Có thể dẫn ra hàng trăm cuốn sách với muôn vàn lỗi
sai muôn hình vạn trạng, có những lỗi sai lặp lại và có những lỗi sai phát
sinh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng xuất bản phẩm có nhiều lỗi sai cười
ra nước mắt như vậy? Đầu tiên phải nói rằng, những kiến thức nền tảng nhất về lịch
sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật của biên tập viên rất yếu. Những lỗi sai đều rất
cơ bản, có khi chỉ là những kiến thức thông sử bình thường, những nhân vật đã
quá quen thuộc trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà mà không nắm được. Thứ
hai là quá phụ thuộc vào Internet. Mạng Internet và Google hay Bách khoa thư mở
Wikipedia là những công cụ hỗ trợ tìm kiếm hết sức nhanh chóng, tuy nhiên cũng
có những thông tin không chuẩn xác mà cần phải dựa vào những nguồn đáng tin cậy
hơn ở những công cụ hỗ trợ mang tính chuyên ngành và chuyên gia khác nhau.
ĐỪNG THẢ GÀ RA MÀ ĐUỔI
KIỀU MAI SƠN
Cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” do Nguyễn Xuân
Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên dịch (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh, 2017) có hàng trăm lỗi sai từ nguyên tác, phiên âm, dịch nghĩa. Sau lần
in đầu tiên, được bạn đọc phản ánh, các soạn giả với sự hỗ trợ của nhiều chuyên
gia Hán Nôm đã chỉnh sửa để cho ra mắt ấn phẩm tái bản. Tuy nhiên ngay từ đầu
đã sao chép từ một nguồn trên mạng Internet thì dẫu có sửa đến mấy, lỗi vẫn cứ
chồng lên lỗi.
Công trình nghiên cứu “Đất nước Việt Nam qua các đời”
của học giả Đào Duy Anh, đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (2000), mỗi lần
tái bản khiến sai lại càng sai. Phiên bản 2015 do Nhà xuất bản Hồng Đức - Công
ty CP Sách Alpha đã cho bạn đọc thưởng thức một sản phẩm “thảm họa” của ngành
xuất bản với hàng nghìn lỗi sai từ trang đầu đến trang cuối. Còn phiên bản 2016
do Nhà xuất bản Hồng Đức - Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tiếp tục bổ
sung thêm những lỗi sai mới do người biên tập “sáng tạo” ra.
Cuốn sách “Năm Dậu: Sự kiện - Nhân vật & Người
tuổi Dậu”, tác giả Nguyễn Hoàng Điệp (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,
2016) viết về Thượng tướng Bùi Văn Huấn như sau: “Bùi Văn Huấn (1945 - 2009):
Quê ở xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ông là Anh hùng Lực lượng
Vũ trang Nhân dân, được Nhà nước phong quân hàm Thượng tướng và nguyên là Ủy
viên Trung ương Đảng (2001 - 2011), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2006 -
2011)”. Đồng thời, trong ảnh chân dung in kèm cũng đề: Bùi Văn Huấn (1945 -
2009). Nếu viết như những người soạn sách này thì có nghĩa là Thượng tướng Bùi
Văn Huấn… đã mất từ năm 2009, nhưng hiện nay ông Huấn đang sống tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Cuốn sách “Nhà văn Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996 -
2016), quyển 1”, tác giả Đỗ Ngọc Yên (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2017),
trong ảnh minh họa nhà thơ Lưu Trọng Lư thì nhầm sang chân dung nhà thơ Thế Lữ.
Còn chân dung nhà văn Nam Cao lại là ảnh đạo diễn - NSƯT Hữu Mười, người thủ
vai ông giáo Thứ trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” chuyển thể từ một số tác phẩm
của Nam Cao.
Có thể dẫn ra hàng trăm cuốn sách với muôn vàn lỗi
sai muôn hình vạn trạng, có những lỗi sai lặp lại và có những lỗi sai phát
sinh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng xuất bản phẩm có nhiều lỗi sai cười
ra nước mắt như vậy?
