Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 3: Lịch sử báo chí và lịch sử sao chép
Với 304 trang nội dung, cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam” được chia làm hai phần. Phần một gồm 180 trang với tựa đề “ Những ...
http://www.lethieunhon.vn/2015/10/thuc-trang-ao-van-trong-cac-cong-trinh_9.html
Với 304 trang nội dung,
cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam” được chia làm hai phần. Phần một
gồm 180 trang với tựa đề “Những chặng đường
báo chí cách mạng Việt Nam”; phần hai là “Những kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam” – thực chất là cóp nhặt
các bài viết dạng hồi ký về Bác Hồ với báo chí và các nhà báo – đây là một dạng
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ - bản quyền tác giả mà một dịp khác chúng tôi xin
được nhắc tới. Ở đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý: Vì chép lại trong sách của người
trước – nhóm tác giả Đào Duy Quát – cho nên những cái sai của người trước đã
khiến nhóm Đỗ Hoàng Linh sai theo
THỰC
TRẠNG ĐẠO VĂN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI
Kỳ 3, Đạo văn trong Lịch sử báo chí
cách mạng
KIỀU
MAI SƠN
Cuốn
“Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội (2015) – Nhà sách
Thăng Long phát hành, do Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Xuân Tuất biên
soạn (từ đây xin gọi tắt là nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh) sao chép từ nhiều cuốn
sách, trong đó chủ yếu là cuốn “Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam
(1925-2010).
Không phải cứ đề tên là mặc sức…
chép!
Trong
phần một “Những chặng đường báo chí cách mạng Việt Nam”, dù khéo léo gọt rũa,
nhưng nhiều đoạn nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh đã sao chép nguyên văn trong cuốn
“Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010), NXB Chính trị Quốc
gia (2010) của nhóm tác giả Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông (chủ
biên) – từ đây xin gọi tắt là nhóm tác giả Đào Duy Quát.
Chúng
tôi dẫn một số ví dụ:
Trang
14 trong sách nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh: “Báo Thanh Niên có hai thời kỳ phát triển: thời kỳ thứ nhất, từ số 1 đến
số 88, do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo biên tập, in, phát hành”. Đoạn này giống như
đúc trang 18 trong sách của nhóm tác giả Đào Duy Quát.
Tiếp
đó, nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh viết về các vấn đề được báo Thanh Niên đề cập
trong 88 số đầu thì thực chất đó là 6 đề mục lớn trong sách của nhóm tác giả
Đào Duy Quát từ trang 18-26.
Trang
18-19, sách của nhớm tác giả Đỗ Hoàng Linh có đoạn viết: “Sau báo Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc lập ra báo Kông Nông để tuyên truyền, giáo dục lòng
yêu nước cho công nhân và nông dân theo quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học
(năm 1926); báo Lính kách mệnh (năm
1927) để vận động, giác ngộ binh lính người Việt trong quân đội Pháp không chịu
làm công cụ cho kẻ thù đàn áp đồng bào, liên minh với công nông làm cách mạng.
Tháng
4/1927, Tưởng Giới Thạch cầm đầu cuộc chính biến, làm cho tình hình Trung Quốc
trở nên xấu đi. Những đồng chí cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu chuyển vào hoạt
động bí mật, Nguyễn Ái Quốc đi Thượng Hải rồi quay lại Liên Xô. Báo Thanh Niên vẫn tiếp tục xuất bản nhưng
báo Kông Nông và Lính kách mệnh ngừng xuất bản”.Đoạn này y nguyên trong trang 15
sách của nhóm tác giả Đào Duy Quát, chỉ thêm hai chữ năm trong hai ngoặc đơn
trước các số 1926 và 1927.
Tương
tự, phần viết về báo Búa Liềm ở trang 19-20 trong sách của nhớm tác giả Đỗ
Hoàng Linh là chép trong trang 16 và 27 sách của nhóm tác giả Đào Duy Quát.
Tiếp
đó, trong các trang 22, 23 và 24 sách của nhớm tác giả Đỗ Hoàng Linh lần lượt
sao chép trong trang 38, 39 và 40 sách của nhóm tác giả Đào Duy Quát về khái
quát tình hình báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1936, trong đó có tạp
chí Đỏ và báo Tranh Đấu, báo Cờ vô sản
và tạp chí Cộng sản.
