Với đông đảo chúng ta, vấn đề người di tản
ở vùng biển Địa Trung Hải mới chỉ là những chuyến tàu, chuyến xà lan bị chìm
ngoài biển, con số những “ thuyền nhân” thiệt mạng và những khu trại tập trung
tạm thời chật chội, chen chúc, mất vệ sinh.. Phóng viên đặc biệt của
báo Nga “Sự thật Thanh niên”-
Đaria Aslamova có chuyến công tác sang Italy- nơi hiện nay như “ một
bể chứa ” người di tản không hợp pháp, vừa trở về, đã tin chắc rằng, người di tản
từ Lục Địa Đen và Viễn Đông sẽ làm thay đổi Châu Âu trong 5,7 năm tới…
VẤN NẠN NGƯỜI DI TẢN ĐE DỌA TƯƠNG LAI CHÂU ÂU
TÔ HOÀNG
( Từ
báo “Sự thật thanh niên” điện tử
- CHLB Nga)
Kỳ I : LÝ TƯỞNG HÓA VÀ SỰ THẬT CUỘC SỐNG
Tại
vùng đất nghèo Catani có một hợp tác xã dành cho người di tản đã hoạt động được
nửa năm nay.Trong những chiếc tạp dề trắng, những chàng trai da đen nghiêm túc
đang làm ra những bánh xà phòng từ dầu oliu và vài thứ cây cỏ ở địa phương. Đám
thanh niên này cũng học cách may áo dài, túi xách tay hoặc làm những đồ trang sức
xinh sắn từ giấy. Nom hệt như giờ học thủ công ở các ngôi trường tỉnh lẻ. Theo
đoán định của tôi bọn họ cũng trong, ngoài 20 rồi, nhưng khi hỏi, họ đều nói
chưa tới 18. Khai man chút đỉnh đối với các bạn trẻ này xem như một cung cách bảo
vệ mình bởi họ chưa tới tuổi thành niên.Không một ai trong bọn họ có giấy tờ
gì.Theo ý kiến của họ, họ trôi giạt tới đây từ các quốc gia Dambia, Nhigheria,
Ghana. Nhưng ai mà tin được những xuất xứ họ nói. Ông Rodolfo Unghery, người Ý
và Yulia,vốn là nhân viên hộ lý, một cô gái Nga rời bỏ miền tây xứ Ucraina sang
đây, trông coi nhóm thanh niên này. Nói luôn, theo lời Yulia thì tại Italy người
Nga sống cũng không dễ dàng gì. Rodollfo và Yulia đều là những người thực thà,
tốt bụng, nhân viên của tổ chức xã hội ARCI.Những thành viên nhiệt tình của tổ
chức này tin rằng nếu anh ( hoặc chị )dù chỉ trợ giúp được 10 người, họ cũng đã
làm được 1 việc phúc đức. Nhưng với dòng thác nhiều ngàn người di cư đang đổ về
đây, quả là sự mong muốn của họ hệt như người ta muốn dập tắt đám cháy lớn bằng
cái sô nước con con.
Tôi
bước vào khu nhà bếp, nơi Rodolfo đang làm cho các bạn trẻ thứ thuốc lá tự chế (thuốc lá chính hãng sản
xuất tại châu Âu quá đắt). Cuộc trò chuyện giữa hai chúng tôi trở nên nghiêm
túc, thẳng thắn hơn. “Tôi không thể biết rồi
điều gì sẽ xấy tới với đám người này. Vài ba tháng nữa khi các chàng trai kia tới
18 tuổi, người ta sẽ đuổi các em khỏi nơi đây- Yulia nói với giọng buồn buồn-
Chúng tôi dậy các em một số kỹ năng, nhưng không ai thuê chúng làm việc cả khi
chúng không có giấy tờ tùy thân” . “Có nghĩa là sẽ đưa về Cara Mineo- trại dành
cho người di cư nổi tiếng ở Sisilia?”-
tôi nói “Cầu Chúa, đừng xẩy ra việc ấy- Yulia rùng mình- Thà cứ phóng sinh đám
trẻ này ra đường phố làm những kẻ bụi đời còn tốt hơn”.
