Không
phải tác phẩm đầu tay nào của các nhà văn mới vào nghề cũng đều được các nhà xuất
bản nồng nhiệt, ấm áp đón nhận. Càng không phải các nhân viên biên tập ở các
nhà xuất bản đều có “cặp mắt xanh” để nhận ra những mầm đọt tài năng của nhà
văn này, nhà văn kia ngay trong tác phẩm đầu đời của họ. Vì vậy, nhiều tuyệt phẩm
từng bị khước từ có thể nhắc đến “Lolita”, “Đi tìm thời gian đã mất”, “Cuốn
theo chiều gió” và cả… Harry Potter!
TUYỆT PHẨM cũng từng bị khước từ
TÔ HOÀNG
“LOLITA”
CỦA VLADIMIR NABOKOV
Với
tập bản thảo “Lolita”, trong suốt nhiều năm Vladimir Nabokov kiên trì gõ cửa các
nhà xuất bản khác nhau. Nhưng những ông chủ xuất bản cho rằng câu chuyện về cuộc
tình giữa một người đàn ông đã luống tuổi với một cô bé mới lớn là không đứng đắn,
không nghiêm túc.” Chuyện đồi bại”, “ Bệnh hoạn”, “ Khuyến khích chạy đuổi theo
những thú vui xác thịt”…Đó chỉ là một phần rất nhỏ những đánh giá về tiểu thuyết
“ Lolita” mà Vladimir Nabokov buộc phải nghe. Rồi một nhà xuất bản ở Pháp
chuyên in những cuốn tiểu thuyết “ bán khiêu dâm” nhận in cuốn tiểu thuyết này.Đây
có thể xem là lần ra mắt đầu tiên của “ Lolita” với bạn đọc. Và sau đó “
Lolita” được xuất bản ở Mỹ. Rất nhanh chóng “ Lolita” mang tới cho nhà văn
không chỉ tiếng tăm lừng lẫy mà còn là một số tiền nhuận bút khổng lồ cho phép
Vladimir Nabokov sang lập nghiệp ở Phần Lan và dành toàn bộ tâm trí cho việc
sáng tác.
“CHÚA
RUỒI “CỦA WILLIAM GOLDING ( nhà văn Anh, Giải thưởng Nobel văn học năm 1983 )
Cuốn tiểu thuyết mang tính phúng dụ
“ Chúa ruồi ” (Lord of the Fliies) có thể sẽ không bao giờ được chào đời nếu
không có sự kiên trì đáng nể của nhà văn William Golding. Có tới 21 nhà xuất bản
khước từ in cuốn tiểu thuyết này. Chỉ có mình Tập đoàn in ấn của Anh “ Faber
& Faber” chịu nhận in với điều kiện nhà văn lược bỏ một số trang mở đầu của
cuốn tiểu thuyết khi tác giả miêu tả nỗi khủng khiếp của cuộc chiến tranh hạt
nhân. Thoạt đầu có cảm giác quyết định của các ông chủ xuất bản là đúng, tuy có
làm cho cuốn sách trở nên buồn bã và có phần vô lý. Năm đầu tiên sách chỉ bán
được khoảng sấp sỉ 3000 cuốn. Nhưng vài năm sau “ Chúa ruồi” trở thành cuốn
sách “ ăn khách” và tới đầu thập kỷ những năm 1960 tác phẩm được đưa vào giảng
dạy tại nhiều trường cao đẳng và đại học. Qua đi vài năm, “ Chúa ruồi” được xếp
trong danh sách 100 tác phẩm văn chương hay
nhất của thế kỷ 20.
