Tương truyền Ilya Erenbuorg hiểu rõ từng viên đá lát trên nhiều con phố ở thủ đô nhiều nước châu Âu, và nói tiếng Pháp hay hơn người Paris. Ông quen biết và giao lưu với rất nhiều danh nhân văn hóa của Pháp và châu Âu như danh họa Picasso, các nhà thơ Paul Eluya, L. Aragon, nhà văn Romanh Rolang, E.Heminway…Ilya Erenbuorg xông pha trận mạc trong thế chiến hai, luôn có mặt trong các cuộc hội thảo văn chương tại châu Âu. Nhưng khi ngồi vào bàn viết văn, viết báo ông đã chọn cho mình chiếc bàn quen thuộc ở góc một quán caphê giữa khu phố ồn ào, náo nhiệt nhất ở Moskva. Hình như chính sự tíu tít, chộn rộn kia mới kích thích được trí sáng tạo của ông. Cũng nói ngay, đích thân ông chủ quán cà phê nọ đã chọn góc bàn ấy cho nhà văn và suốt trong mấy chục năm đã khoản đãi nhà văn những tách cà phê ngon nhất và dĩ nhiên là .. miễn phí.




5 GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG Ở XỨ SỞ BẠCH DƯƠNG

TÔ HOÀNG

Không ai đòi hỏi tính xác thực của các giai thoại. Huống hồ tôi được nghe những giai thoại ấy bên tách trà Nga bỏng rãy quấy thêm thìa mật ong, hoặc bên cốc rượu vodka riêng mùi thơm cũng đủ làm ngất ngây..Và vào những đêm tuyết đã đóng thành những bờ đá cứng phía bên ngoài cửa sổ… Tôi kể hầu bạn đây…

1-
Tính cho tới ngày hôm nay vẫn chỉ có hai nhà văn Nga-Xô Viết nhận được giải Nobel Văn Chương. Đó là Boris Pasternac với tiển thuyết “ Bác sỹ Dzivago” và Mikhail Solokhov với tiểu thuyết “ Sông Đông êm đềm”.
            Giải thưởng Nobel giành cho “ Bác sỹ Dzivago” không được chính quyền Xô Viết thừa nhận. Tên tuổi của Boris Pasternac cũng như cuốn tiểu thuyết Nobel của ông suốt mấy  chục năm ròng bị “ đặt ra ngoài vòng pháp luật” và chỉ được khôi vị trí của nhà văn và giá trị đích thực của tác phẩm kể từ ngày nước Nga bước vào thời kỳ Perestroika ( Cải tổ).
            Ấy vậy nhưng giải thưởng Nobel giành cho bộ tiểu thuyết mang chất sử thi “ Sông Đông êm đềm” thì lại được thừa nhận ngay dưới thời Xô Viết. Còn tác giả của nó-nhà văn vùng sông Đông thì nổi danh như một trong những người đứng đầu văn đàn Xô Viết ngay từ những năm 1920 cho tới tận hôm nay.
Quanh số phận đầy bi kịch nhân vật chính của “ Sông Đông êm đềm”, chàng trai Cô dắc Grigori Melekhov cũng được lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Trong những năm Xô Viết, tại các trường trung học phổ thông và đại học, số phận truân chuyên đầy sóng gió của Grigori Melekhov thường được giải thích bởi sự bấp bênh, hay ngả nghiêng của tầng lớp trung lưu hoặc tiểu tư sản trước cơn lốc của cuộc cách vô sản. Còn cái kết cục đẫm nước mắt của anh chính là hậu quả cái chất “ nhờ nhờ”, không ra trắng, không ra đỏ của tầng lớp mà Grigori Melekhov xuất thân.
Bước qua thời Perestroika cho đến tận hôm nay bi kịch của Grigori Melekhov được giải thích là bi kịch chung của tầng lớp trí thức ( trong số đó có văn nghệ sỹ ) Nga. Vì sự hiểu biết và lương tâm họ không thể lựa tìm cho mình một thái độ dứt khoát giữa Trắng và Đen. Họ lầm lạc, ngộ nhận và tỉnh ngộ và lại lầm lạc tiếp…Vì sao ư, vì bản thân cuộc sống khó mà tìm ra sự hoàn thiện hiện hữu và đích thực.
Không hiểu có phải vì lý do đó mà tiểu thuyết “ Sông Đông êm đềm” được cả phe ta và phe họ đều đồng thanh tán thưởng, cố súy không?

2-
            Trong chính thể Xô viết có hai nhà văn đều được coi là hai cây đại thụ của văn chương Nga-Xô viết, nhưng họ lại thường được xem là hai cực đối lập nhau và bản thân hai người cũng không ưa thích gì nhau. Đó là Ilya Erenbuorg (tác giả của các cuốn tiểu thuyết như “ Paris thất thủ”, “ Cơn bão táp”,  tùy bút “ Thời gian ủng hộ chúng ta” và cuốn hồi ký cuối đời “ Con người-Năm tháng-Cuộc đời”).