“Cái trại ấy cần phải đóng cửa từ 10 năm
trước!”- Ông Rodolfo nói như
quát lên. Báo
chí Italy thường coi Cara Mineo thực sự là một khu traị dành cho người di tản
mà ở đó trước cánh cổng có thể treo tấm biển “Hãy để lại phía sau tất cả mọi hy
vọng, những ai sẽ đặt chân vào đây!”.
Nhiều vụ việc xẩy ra có thể sẽ bị đưa ra tòa, nhưng tại Sisilia cứ thế mà tồn tại
năm này qua tháng khác. Bà
Eleonora, một phụ nữ Italy , thành viên của tổ chức “Defend Euroe” đã kể cho
tôi nghe: “Chả còn dấu được ai, trại Cara Mineo đã rơi vào tay các tổ chức
maphia ở Sisilia. Bởi lẽ giữ chân được những người di tản ở đó mang lại những
khoản lợi lộc kếch sù… Chính
phủ chi trả cho 1 người di tản 30 euro một ngày, tức 1050 euro mỗi tháng. Nếu một
nhóm mafia nào gom giữ được 50 người di tản, trừ mọi khoản tối thiểu để nuôi nấng
họ, cũng còn thu được khoản 10.000 euro mỗi tháng. Ở trại Cara Mineo đâu chỉ có
50 người mà tới vài ngàn người. Không ai
biết được con số lợi lộc cụ thể kia là bao nhiêu. Họ không cho cánh báo
chí lọt qua hai cánh cổng mà! Mỗi năm con số đó có thể là tiền triệu!”.
“Trại
Cara Mineo- một địa danh khủng khiếp, nơi những người di tản không có giấy tờ
tùy thân đã sống năm này qua năm khác- Yulia từ Trung tâm ARCI góp vào câu chuyện-
Trại được thiết lập ở một vùng quê hẻo lánh, xa cách các thành phố lớn. Mỗi buổi
sáng những chuyến xe buýt với người tháp tùng đến đón những người di tản ở cổng.Bọn
người tháp tùng này là đám lính ăn lương của các tổ chức mafia. Bọn này chở những
người tị nạn ra đồng để làm việc ở đó 13 giờ một ngày và nhận về 10 euro. Đó
hoàn toàn giống với thời nô lệ xưa kia.Biết trình báo, than van với ai bây giờ?
Thêm nữa, đám người di tản nửa chữ Italy cắn đôi không biết!”. Tôi phác tính rất
nhanh: Chính phủ cấp cho mỗi người tị nạn 35 euro mỗi ngày. Nhưng khoản tiền ấy
có thể rơi vào túi kẻ khác, bởi vì người tị nạn như các công nhân làm thuê đã
được các trang trại nuôi. Cộng thêm với khoản tiền hối lộ của các mafia địa
phương vì sức lao động rẻ mạt (ví như 5 euro mỗi người 1 ngày ). Theo cách tính
đại lược nhất, tiền thu nhập thuần túy từ 1 trại với gần 5000 người di tản
không ít hơn 6 triệu euro trong một tháng. Chính đây là tất cả!
“Nhưng chính phủ Italy vẫn gào lên rằng
họ muốn chặn đứng ngay dòng thác những người di tản!”- tôi nói. “Ai gào cứ gào, lợi lộc
khùng vẫn rơi vào túi nhiều người. Tại Brussel người ta gào lên để kiếm thêm
khoản tiền tài trợ. Sự dọa dẫm quen thuộc mà ! Hoặc quý vị cung cấp tiền cho
chúng tôi, hoặc chúng tôi thả đám người di tản này sang nước quý vị”.- Mấy người
bạn Italy kết thúc cuộc trò chuyện.
