
Nam
viết văn, làm thơ nhiều hơn nữ. Nhiều lúc báo chỉ toàn là mặt mũi
các ông tám chẳng thấy thơ của bóng hồng nào. Gần 900 hội viên Hội
nhà văn VN, xem lại nữ chỉ được khoảng 100 người. Như vậy là ai thông
minh hơn ai, ai làm thơ hay? Hình như điều này không ở chỉ số thông minh
mà nó liên quan đến bản năng, giới tính. Rõ là quý ông sinh ra là để
cho, gieo rải giống má vung vãi. Cảm xúc của quý ông thường bắt đầu
từ đôi mắt nên thơ phong phú đủ mọi đề tài từ đời thường lãng đãng
đến thế sự, thời cuộc (trải qua những cuộc bể dâu, những điều trông
thấy mà đau đớn lòng - ND). Phụ nữ sinh ra là để nhận, nên đôi mắt
thường hướng vô trong thân phận, nên thơ của quý cô thường là thơ tình.
Tình yêu tình ái của quý cô như khe suối chừng nào khô nước thì thôi.
Thơ nữ cũng có quan tâm đến cuộc sống nhưng rất ít, một hạn
chế…nhưng không hẳn vậy. Từ mảnh tình riêng của các cô, từng tập thơ
nếu nối kết lại thì thấy sự nối kết sâu xa góc khuất, bề trái của
cuộc đời.
ĐỪNG
ĐÙA VỚI QUÝ CÔ
(Đọc thơ
Thanh Yến, Lê Thanh My, Đinh Thị Thu Vân)
NGÔ
KHẮC TÀI
Là trường hợp của nhà thơ Thanh
Yến với “Mượn nắng” và “Miền trăng lạ”. Lê Thanh My qua “Cúi nhặt”.
Và nhất là Định Thị Thu Vân trong “Đừng trôi nữa tình yêu mang phận
cỏ”. Được quý cô tặng sách. Nhiều người được tặng sách chỉ nhìn hay
hờ hững đọc lướt qua. Riêng tôi mỗi quyển sách đấy là tâm trí, những
trải nghiệm, nhiều khi bạn dành dụm cả đời mới viết ra nên dù hay
dù dở cũng phải đọc. Cuốn sách là cả thế giới nội tâm lắm bất
ngờ lắm khi cho là nó hay như gõ vào một cánh cửa nó không mở, ngược
lại cửa mở sẵn đợi người bước vào mà chỉ có gió thoảng ngoài
ngặt vậy. Thong thả mở từng tác giả một ra xem ban đầu chưa vội nghĩ
gì. Đọc hết qua các tập thơ tình cờ gặp sự nối kết sâu xa, góc
khuất cuộc đời như đã nói. Thơ của quý cô tin chắc rằng những ai từng
trải nghiệm nhất là đứa sắp sửa bước vào con đường tình đọc phải
thẩn thờ. Hóa ra thơ tình đề tài muôn thuở, nhiều khi nó cũng là
một dạng kín đáo phản ánh hiện thực xã hội muôn mặt.
