LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
TUỆ MINH một người ra đi, những mã khóa còn chưa kịp mở
TUỆ MINH một người ra đi, những mã khóa còn chưa kịp mở

Trưa ngày 24 tháng 2 năm 2018, đúng kỷ niệm lần thứ 80 của mình, NSND Tuệ Minh đã trút hơi thở cuối cùng. Một ngôi sao sáng chói của màn ảnh và sân khấu nước ta trong suốt mấy chục năm qua đã lụi tắt. Một giọng đọc dịu dàng, thủ thỉ, đầy nữ tính của những “Mẩu chuyện đêm khuya” trên Đài Tiếng nói Việt Nam, của những câu chuyện kể dành cho tuổi nhỏ, của các nhân vật “nhí” trong các bộ phim hoạt hình, phim búp bê từ nay mãi mãi chỉ còn lại trên những băng từ trong kho lưu trữ… Về cuộc đời Bà, về những cống hiến nghệ thuật của Bà, tôi tin rằng sau này sẽ có rất nhiều bộ phim, nhiều trang sách đề cập tới...

ĐẶNG NGUYỆT ANH đội câu Kiều đi suốt Trường Sơn tìm chồng
ĐẶNG NGUYỆT ANH đội câu Kiều đi suốt Trường Sơn tìm chồng

Những ngày đón mùa xuân Mậu Tuất, nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh ra mắt tập thơ “Thao thức đường trăng” để mừng sinh nhật lần thứ 70 và kỷ niệm 50 năm ngày cưới. Nhà giáo Phạm Thanh Liêm – phu quân của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh nhớ lại: “Ngày 7-1-1968, chúng tôi làm đám cưới theo đúng kiểu thời chiến. Đoàn rước dâu toàn mặc đồ màu nâu hoặc màu đen, đạp xe thành một đoàn lặng lẽ trong màn đêm giá lạnh. Đám cưới diễn ra từ 2 giờ sáng đến 5 giờ sáng”. Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh cười rộn rã theo câu chuyện xa xưa mà chồng mình vừa nhắc đến. 50 năm ân nghĩa tào khang, con cái cũng đã trưởng thành, vợ chồng nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh quyết định chụp ảnh cưới , vừa để thêm nồng ấm hoài niệm quá khứ vừa để bù đắp thiệt thòi thời trai trẻ lãng mạn và khốn khó.

Trong khu vườn của cha mẹ
Trong khu vườn của cha mẹ

Cây sống lâu với người, cũng hóa thân như một linh vật thiêng liêng.... Nhưng với những người già sống được rất lâu trên thế gian này, ngày họ ra đi, cây cối, hoa lá trong vườn nhà sẽ hân hoan mở cuộc tiễn đưa. Mùa xuân năm ấy, những cây bưởi trong vườn nhà cha mẹ tôi rộ một mùa hoa. Đó cũng là lần cuối gia đình tôi và khách khứa còn nhìn thấy một vườn hoa bưởi trắng bông... Người già ở làng tôi nói, cây trái trong vườn linh thiêng lắm, tiễn một người già về trời nên cây rủ nhau trẩy hội hoa lần cuối để đưa tiễn. Vườn nhà cha mẹ tôi rất rộng, những lũy tre ken dày hàng trăm năm tuổi bao quanh khu vườn, làm cho nơi đây như vẫn cất giấu những câu chuyện ma kỳ bí cha kể cho chúng tôi từ hồi ấu thơ. Và từ đó, tôi sợ những mùa hoa bỗng nhiên lộng lẫy trong vườn nhà cha mẹ. Bởi ít nhất hai lần, vào những mùa xuân đẹp nhất, tôi đã chứng kiến hoa thoát xác tiễn người.

Phất lên từ cái ấy
Phất lên từ cái ấy

“Em có cái này hơn tiền…”, vừa nói cô em vỗ vỗ vô cái nằm giữa đùi. Vốn nhạy bén, rút kinh nghiệm từ “nguồn vốn” chó, gã đồng ý ngay. Hai bên đồng ý ký giao kèo hùn hạp. Thế là quán bán thịt chó được nâng lên thành quán thịt chó ôm, có tiếp viên phục vụ ca hát xoa nắn theo nhu cầu phát sinh tại chỗ. Quán phất lên như diều gặp gió. Gã trở thành đại gia, thỉnh thoảng trau chuốt vẻ sang trọng cho mình bằng cách bỏ ít tiền ra ban bố dân nghèo trong làng bằng cách làm từ thiện. Thế là được nể nang, chính quyền,  công an cũng kết thân bằng hữu. Lâu lâu quán xảy ra cuộc ấu đả đập bàn đập ghế, công an tới thu xếp đâu vô đó ổn thỏa. Quán xá cứ nườm nượp, gã hằng ngày vận cơ bắp đếm tiền.

Tác giả "Nhà văn An Nam khổ như chó" có cuộc đời thực ra sao?
Tác giả "Nhà văn An Nam khổ như chó" có cuộc đời thực ra sao?

