Sáng nay, 25/10/2016, Báo Người Tiêu Dùng đã chính thức gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đề nghị điều tra, làm rõ một nhà báo đã có hành vi tung tin sai sự thật, vu khống và xúc phạm Báo Người Tiêu Dùng trên các trang mạng xã hội. Mấy ngày qua, một số facebooker đăng tải trên mạng xã hội cho rằng Báo Người Tiêu Dùng đứng sau Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) để khảo sát và công bố kết quả hàm lượng arsen trong nước mắm gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Trong số các facebooker đó, có một nhà báo đã cố tình tung tin sai sự thật nhằm quy chụp, vu khống và xúc phạm danh dự một số cá nhân đang công tác tại Báo Người Tiêu Dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan Báo Người Tiêu Dùng nói chung và của các cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo nói riêng



Báo Người Tiêu Dùng đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý hành vi một nhà báo tung tin sai sự thật

Sáng nay, 25/10/2016, Báo Người Tiêu Dùng đã chính thức gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đề nghị điều tra, làm rõ một nhà báo đã có hành vi tung tin sai sự thật, vu khống và xúc phạm Báo Người Tiêu Dùng trên các trang mạng xã hội.
Mấy ngày qua, một số facebooker đăng tải trên mạng xã hội cho rằng Báo Người Tiêu Dùng đứng sau Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) để khảo sát và công bố kết quả hàm lượng arsen trong nước mắm gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Về vấn đề này, Ban biên tập Báo Người Tiêu Dùng khẳng định: Tòa soạn cũng như toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo không hề tham gia vào bất kỳ công đoạn nào của Vinastas trong việc khảo sát, công bố kết quả các mẫu nước mắm nhiễm arsen gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua!
Trong số các facebooker đó, có một nhà báo đã cố tình tung tin sai sự thật nhằm quy chụp, vu khống và xúc phạm danh dự một số cá nhân đang công tác tại Báo Người Tiêu Dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan Báo Người Tiêu Dùng nói chung và của các cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo nói riêng. Hành vi cố ý của nhà báo này đã có dấu hiệu của tội vu khống, xúc phạm uy tín danh dự... được quy định tại Điều 121, 122 Bộ luật hình sự bổ sung năm 2009.
Cũng xin nói thêm, Báo Người Tiêu Dùng là một trong những tổ chức thành viên của Vinastas, có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động độc lập, tuân thủ các quy định của Luật Báo chí, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Và, ngày 17/10/2016 vừa qua, tại Hà Nội, Vinastas đã tổ chức buổi họp báo (dưới sự chủ trì của ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Vinastas), công bố kết quả khảo sát arsen trong nước mắm trên toàn quốc. Kết quả khảo sát đã gây ra nhiều tranh cãi, bức xúc trong xã hội; khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý vi phạm (nếu có) trong việc này. Việc công bố kết quả khảo sát các mẫu nước mắm này là hoạt động của Vinastas, hoàn toàn không liên quan đến Báo Người Tiêu Dùng. Tuy nhiên, nhà báo này đã cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của Báo Người Tiêu Dùng và danh dự của một số cá nhân đang công tác tại Báo. Vì vậy, Báo Người Tiêu Dùng đã chính thức gửi đơn đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vào cuộc điều tra, làm rõ, xử lý đúng theo các quy định pháp luật hiện hành.