***
Qua miền trăng lạ và mượn nắng
của Thanh Yến hiện ra chiều sâu tiếng nói thì thầm của con tim trót
yêu nhất là sự cô đơn “Không anh
đường về hun hút – Lẻ vầng trăng giảy dụa mắt chờ – Cơn lốc xoáy mòn
giấc ngủ – Em một mình – Như có – Như không” Đứng trước một người
giũ áo ra đi, thay vì nổi đau của trái tim đặt nhằm chỗ – Chị thà
coi như chiếc lá bay – Cô đơn Thanh Yến vẫn cất tiếng gọi tha thiết “Về nha anh ! tóc rối mùa xưa –
Về anh ơi! Kẻo lỡ đò trưa – Lỡ tháng năm – Lỡ chiều tắt vội”
Tiếng gọi như tiếng gọi đò chẳng có hồi âm, người đàn bà trong đêm
giao thừa rót rượu uống một mình. Hình như lần đầu tiên miếng đất
thơ bắt gặp hình ảnh người đàn bà mượn rượu tìm quên “Giao thừa em vít cơn say – Vít ba trăm
sáu (lăm) vòng quay đất trời – Nghĩa tình đã cạn người ơi – Đắng cay
gió rớt – đêm mời – tuổi đây – Nào câu muối nặm gừng cay – Người đi
hương cũ vụt bay không còn – Ngậm ngùi tô lại nét son – Đón xuân uống
cạn hao mòn giấc mê – Mời nhau chén rượu não nề – Nào đâu một thuở
trăng thề bẻ đôi – Chén người lạc gió mấy trôi – Chén ta còn lại –
mình soi – bóng người”
Đến Lê Thanh My qua “Cúi nhặt”, ta bắt gặp một
phụ nữ khá bản lĩnh, tự tin. Và điều đáng nói là cô có đôi mắt
nhân bản “Yêu một người từ trong giá
rét – Sẽ hiểu được tình yêu quý giá dường nào – Cứ như toa tàu –
Không cần mặc cả trước sau – Chỉ biết có đi và đến”. Không biết
quý ông ở đâu, hình như đã chết hết rồi chắc. Trước một tình yêu
không bờ bến tha thiết, chấp nhận hy sinh đọc thấy ray rứt “Nếu biết được thế nhân có bao nhiêu
lòng tin – em sẽ nhẫn nại – chạy marathon theo lời dẫn dụ ngọt ngon –
nếu còn nhau khi sông cạn đá mòn – em trộn máu con tim biến thành lông
ngỗng – cho người trái lòng còn có lối ăn năn – Ảo tưởng – cam đoan
với em rằng – Sống nếu không tự gạt mình – sẽ chết trước khi mặt
trời soi rõ”.
Một người đã cho không có điều kiện nhưng sự
nhẫn nại cũng có giới hạn nên rất thẳng thắn “Chỉ cần anh lặng lẽ đứng nhìn – Em không mơ lời tỉ tê xin lỗi
– Không cần thanh minh – Không hề nổi sóng – Trái tim đàn bà dẫu cạn
vẫn là biển rộng – Bởi vì anh đã bỏ cuộc – Khi bơi chưa đến tận bến
bờ – Em có dại khờ không tiếp tục dại khờ – Anh không thể gian dối
thêm lần nữa”. “Cúi nhặt” đưa ra thông điệp yêu một người từ trong
giá rét, sẽ hiểu được tình yêu quý giá biết chừng nào. Tưởng bắt
gặp được vàng ai ngờ lượm phải đá, cơn giận chứng tỏ cô là kẻ thất
bại trong tình yêu nhưng thêm lần nữa thông điệp cúi nhặt cho thấy
người phải hối tiếc chẳng phải là cô. Lời nói chia tay của cô gái
không ủy mị trái lại cho thấy một bản lĩnh sự tự tin, tin vào con
người, tin vào tình yêu chân thực đầy tự tin bản lĩnh. “Những người đàn ông đi ngang mặt đất –
có người biết đứng lại trước nổi buồn – nhất định sẽ cúi xuống bên
em”.
Tới tập thơ của Đinh Thị Thu Vân ta gặp phải
một tâm trạng u uất yêu mãnh liệt, có thể nói là dữ dội. Không yêu
thì thôi, đã yêu thì phải đi tới tận cùng không lìa xa, không gở ra
được. Thu Vân như rút ruột gan ra để viết giống ca sĩ Ý Lan người rút
hết gan ruột ra để hát để gào. Giống như tôi nhìn tôi in trên vách,
tâm trạng ở đây không nhà vào người nào cụ thể. Mà nhắm vào những
trái tim dù cứng rắn cũng phải tan chảy. Ta cảm nhận thơ của Thu Vân
yếu đuối, dịu dàng như sự yếu đuối kia làm cho các đấng mày râu
không chịu nổi. Nó như mưa nhẹ nhàng thấm đất. Nó như cánh bướm vỗ
cánh ở đâu mà người ở đây đi liêu xiêu. Những câu thơ xốn xang, bứt
rứt “Anh yêu dấu, khép làm chi cánh
cửa – Ngõ đời anh, em đứng đợi lâu rồi – Ngõ đời anh xao xác lá vàng
rơi. Em đứng đợi bao mùa, không dám nhặt – Lá xanh cho người, về với
em lá úa – Lá ơi bây giờ lá của em chưa”
“Nhớ… và
nhớ như là có thể. Trước ngàn phương em quỳ xuống van nài – Xin cả
nhân gian đất trời soi rọi lại – Trao cho em ấp ủ ước mơ người”.