“ĐI
TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT” CỦA MARCEL PROUST
Như ta đã biết, nhà văn Pháp Marcel
Proust hoàn toàn không tán đồng ý kiến của nhà văn Nga Anton Pavlovist Tsekhov
khi cho rằng “ Ngắn gọn là người chị của tài năng”. Theo Marcel Proust cần viết
ra những tác phẩm càng dài, càng đồ sộ càng tốt.Điều này đã gây trở ngại cho
nhà văn Pháp ngay khi ông công bố cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ tác phẩm”
Đi tìm thời gian đã mất”. Các nhà xuất bản đều từ chối chồng bản thảo quá nặng
ký. Một trong những biên tập viên còn viết như thế này cho tác giả : “ Bạn thân
mến, tôi không hiểu nổi bạn có thể tốn đến ba mươi trang sách chỉ để miêu tả bạn
ngọ nguậy, lăn lóc trên giường ra sao trước khi bạn thức giấc”.Nhân viên biên tập
đó không thể ngờ rằng không lâu sau đó 30 trang sách kia được lan truyền khắp
thế giới, còn Proust đã viết bộ tiểu thuyết trường thiên dài tới 6 cuốn với hơn 2000 nhân vật.
“
VÀ MẶT TRỜI CŨNG MỌC” CỦA ERNEST HEMINGWAY.
“ Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi
được biết rằng ngài viết toàn bộ cuốn sách này tại một câu lạc bô với một tay cầm
bút còn tay kia thì ôm em…Nhà xuất bản chúng tôi muốn thấy ở cuốn sách của ngài
những gì mới lạ và sự nồng nhiệt. Tôi lo rằng những gì ngài viết ra không đáp ứng
nổi những yêu cầu đó.” Ernest Hemingway
đã nhận được những dòng phúc đáp như vậy trước lời đề nghị nhà xuất bản “
Peacock & Peacock” nhận in tập tiểu thuyết đầu tay mang nhiều chất tự thuật
” Và mặt trời vẫn mọc” của ông.Nhưng không bao lâu sau, nhà xuất bản không có tầm
nhìn xa này đã tỏ ra rất hối tiếc: Cuốn tiểu thuyết “ Và mặt trời vẫn mọc “ của
nhà văn- sau này sẽ được trao giải thưởng Nobel văn học, ngay sau khi được công
bố đã làm chấn động giới yêu văn chương thế giới.
“
CHIẾN TRANH GIỮA CÁC THẾ GIỚI” CỦA HERBERT GEORGE WELL
Tiểu thuyết “ Chiến tranh giữa các
thế giới” ( The War of the Worlds ) thoạt đầu xuất hiện trên tờ tạp chí “
Pearson’s magazine ” vào tháng Tư năm 1897 và chỉ sau đó tiểu thuyết mới ra mắt
dưới dạng sách. Chặng đường để cuốn sách đến được với bạn đọc rất dài, bởi các
nhà xuất bản không nhìn ra ở câu chuyện về thắng lợi của những người từ hành tinh
khác đến đối với Trái đất điều gì thú vị cả. Một nhân viên biên tập còn viết thế
này: “ Sách cần có thêm một hàng tiêu đề như sau: Đừng đọc cuốn sách khủng khiếp
ấy! “. Anh chàng thẩm định văn học kém cỏi đó đâu ngờ được rằng tiểu thuyết “
Chiến tranh giữa các thế giới” sau này được đánh giá là một tác phẩm có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đối với toàn bộ khuynh hướng văn học viễn tưởng của Thế kỷ 20.
Trong cuốn tiểu thuyết của mình
Herbert Geoge Well đã có những tiên đoán bất ngờ. Ví như từ cuối thế kỷ 19 các
nhà thiên văn trong tác phẩm của ông đã quan sát khá kỹ càng Sao Hỏa và ngay từ
năm 1896, một nhân vật trong tiểu thuyết đã phát biểu khẳng định những dấu hiệu
của sự sống trên hành tinh kia.