Trại tập trung người di tản trên đảo Sisilia, Italy
NGƯỜI TỊ NẠN – ĐÓ
TRƯỚC TIÊN, LÀ ĐỒNG LỜI THU VỂ
Sisilia
luôn được gọi là “xứ
sở của bóng đêm”.
Những chàng trai, cô gái người địa phương chưa kịp phương trưởng đã vội vã tạm
biệt hòn đảo này vì ở đây không hé lộ ra bất cứ một viễn cảnh nào. “Ở
đây người ta còn không tạo ra nổi công việc cho chúng tôi, lại còn nhận về người
di tản- Thật
là nghịch lý ! – Ông
Nino Beninati, một người hoạt động chính trị tại Messina phẫn nộ- Ở đây người
thất nghiệp đã chiếm tỷ lệ là 22%, nếu tính riêng thanh niên thì tỷ lệ ấy lên tới
con số 40%. Một đứa con của tôi bỏ lên Milan, đứa thứ 2 dự định sang London. Thế
mà mỗi đêm tầu đổ xuống bến cảng hàng mấy ngàn người di tản Quả là thắng lợi của
nền dân chủ!”.
“Tại
sao chúng tôi chống lại việc di dân trái phép ư? Tại vì vấn nạn này mang theo
mình cả một loạt vấn đề khác: Tội phạm sẽ gia tăng, bệnh hoạn, điều kiện vệ
sinh môi trường xấu đi..Và vấn đề cấp bách nhất là: Sẽ nảy sinh một nguồn lợi lộc
lớn mà các tổ chức mafia triệt để khai thác- một nhà hoạt động của
phong trào “Noi
con Salvini”,
ông Andjelo Attauile nói-Việc di dân trái phép trở thành một trong những phương
tiện làm giàu chủ yếu hiện nay ở đảo Sisilia. Đại diện của các nhóm mafia đã nắm
giữ những vị trí khá quan trọng trong các khâu điều hành tại các trung tâm
giành cho người di tản ( bán đồ ăn tại các nhà ăn, nấu nướng thức ăn, phân phối
những nguồn trợ giúp nhân đạo, sử dụng bất hợp pháp người di tản như những nguồn
lao động rẻ tiền trong các trang trại sản xuất rau quả..). Mafia là một khái niệm
rất bao trùm. Đó là cả một hệ thống khổng lồ hoạt động ngoài pháp luật, nhắm
thu được nhiều tiền ở bất cứ lãnh vực nào ló ra lợi lộc. Và có thể nói rằng,
vào những năm tháng này nguồn tiền mà các tổ chức mafia thu được bằng “mặt hàng” người di tản còn lớn
hơn nhiều nguồn lợi lộc thu được bởi mặt hàng ma túy”.
Ông
Fauste Melluso-một viên chức đang làm việc với người di tản tại Palermo hoàn
toàn không giống với hai người bạn tốt bụng của tôi ở Catani là ông Rodolfo và
cô Yulia- hai người thực sự hiến dâng cả sức lực và tâm huyết của họ cho công
việc đang đảm nhận. Fauste Melluso vốn là một chính khách từng trải, thì luôn
xét đoán mọi việc “dưới
góc độ kinh tế thiết thực”
của vấn nạn người di tản. Theo ông ta, người di tản cần tới giáo viên dạy tiếng
Italy, những nhà tâm lý học, đội quân lính và cảnh sát bảo vệ, những đầu bếp nấu
ăn, những người quyét dọn để duy trì vệ sinh cho nơi ăn chốn ở, các bác sỹ khám
chữa bệnh cho họ…Những khoản tiền ấy liệu có được tính sổ không? Và ông Fausto
Melluso khẳng định không che đậy: “Những
khu trại tập trung người di tản mà báo chí thường phê phán rất đúng vì ở những
nơi ấy diễn ra nạn bóc lột về tình dục, về sức lao động- nhưng đó vẫn là những
xí nghiệp rất giàu sức sống tại đảo Sisilia, một nguồn đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế của đất nước chúng tôi”.
