bạc, số phận đã đẩy họ đi
quá xa nhau, nhưng có một lần gặp lại, để rồi sau đó ít ngày giáo sư từ giã cõi
trần với bệnh hiểm nghèo, để lại trong chị một lần nữa niềm tiếc thương
và nhớ nhung vô hạn…
Giờ đây ở tuổi 74, Trương Tuyết Mai dường như vẫn có
vẻ “tung tăng” với cuộc đời để che khuất nỗi nhớ nhung ấy. Chị có nhiều chuyến
đi, đến với thiên nhiên, đến với bạn bè: “Ngày ấy rừng nuôi anh, yêu thương và
che chở. Dù yêu anh vô cùng em vẫn thấy rừng hiểu anh hơn”.
Tôi cũng thích “Mắc cạn”, tập thơ thứ năm của Trương
Tuyết Mai với những câu: Giấu kín nỗi niềm riêng/ Trong âm thầm câm nín/ Ôm cô
đơn giăng trải/ Khắp dặm dài lang thang… (Ta làm bạn Gấu nhé) Hay : Túi đã cạn/
Thời gian cũng cạn/ Mà hoa/ Vẫn hớn hở chào… (Hoa và nàng). Hay: Tim tôi/ Có một
góc khuất/ Vừa đủ/ Người ấy náu mình/ Góc nhỏ/ Nhưng luôn tỏa sáng/ Dịu dàng/ Ấm
áp hồn tôi. (Có một góc khuất).
Mới đây, chị gọi điện, cho tôi địa chỉ “phây búc” của
chị, và tôi lại thấy ở đó một Trương Tuyết Mai, trẻ trung, tươi tắn, tung tăng,
giấu nỗi buồn vào góc khuất nào đó để yêu đời, đời yêu và biết đâu, từ đó lại
có thêm một gì đó như” Huế- Tình yêu của tôi”.
Nguồn: Tinh Hoa Việt