Sẽ
còn nhiều ví dụ khác nữa để nêu ra trong cuốn sách này, tuy nhiên, với những
trích dẫn nêu trên, đã đủ để bạn đọc thấy sự “kế thừa” của nhóm tác giả Đỗ
Hoàng Linh đã biên soạn như thế nào. Tất nhiên, trong thư mục Tài liệu tham khảo,
các tác giả có dẫn tên cuốn “Tổng quan lịch
sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010)” ở vị trí thứ hai, nhưng không phải
cứ đề tên là mặc sức… chép!
Chép sai của người sai trước
Với 304 trang nội dung, cuốn sách “Lịch sử báo
chí cách mạng Việt Nam” được chia làm hai phần. Phần một gồm 180 trang với tựa
đề “Những chặng đường báo chí cách mạng
Việt Nam”; phần hai là “Những kỷ niệm
báo chí cách mạng Việt Nam” – thực chất là cóp nhặt các bài viết dạng hồi
ký về Bác Hồ với báo chí và các nhà báo – đây là một dạng vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ - bản quyền tác giả mà một dịp khác chúng tôi xin được nhắc tới.
Ở
đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý: Vì chép lại trong sách của người trước – nhóm tác
giả Đào Duy Quát – cho nên những cái sai của người trước đã khiến nhóm Đỗ Hoàng
Linh sai theo. Cụ thể như sau:
Từ
trang 176-181, trong sách của nhóm tác giả Đào Duy Quát viết về tạp chí Tiền
Phong. Tương tự, trong sách của nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh từ trang 105-108
cũng viết tạp chí Tiền Phong. Cái tên Tiền Phong được nhắc lại nhiều lần nhưng
nó lại sai. Tên đúng của tờ tạp chí này là Tiên Phong (không có dấu huyền).
Tiên
Phong tạp chí tồn tại trong hai năm 1945-1946. Số 1 ra ngày 10/11/1945, số cuối
cùng – số 24 ra ngày 1/12/1946. Tờ báo thuộc cơ quan vận động văn hóa mới của Hội
Văn hóa Cứu quốc Việt Nam. Sưu tập trọn bộ tạp chí Tiên Phong, gồm 2 tập, đã được
nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và nhà văn Hữu Nhuận sưu tầm. NXB Hội Nhà văn in
600 cuốn, khổ 19 x 27cm, in xong và nộp lưu chiểu năm 1996-1997.
Bất tín trong sách công cụ tra cứu
Còn
nhiều vấn đề khác có thể bàn tới trong cuốn “Lịch sử báo chí cách mạng Việt
Nam” của nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh, xong chúng tôi thấy chỉ cần tóm tắt lại:
Đây là cuốn sách có nhiều lỗi và tính chính xác không cao.
Thẳng
thắn nhìn nhận thì việc sao chép từ sách nọ sang sách kia, nhất là các sách
công cụ tra cứu nói chung và các sách dạng từ điển lịch sử báo chí nói riêng đã
diễn ra từ nhiều năm nay với các công trình của các tác giả Hồng Chương, Nguyễn
Thành, Huỳnh Văn Tòng, Đỗ Quang Hưng, Đào Duy Quát… Những người đi sau cứ sẵn
“kế thừa” người đi trước mà không sử dụng thao tác xác minh lại độ chính xác
trong tài liệu khiến cho cái sai lại chồng chất. Từ đó, độ bất tín trong sách
công cụ càng cao.
Xin
nêu ví dụ như cuốn Thư mục báo chí của Nguyễn Thành, nhiều tờ báo khi chúng tôi
tiếp cận văn bản thì thấy các thông tin khác hẳn cả về nội dung lẫn mô tả vật
lý. Đây là một tiền lệ xấu sẽ khiến cho khoa học xã hội của chúng ta mất uy tín
với các nhà khoa học trên thế giới. Và nói như một nhà khoa học thì chúng ta sẽ
thua ngay trên sân nhà trước các nhà khoa học thế giới./.
( Còn nữa)
Nguồn: Nông Nghiệp VN