Khi
còn ở bên Đức, nhiều lần tôi đã được nghe “câu
chuyện cổ tích”
về những người di tản đã cứu nền kinh tế đang phát triển của Châu Âu như thế
nào. Đây, những người di tản nghèo khổ cần có người phục vụ để “chăm nom cơ thể dơ dáy
của họ, dọn chuồng xí cho họ”
(như cách người Đức khinh thị gọi như vậy). Chỉ những phần tử tự do – những người
thường lớn tiếng lên án những nỗ lực tạo ra công ăn việc làm cho người di tản mới
cố tình làm lơ ngân sách của chính phủ đã chi ra bao nhiêu tiền để cứu sống đám
người di tản kia. Lấy nước Italy làm ví dụ, để nuôi những người di tản cần tới
một khoản tiền 5 tỷ euro một năm. Số tiền này rút từ túi những người đóng thuế
nghiêm chỉnh: các xí nghiệp công nghiệp lớn, những cơ sở sản xuất dầu oliu và
bơ, các ông chủ khách sạn, những người kinh doanh ngành du lịch..
Ông
Fauster cũng ca ngợi Tổ chức Quốc tế cứu trợ người di tản (gọi tắt là NPO) đang
nỗ lực cứu vớt những người chạy trốn xứ sở trên biển Địa Trung Hải. “Họ đang cứu lấy sự sống
của Loài người!-ông ta nói-Địa Trung Hải từ lâu đã biến thành một cái nghĩa địa
tính cho tới hôm nay đã chôn vùi 30 ngàn mạng người! Đối với tôi, dùng biện
pháp gì,phương tiện nào-điều đó không quan trọng. Những con tàu của NPO hoạt động
theo tín hiệu S.O.S. Nơi nào, ai phát ra
tín hiệu đó? Có thể là bọn buôn lậu hay bọn khủng bố? Hãy cứu lấy những mạng sống-
đối với những con tầu NPO đấy là điều quan trọng hơn cả”.
- Và đấy chính là lối thoát cho những con
người di tản không hợp pháp ?
- Đúng là không hợp pháp. Bởi làm gì có
người di tản hợp pháp ?
- Chắc ông cũng rõ, ở nước Nga chúng tôi
có hàng trăm ngàn người lao động nhập cư. Tất cả bọn họ đều vượt qua các đường
biên giới một cách hợp pháp, với tấm hộ chiếu trong tay. Trong khi đó có tới 99%
người di tản tràn vào Italy không có mảy may một thứ giấy tờ tùy thân nào…
- Chị muốn nói là không ai có thể vào nước
Nga mà không có giấy tờ phòng thân, phải không ?
-Tất nhiên rồi! –Tôi đáp lại- Nếu không thì đường
biên giới tồn tại làm gì? Và đó là điều bình thường!
(Tiện đây nói luôn, từ đã lâu chính phủ
Italy đã soạn thảo ra bản quy ước đối với các tổ chức NPO như cấm họ không được
vào lãnh hải của Libya và có liên lạc với bọn buôn lậu. Một số tổ chức NPO, kể
cả tổ chức “Các
Bác sỹ không biên giới” nổi
tiếng đã từ chối không ký vào bản quy ước này. Mới đây,tại Italy bùng phát
một vụ việc ồn ĩ. Chính
phú Italy cho công bố những bức ảnh chứng minh không thể bác bỏ con tầu mang
tên Yuventa thuộc tổ chức Cứu trợ người di tản thế giới của Đức Jugend Rettet
đã vào sát bờ biển Libya và trên boong tàu bọn buôn lậu đang khai thác nguồn
hàng “thịt sống”.)
( Mời đọc tiếp kỳ 2: Về các
dạng di tản muôn màu muôn vẻ)