Đầu tiên phải nói rằng, những kiến thức nền tảng nhất
về lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật của biên tập viên rất yếu. Những lỗi
sai đều rất cơ bản, có khi chỉ là những kiến thức thông sử bình thường, những
nhân vật đã quá quen thuộc trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà mà không
nắm được. Thứ hai là quá phụ thuộc vào Internet. Mạng Internet và Google hay
Bách khoa thư mở Wikipedia là những công cụ hỗ trợ tìm kiếm hết sức nhanh
chóng, tuy nhiên cũng có những thông tin không chuẩn xác mà cần phải dựa vào những
nguồn đáng tin cậy hơn ở những công cụ hỗ trợ mang tính chuyên ngành và chuyên
gia khác nhau.
Cuốn sách “Người Việt” của tác giả Trần Quốc Việt
(Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015) bị Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin
và Truyền thông) ra quyết định đình chỉ phát hành thể hiện khá rõ sự cẩu thả của
người biên tập.
Ở đây, nếu nói NXB chỉ bán giấy phép chứ không biên
tập nội dung thì cũng không sai. Bởi vì các bài viết đơn thuần là tác giả viết
trên blog rồi tập hợp lại đưa vào in sách, không có bất cứ một sự dụng công nào
trong biên tập. Câu chuyện bán giấy phép xuất bản mà được gọi bằng một cái tên
mỹ miều là quản lý phí liên kết xuất bản, rõ ràng cũng là một nguyên nhân cho
ra đời những đầu sách cười ra nước mắt.
Một thực tế rõ ràng hiện nay ở Việt Nam là chúng ta
đang thiếu những chuyên gia xuất bản lành nghề. Thiếu từ biên tập viên có nghề
cho đến người quản lý xuất bản có nghề. Cục Xuất bản, In và Phát hành lẽ ra với
chức năng và nhiệm vụ của mình, cần phải có những cuốn sách làm kim chỉ nam cho
ngành xuất bản, song muốn kiếm những sách công cụ ấy thì đành mỏi mắt trông chờ.
Có thể thấy, trong quy trình xuất bản hiện nay, nội
lực giảm sút, yếu kém, tạo ra các sản phẩm lỗi thì việc xử lý lại chẳng khác gì
"thả gà ra đuổi". Cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản từng cho rằng
việc xử phạt chưa đủ tính răn đe. Theo chúng tôi mới chỉ đúng một phần. Chúng
ta cần những người làm xuất bản có tự trọng với nghề. Nghề nào cũng cần đạo đức
và xuất bản càng cần có đạo đức. Trong khi chỉ xử phạt bằng văn bản, còn ấn phẩm
có quyết định thu hồi vẫn tồn tại đàng hoàng ngoài thị trường như cuốn “Miếng
ngon Hà Nội” của Vũ Bằng (Nhà xuất bản Dân trí - Nhà sách Minh Thắng, 2017). Đó
là minh chứng rõ ràng cho thấy, quyết định thu hồi chỉ mang tính biểu tượng, hoặc
có… cho vui.
Điều cuối cùng theo chúng tôi, Bộ Thông tin và Truyền
thông nên công khai các văn bản có quyết định đình chỉ phát hành, thu hồi đối với
xuất bản phẩm. Điều này sẽ cho thấy tính minh bạch của cả hai bên, một bên là
cơ quan quản lý Nhà nước - cụ thể là Cục Xuất bản, In và Phát hành - và một bên
là các nhà xuất bản. Đây có lẽ chính là "toa thuốc" hiệu nghiệm đối với
những trường hợp trên để những sai phạm tương tự như trên không tiếp tục tái diễn...
Nguồn: Văn Nghệ Công An
Chuẩn quá
Trả lờiXóa___________________________________
Hidden hotel da nang
Khách sạn Hidden hotel đà nẵng
Khách sạn Osaka đà nẵng Hotel
Chudu43 Booking43.com