“CUỐN
THEO CHIỀU GIÓ” CỦA MARGARET MITCHELL
Câu chuyện về mối quan hệ lạ lùng, hấp
dẫn giữa nàng Scarlett O’Hara và chàng Rhett Butler được nữ văn sỹ Margaret
Mitchell miêu tả trong hơn một ngàn trang sách vào những năm 1930 đã bị 38 nhà
xuất bản khước từ không chịu in. Nhưng khi Công ty in ấn “ Macmillan Publishers”
thử liều xuất bản, ngay lập tức nữ văn sỹ nhận được hàng ngàn lời phản hồi ngợi
khen. Và chỉ sau nửa năm sách đã bán được trên một triệu bản.Người ta kể lại,
ngay trong các toa của chuyến tầu lửa tốc hành ở nước Mỹ vào thời đó đều có dán
những tờ quảng cáo khổ lớn với dòng chữ: “ Hàng triệu người Mỹ không thể lầm lạc.
Hãy đọc ngay “Cuốn theo chiều gió ” . Thêm một năm nữa thôi, với “ Cuốn theo
chiều gió” nữ văn sỹ Margaret Mitchell được trao giải thưởng văn học Pulitzer
danh giá.
“LÒ
SÁT SINH SỐ 5” CỦA KURT VONNEGUT
“ Quý ngài Vonnegut kính mến! Như
thường lệ, khi tổng vệ sinh kho bản thảo tồn tích vào dịp hè chúng tôi đã tìm
thấy 3 phần thuộc cuốn tiểu thuyết ngài gửi đến đây đã lâu. Tôi lấy làm tiếc
xin báo cho quý ngày, dù đã đọc lại chúng tôi vẫn thấy tác phẩm của ngài không
hợp với yêu cầu xuất bản của chúng tôi…”.Trích đoạn thư này hiện vẫn nằm trong
thư viện cá nhân của nhà văn Mỹ này.” Lò sát sinh số 5” ( The Sirens of Tiatan
) sau khi ra mắt đã mang niềm vinh quang tầm cỡ thế giới cho nhà văn Kurt
Vonnegut.
“
CHIM TRAICA Số 5“ CỦA RICHARD BACH
Nếu bạn đọc truyện vừa mang chất ngụ
ngôn của Richard Bach “ Chim traica mang tên Jonathan“ ( Jonathan Livingston Seagull ) mà không hiểu
truyện nói gì thì bạn đừng ngại bạn là người đơn lẻ. Bản thảo của tập truyện
này đã bị từ chối 18 lần cả thảy. Lý do ư? Các nhà xuất bản không muốn in một
cuốn sách mà trong đó con người bị ví với những chú chim. Nhưng khi tập đoàn “
Macmillan “ liều lĩnh in vào năm 1970 thì được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. “
Chim traica số 5” trở thành tác phẩm gối đầu giường của sinh viên tất cả các
trường đại học ở Mỹ.
“HARRY
POTTER VÀ HÒN ĐÁ PHÙ THỦY” CỦA J.K ROWLING
J.K Rowling phải mất rất nhiều thời
gian để tìm người xuất bản tập đầu của cuốn tiểu thuyết về cậu bé Harry Potter.
Người mẹ đơn thân thất nghiệp này đã gửi bản thảo
của mình tới 12 nhà xuất bản nhưng ở khắp mọi nơi bà đều nhận được lời từ chối.Các
ông chủ xuất bản đều trả lời giống nhau: Tiểu thuyết có dung lượng quá lớn mà
trẻ em thời buổi này không thích đọc những cuốn sách quá dày. Nhưng rồi chính
cô con gái tám tuổi của ông chủ tịch tập đoàn in ấn “ Bloomsbury” đã định đoạn
số phận của Harry Potter.Đọc hết tập 1, cô bé đòi đọc phần tiếp theo. Nhà xuất
bản vâng lời nhân viên biên tập tý hon và đồng ý cho phát hành tập 1. Dẫu sao
nhà xuất bản vẫn có lời khuyên nữ văn sỹ tương lai hãy đi tìm một công việc
khác để kiếm sống vì sách sẽ không mang lại cho bà nhiều tiền. Trái với mọi dự
đoán loạt sách về cậu bé có phép màu không chỉ làm J.K trở thành một trong những
người phụ nữ giàu có nhất mà còn là người có ảnh hưởng lớn nhất tại Anh quốc.