Cảm xúc cuồn cuộn dâng trào của Thu Vân làm bạn đọc không thể đọc
một mạch hết tập thơ mà đọc chậm từng bài một. Có vẻ bạn đọc bị
“sốc” vì lần đầu tiên gặp được quý bà cuồng nhiệt, mãnh liệt. Bạn
đứng lại cho cảm xúc lắng xuống, cho qua cơn sợ rồi mở ra đọc tiếp.
Sở dĩ tôi nói tiếng sợ vì có đưa tập thơ Thu Vân cho nhiều quý ông
xem, ai nấy cũng đều nói thật dễ sợ. Đặc biệt đây là tập thơ tình có
những từ nước mắt, gió mưa, giá rét, cô đơn, cát bụi hư vô theo lặp
lại tưởng đâu là sáo ngữ nhưng không sáo vì nó phát xuất từ một
trái tim thật thà. Đây cũng là một tập thơ nói nhiều về cái chết,
yêu cho đến chết, tần suất dày đặc. “Tôi
thà đau, thà chết một lần – Có thể sống như là đã chết – Anh ơi
đừng khóc trước khói nhang – Hôn em nhé, mai em về với đất – Thôi đành
về cát bụi để anh vui – Đã muộn mất tôi ước mơ thoát kiếp – Trái tim
em tan vào cát bụi – Nghìn năm sau linh hồn vẫn bám giấc mơ xưa…”
và nhất là lần đầu tiên có một người nữ làm
thơ như để ghi trước bia mộ mình.
Xin đắng chát dừng chân bên góc mộ
nếu ngày mai tôi chết đi, xin
đừng ai khóc nữa
giọt nước mắt thâm tình khi
sống chẳng ai trao
tôi ra đi, trái tim ngàn vết
cứa
và linh hồn trơ trọi hắt hiu
đau
đừng ai khóc tôi đã chờ mãi
mãi
một chút lòng rơi rớt… đã
từng mơ
một bàn tay trên mái tóc bơ vơ
một hơi thở dịu dàng đêm trở
rét
tôi không đợi, không còn mơ hạnh
phúc
một nhành hoa khôi… đã đủ quay
về
một núm đất tiễn đưa, đã vẹn
toàn cho vĩnh biệt
thôi xin đừng nước mắt buổi tôi
đi
giọt nước mắt lở làng đừng ai
khóc cho tôi
xin nắng chát dừng chân bên góc
mộ
xin bạt bẽo nhân gian đừng làm
đau giấc ngủ
tôi sẽ tự khóc tiễn đưa mình
giây phút cuối buông xuôi
Thường
thấy người hay nghĩ nhiều tới cái chết ông trời lại không cho chết.
Ông bắt người phải sống để yêu. Tôi còn yêu, tôi cứ yêu, tôi còn yêu
nữa, yêu mãi, mãi, mãi (PD). Qua ba tập thơ cho người đọc những khác
nhau về cảm nhận, tuy nhiên qua đó nhất là quý ông nhận ra chính
mình. Không biết mình có bỡn cợt với người nào không bởi tình yêu
với người là thiêng liêng là muối của cuộc sống. Đừng đùa với quý
cô. Lời cuối xin được gởi tới Hội nhà văn VN nhân giải thưởng cuối năm.
Con người ngày nay đánh mất sự lãng mạn không như ngày xưa vì đặt
vào người quá nhiều mục tiêu, mục đích nó đã dẫn xã hội tới chỗ
vô cảm thực dụng. Vì vậy giải thưởng năm nay nên đặc biệt trao tặng
cho thơ tình một tình yêu đúng nghĩa làm thức dậy trái tim người,
người mềm lòng sống nhân bản sống thực hơn. Và giải thưởng này nên
trao cho tập thơ của Đinh Thị Thu Vân.