Tình nghệ sĩ
Một nhà báo giải trí của một tờ báo lớn ở TP Hồ Chí Minh vừa rồi đã có một bài viết gây sốc nói về chợ nhạc ở showbiz, trong đó có những ...
http://www.lethieunhon.vn/2017/10/tinh-nghe-si.html
Một nhà báo giải trí của một tờ báo lớn ở TP Hồ Chí
Minh vừa rồi đã có một bài viết gây sốc nói về chợ nhạc ở showbiz, trong đó có
những thông tin không chính xác dành cho một nhạc sỹ trẻ khác là Tiên Cookie.
Nhà báo ấy đã vu cho Tiên Cookie là người chỉ đồng ý bán "sỉ" ca khúc
với gói 3 ca khúc một lần, giá 100 triệu mỗi ca khúc và "bao ăn
khách". Cách dùng ngôn ngữ trong bài báo đó rất tiêu cực và có đôi phần
coi thường nghệ sỹ. Lập tức, những nhạc sỹ đi trước như Đức Trí, Hoài Sa… đều
đã lên tiếng bảo vệ Tiên Cookie dù mối quan hệ của họ với Tiên Cookie chỉ đơn
thuần là đồng nghiệp, không thân thiết, không trong cùng ê kíp. Chính Đức Trí
đã chia sẻ rằng: "Anh học được của Phương Uyên một điều là phải bảo vệ đồng
nghiệp của mình, không được để ai xúc phạm cái nghề của mình".
TÌNH NGHỆ SĨ
VĂN ĐOÀN
Gần đây, một MV (music video) mới ra mắt của ca sỹ
Đông Hùng đã nhận được khá nhiều lời ngợi khen của giới làm nghề. Ca khúc trong
MV có tên "Tôi không muốn lớn thêm nữa" dù trẻ trung, hiện đại nhưng
chiều sâu của nó (cả về âm nhạc lẫn ca từ) đều tự xác lập cho nó một vị thế tách
biệt hẳn với những sản phẩm dễ dãi của V-Pop hiện thời...
Tác giả của ca khúc ấy là nhạc sỹ trẻ, mới nổi thời
gian gần đây Lê Thiện Hiếu, người đã đình đám với bản "Ông bà anh".
Và "Tôi không muốn lớn thêm nữa" đã buộc tôi phải kiếm tìm những
thông tin về Đông Hùng, mà ngay sau đó, tôi đã tự mình mở ra được một câu chuyện
đẹp.
Cách đây chưa lâu, Đông Hùng gặp một chuyện rất buồn.
Nó là một scandal không ai muốn và khi câu chuyện xảy ra, nhạc sỹ Quốc Trung đã
kêu gọi các đồng nghiệp, là những nhạc sỹ, những nhà sản xuất âm nhạc hãy chung
tay giúp Đông Hùng. Cách giúp của Quốc Trung cũng rất văn hoá. Đó là anh muốn đồng
nghiệp tặng Hùng những ca khúc để Hùng có được 1 nhạc mục riêng của mình, từ đó
Hùng có thể dùng nó để vượt qua những khó khăn mà anh là nạn nhân.
Nhạc sỹ Đức Trí là một trong những người đầu tiên gửi
tới Đông Hùng ca khúc của mình, ca khúc mang tên "Gánh đời". Nhiều nhạc
sỹ khác cũng đã làm việc đó và Quốc Trung cũng ưu ái dành một suất diễn ở
"Festival Gió Mùa" của mình cho Đông Hùng. Nghĩa cử đó giống như câu
chuyện trao vào tay người ta một cái cần câu, thay vì tặng người ta vài con cá.
Câu chuyện đẹp liên quan đến Đông Hùng cho chúng ta
nghĩ đến việc vẫn còn tồn tại cái tình đồng nghiệp trong giới showbiz hay nói cụ
thể hơn là tình nghệ sỹ. Nó không phải là thứ tình cảm nửa vời kiểu những lời
khen ngợi dành cho nhau mà chúng ta vẫn thấy mỗi ngày mà cụ thể hoá thành hành
động. Và sau câu chuyện của Đông Hùng, lại có câu chuyện khác nữa để chúng ta từ
chỗ chỉ nghĩ đến mà dẫn tới việc dám tin tưởng rằng tình nghệ sỹ vẫn luôn tồn tại,
mạnh mẽ nhưng âm thầm.
Đó là chuyện 1 nhà báo giải trí của một tờ báo lớn ở
TP Hồ Chí Minh vừa rồi đã có một bài viết gây sốc nói về chợ nhạc ở showbiz,
trong đó có những thông tin không chính xác dành cho một nhạc sỹ trẻ khác là
Tiên Cookie. Nhà báo ấy đã vu cho Tiên Cookie là người chỉ đồng ý bán "sỉ"
ca khúc với gói 3 ca khúc một lần, giá 100 triệu mỗi ca khúc và "bao ăn
khách". Cách dùng ngôn ngữ trong bài báo đó rất tiêu cực và có đôi phần
coi thường nghệ sỹ. Lập tức, những nhạc sỹ đi trước như Đức Trí, Hoài Sa… đều
đã lên tiếng bảo vệ Tiên Cookie dù mối quan hệ của họ với Tiên Cookie chỉ đơn
thuần là đồng nghiệp, không thân thiết, không trong cùng ê kíp. Chính Đức Trí
đã chia sẻ rằng: "Anh học được của Phương Uyên một điều là phải bảo vệ đồng
nghiệp của mình, không được để ai xúc phạm cái nghề của mình".
Những câu chuyện đẹp về tình nghệ sỹ tương tự như thế
thực chất không thiếu trong làng văn nghệ hôm nay nhưng tiếc thay, độc giả rất
ít khi được tiếp cận chúng. Thứ mà độc giả được tiếp cận hàng ngày đa số là những
phù phiếm nhàn nhạt, những câu chuyện tiêu cực mang tính bới móc đời tư nhiều
hơn. Và khi tôi hỏi một đồng nghiệp làm báo lâu năm, chuyên về mảng âm nhạc, rằng:
"Tại sao một MV ý nghĩa và sâu sắc như ''Tôi không muốn lớn thêm nữa'' lại
không nhận được những hỗ trợ từ truyền thông?" thì đồng nghiệp ấy trả lời
rất gọn: "Thứ nhất, không bỏ tiền ra PR thì không ai viết anh ạ. Và thứ
hai, hiếm có phóng viên nào tự động viết về một sản phẩm âm nhạc hay ở thời buổi
này lắm. Phần vì họ chẳng biết cái nào hay cái nào dở. Phần vì họ không đủ nhiệt
thành".
Câu trả lời ấy có thể giúp chúng ta hiểu hơn về
showbiz. Đằng sau lớp ngoài đầy những giả trang, đầy những phù phiếm nhạt nhẽo
vẫn có những thứ đáng trân trọng, đáng để suy ngẫm và quan trọng là đủ sức mang
lại năng lượng tích cực cho cộng đồng. Nhưng lỗi của giới cầm bút là đã không
góp sức để thứ năng lượng tích cực đó lan tỏa mà thay vào đó, họ đang thỏa hiệp
với những thứ hào nhoáng tiêu cực và dẫn tới việc cái nhìn về giới showbiz cũng
tiêu cực đi rất nhiều.