Mời tham khảo
SỰ THẬT BÊN TRONG CHUYỆN LÀNG BÁO
Sau cái trò bẩn của Masan nhằm mục đích giết ngành nước mắm truyền thống (nước mắm làm từ mắm cá) của dân tộc, để độc chiếm thị trường bằng thứ nước mắm pha từ hóa chất, tương cà không làm từ cà, tương ớt không làm từ ớt của họ. Thật ra, vụ này có sự “đạo diễn” của nhóm báo chí, kiểu làm báo của cha con người đã rời khỏi báo tôi mấy năm trước. Nhóm này chuyên tham mưu cho các DN bẩn “dìm” đối tác để “nâng bi” mình, hoặc đánh chỗ này, chỗ nọ để làm áp lực xin quảng cáo. Doanh nghiệp nghe tên đã sợ. Họ lỡ có 1 mặt hàng hư, bị phản ánh là nhóm này đến đe dọa viết bài, đổi lại bằng hợp đồng quảng cáo tiền tỷ…
- Các bạn còn nhớ, vụ khám xét Cty Xuân Lan 727 không? Vụ này Hội Chống gian lận thương mại và Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (Afca) cung cấp đơn tố cáo có chữ ký giả cho Quản lý thị trường để đánh DN – cũng do cha con này đạo diễn! Kết quả, Đội trưởng Đội QLTT bị…bay!
- Rồi gần đây, vụ khiến PGS.TS Giám đốc Sở Y tế phải khóc, cũng do những thông tin sai sự thật, dùng hình ảnh sự kiện tháng trước để minh họa cho cáo buộc tháng sau của báo NTD – cũng cha con ấy đạo diễn!
Ai đã từng dự Đại hội Cổ đông của Ngân hàng Ex sẽ thấy cách họ tác nghiệp, 5-7 người ào ào ngông nghênh, cái gì cũng quay, làm áp lực và đe dọa...
Còn nhiều vụ nữa...
Nhưng quay lại vụ thạch tín trong nước mắm, nó cũng y cách làm đối với Xuân Lan 727 trước đây, cũng mượn tay một tổ chức với danh nghĩa “bảo vệ người tiêu dùng” để đánh đấm. Ai tin hội chứ tôi thì rành quá. Trước đây, Hội Afca với tên “hỗ trợ người tiêu dùng” nhưng thu nạp hội viên là DN thì phải nộp phí cao gấp 10 lần hội viên cá nhân, vậy khi tranh chấp giữ người tiêu dùng với DN, các bạn nghĩ xem họ bảo vệ ai? Hội đứng giữa mà “ăn hai đầu” kiểu đó thì bảo vệ kiểu gì?! Vậy mà đến giờ hội đó sống không sống mà chết cũng chưa chết. Chỉ xui cho người dân nào đến đó kêu cứu nhờ bảo vệ thôi…
Thấy Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn là người có tâm làm sạch nghề báo, hy vọng ông nắm được cội nguồn vấn đề. Sở dĩ nhà báo bẩn ngày càng lộng hành, phải nói thẳng là có sự tiếp tay của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng à! Thuở đời, Bộ TTTT cứ cho thành lập những tờ báo mà phóng viên không lương, cơ quan báo chí “thả cửa” cho phóng viên đi viết bài, đe dọa, lấy quảng cáo để sống thì nền báo chí “sạch” thế nào nổi? Rồi Bộ cấp phép từa lưa các trang Thông tin điện tử. Các trang này canh có bài đánh đấm nào trên báo là dẫn link, trích nguồn ngay. Khi bài viết sai, bị kiện, báo chính chủ gỡ bài nhưng các trang không gỡ, mà “ra giá” mới chịu gỡ… Thử làm DN đi Bộ trưởng, sẽ thấy đứa bẩn sống phây phây, người ngay đòi cái đúng thôi đã khó thế nào…
Báo chí ngày nay là vậy, thành thị trường rồi, có tiền, có lợi là điều khiển được hết. Tôi nè, cũng không ít lần bị ra giá viết bài. Mới đây, có DN còn đề nghị tôi viết bài điều tra để dẹp một số sản phẩm của nông dân, giá mà họ đưa ra là… sẽ giao cho tôi làm một ì ven giá 4 tỷ. Họ còn gợi ý, nếu không làm, bán lại thì tôi cũng được gần 1 tỷ. May mà nhu cầu tiêu xài của tôi không cao lắm, gia đình, bạn bè chu cấp khá chu toàn nên tôi tỉnh táo đặt câu hỏi: họ phải trả chi phí lớn như vậy nhằm mục đích gì chứ? Tôi đành phải đem câu chuyện bàn với các anh chị lớn, và câu trả lời là “miếng phô mai miễn phí chỉ nằm trong cái bẫy chuột!” Và tôi phải khẳng định là, ba mẹ tôi là nông dân, nên tôi không thể viết bài chống lại người dân được…
Báo chí suy cho cùng cũng là công cụ truyên truyền mà thôi, không tỉnh táo sẽ là công cụ cho phe ông này, phe kia chính trị để rồi trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết! Nếu tham lam sẽ dễ trở thành công cụ của kẻ xấu, chống lại lợi ích số đông.
Dù sao vụ Masan cũng đánh động cho mọi người biết có một thể loại báo chí như thế... Làm báo kiểu đánh trận và hôi của, nhưng nghĩ mình thông minh! Cuối cùng thì đêm, rồi cũng có ngày gặp ma…

Nguồn: Facebook Nhà báo Hàn Ni