“…Bây giờ thời thế vẫn thấy khó/ Nhà văn An-nam khổ như chó!/ Mỗi lần cầm bút viết văn chương/ Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương/ Rồi nhìn chúng mình hì hục viết/ Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết/ Mà thương cho tôi, thương cho anh/ Ðã rụng bao nhiêu mái tóc xanh!…”. Nhà thơ Bàng Bá Lân đúc kết: “Nguyễn Vỹ là nhà thơ có cảm tình với chó nhiều nhất, và lần nào anh đưa con vật đó vào thơ cũng đều xúc cảm được người đọc”.  Chiều 30 Tết năm 1940, vì viết sách báo chống Nhật, Nguyễn Vỹ bị quân đội Nhật bắt giam trong hầm kín tại Sở Hiến binh Kampetai (Hà Nội) cùng 3 người khác, mãi cho đến 1945 mới được thả tự do. Giao thừa năm 1942, trong tầng hầm nhà giam ẩm thấp, chật chội như chuồng chó, Nguyễn Vỹ đã cảm tác viết bài thơ “Hai con chó”. Khi bên ngoài “Hà Nội đón mừng xuân Nhâm Ngọ/ Pháo nổ tưng bừng, đèn sáng tỏ”, thì bên trong “Chuồng ngục tối om kìa bốn xó/ Bốn thằng bơ vơ như bốn chó/ Chẳng được nói năng, chẳng được cười/ Hai chân chồm hỗm ngồi co ró…”. Rồi bên ngoài song sắt, cả con ch

HỮU ƯỚC tiếp tục kể chuyện đời
HỮU ƯỚC tiếp tục kể chuyện đời

Hà Nội những ngày cuối đông rét ngọt. Năm cũ đã cạn ngày, năm mới đang lưng chừng một làn gió là tới... Trong căn phòng nhỏ đã xuống bụi thời gian ở tầng 2 số 100 Yết Kiêu vang bóng một thời, mùa xuân dường đã gọi nắng về. Bạn hữu tới chơi rôm rả, chúc mừng và chia sẻ Hữu Ước vừa ra lò tập sách mới - tập 3 nóng bỏng của bộ tiểu thuyết "Kiếp người" có tựa đề là "Lạnh" chào xuân Mậu Tuất. Phòng của Hữu Ước lại râm ran tiếng cười nói. Ở đâu có Hữu Ước, ở đó có nhiều chuyện để bàn. Gặp Hữu Ước, không vui không được. Cái chất khí khái hào sảng của ông Trung tướng nhà văn luôn dạt dào năng lượng có khả năng lan tỏa giữa đám đông. 

NGUYỄN GIA NÙNG người dệt ước mơ
NGUYỄN GIA NÙNG người dệt ước mơ

Gần hai chục đầu sách với đủ thể loại đã trình làng cho thấy tầng văn hóa của Nguyễn Gia Nùng khá đa dạng. Ông có hẳn một mảng viết về chân dung các nhà văn thông qua những kỷ niệm riêng, rất thú vị. Đó là những trang viết đầy trân trọng về các bậc đàn anh trong nghề như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Võ Huy Tâm… Kế đến là những trang thấm đậm nghĩa cử bạn bè, đồng môn khi nói về Phan Tứ, Đoàn Minh Tuấn, Võ Văn Trực, Xuân Trình... Mỗi người trong số họ, Nguyễn Gia Nùng đều lẩy ra được những nét tinh tế làm nổi bật tính cách cũng như thần thái văn chương, qua đó giúp cho bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cầm bút của họ.

NGUYỄN ĐÌNH THI cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
NGUYỄN ĐÌNH THI cỏ mòn thơm mãi dấu chân em

“ Ra khỏi bóng đêm/ Đi tới buổi sáng/ Không có bóc lột ăn hiếp/ Mỗi dân tộc cần đến mỗi dân tộc/ Mỗi con người cần đến mỗi con người ” . Thơ của Nguyễn Đình Thi bởi vậy không chỉ mới mẻ về câu chữ mà còn luôn có tính thời sự không riêng của một quốc gia. Và cũng chỉ ở trên cái nền ấy, mới có được những câu thơ khác thường: “ Vì yêu nên có gan dạ/ Vì biế t nên không nói gì” . Chỉ sự gan dạ ấy mới có thể sớm bật ra những vần thơ từ ngày đầu kháng chiến: “ Cúc vàng ơi có phải/ Công bằng đầu tiên là bát cơm mỗi nhà/ Giải phóng đầu tiên là khỏi đói rét u tối/ Phẩm giá đầu tiên là có việc làm/ Tự do đầu tiên là được lựa chọn/ Bình đẳng đầu tiên là ngang nhau nam nữ/ Nhân nghĩa đầu tiên là coi trọng mạng sống con người/ Hi vọng đầu tiên là ở trong suy nghĩ/ Hạnh phúc đầu tiên là yêu và thương ”

NGUYỄN HỮU NHÀN và những trang văn rướm máu
NGUYỄN HỮU NHÀN và những trang văn rướm máu

Rất hiếm khi nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đóng bộ complet, cravate. Làm sao chờ ngắm Âu phục ở một cây bút hàng đầu chuyên viết về nông nghiệp nông thôn của làng văn Việt Nam. Sau vẻ ngoài tưởng xuề xòa ấy là trái tim đôn hậu, một tâm hồn sâu sắc, niềm say mê văn chương không vơi cạn, bất chấp mọi khổ nhọc, thiệt thòi trong sáng tác và dìu dắt những thế hệ kế cận cho quê hương Phú Thọ nói riêng và lực lượng trẻ cho Hội Nhà văn Việt Nam. Chính vì tâm huyết này mà Chủ tịch lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam quý trọng và tin tưởng ông. Nhà thơ Hữu Thỉnh có mặt tại Hội Liên hiệp VHNT Phú Thọ chiều 27-12-2017, dự cuộc ra mắt sách   Quê hương và bầu bạn   (660 trang), tập truyện ngắn, bút ký, khảo cứu văn hóa, tâm sự nghề chân dung bạn bè và khoảng 200 trang đồng nghiệp viết về ông. Hôm ấy, ông khác hẳn ngày thường trong bộ complet màu ghi. Ông là một cá tính quyết liệt, được mọi tầng lớp văn nghệ sĩ ở Phú Thọ quý trọng, coi như một vị tiên chỉ đất này.