                                              


Tương truyền Ilya Erenbuorg hiểu rõ từng viên đá lát trên nhiều con phố ở thủ đô nhiều nước châu Âu, và nói tiếng Pháp hay hơn người Paris. Ông quen biết và giao lưu với rất nhiều danh nhân văn hóa của Pháp và châu Âu như danh họa Picasso, các nhà thơ Paul Eluya, L. Aragon, nhà văn Romanh Rolang, E.Heminway…Ilya Erenbuorg xông pha trận mạc trong thế chiến hai, luôn có mặt trong các cuộc hội thảo văn chương tại châu Âu. Nhưng khi ngồi vào bàn viết văn, viết báo ông đã chọn cho mình chiếc bàn quen thuộc ở góc một quán caphê giữa khu phố ồn ào, náo nhiệt nhất ở Moskva. Hình như chính sự tíu tít, chộn rộn kia mới kích thích được trí sáng tạo của ông. Cũng nói ngay, đích thân ông chủ quán cà phê nọ đã chọn góc bàn ấy cho nhà văn và suốt trong mấy chục năm đã khoản đãi nhà văn những tách cà phê ngon nhất và dĩ nhiên là ..miễn phí. Chỉ mong sau ngày nhà văn không còn ở trên cõi đời này sẽ được gắn chỗ góc bán đó tấm biển đồng ghi dòng chữ :” Nơi đây, Ilya Erenbourg đã viết tiểu thuyết X, tiểu thuyết Y…” 
Mikhail Solokhov- ngược lại, cho đến tận khi trút hơi thở cuối cùng vẫn sống tại cơ ngơi của mình thuộc một thí trấn vùng Sông Đông ( nay thuộc nước Cộng hòa Ucraina ). Mỗi lần có việc gì phải lên Moskva, ông tỏ ra rất miễn cưỡng và chỉ mong mau mau được trở về để hít thở ngọn gió mát và hương hoa đồng nội của vùng Sông Đông. Mikhail Solokhov có hẳn một trang trại rộng, quanh năm từ thời xanh mướt các loại hoa trái và rau củ. Vào đận thu hoạch, những người làm của ông chất đầy rau quả lên những chiếc xe do ngựa kéo để mang ra chợ nông trường bán. Bên thành xe họ không ngại ngùng gì khi treo tấm bảng gỗ: “ Rau quả của văn hào Mikhail Solokhov”.
Mikhail Solokhov-theo những người cùng thời kể lại- không hề biết bất cứ một ngoại ngữ nào, ngoài tiếng Nga và tiếng…Cô dắc. Như một sự bù đắp, từ năm 16 tuổi ông đã ngồi trên mình ngựa với chiếc mũ kỵ binh của tướng Budionnưi mang ngôi sao đỏ giữa trán và thanh kiếm tuốt trần tham gia những trận đánh sống mái với bọn Bạch vệ và đủ mọi sắc lính khác. Vì các công tích, vì lòng quả cảm, năm 18 tuổi Mikhail Solokhov đã trở thành chính ủy Sư đoàn chỉ huy cả nghìn người lính Xô Viết.

3-
Macxim Gorky với nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như tập truyện ngắn “ Những mẩu chuyện nước Ý “ (Bà lão Idecguyn,  Trái tìm Đan cô, Chím báo bão..), Bộ ba tự truyện ( Thời thơ ấu, Thời đi ở, Trường Đại học của tôi), tiểu thuyết “ Foma Gordeev” và đặc biệt là tiêu thuyết “ Người mẹ” đã được coi là Ông tổ của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương.
Khi M.Gorky còn là nhà văn trẻ, đại văn hào Nga Lev Tolstoi vẫn đang sống. Trong hồi ký và những ghi chép của mình M.Gorky ghi lại với gọng có phần diệu cợt L.Tolstoi:” Ông già rất mau nước mắt. Hễ cứ nghe thấy nơi nào đang khổ cực , người nông dân nào đang chịu cảnh bần hàn, nghèo túng lập tức hai tròng mắt ông già đẫm nước. Ông thương cảm thật lòng hay người già thường bị viêm tuyến lệ?”.
Vài chục năm sau trong những ghi chép về Macxim Gorky, các nhà văn Xô Viết cũng nhận xét: “…đến đâu, ngồi đâu, nghe thấy những chuyện buồn, những số phận gặp trắc trở, cực khổ, M Gorky thường òa khóc không kiềm nén nổi, y hệt một chú bé lên ba!”.

4-
            Alesei Arbuzov là nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng ở thập niên những năm 1950-1960 với những vở như Tanhia, Những năm phiêu bạt, Marat đáng thương của tôi… Đặc biệt là  Câu chuyện Yrkuxt  một vở kịch thấm đượm chất trử tình về những người thợ đi xây dựng đập thủy điện. Vở kịch này đã từng gây tiếng vang rộng rãi tại nước ta vào đầu những năm 1960 và ghi đấu ấn tài năng của những nghệ sỹ sân khấu thế hệ đầu của Việt nam như Lộng Chương, Can Trường, Trúc Quỳnh…
A.Arbuzov kết thân với nhà văn nổi tiếng bởi những truyện ngắn mộng mơ, thấm đượm tình người Constantin Pautovsky bởi tâm tính, sự rung cảm nghệ thuật của hai người rất gần gũi nhau.

                                                   


A.Abuzov có thói quen không thích đọc những vở kịch mình mới viết xong cho bà vợ-một thiếu phụ Nga tóc vàng, đẹp vẻ đẹp quý phái trong giới sân khấu Nga. Ông cũng không thích dắt bà vợ tới nhà hát trong những lần kịch bản của ông được đưa lên sân khấu. Có một sự e ấp, ngượng ngập rất dễ thương mỗi khi ông né tránh lời khẩn cầu của bà vợ muốn xem đêm công diễn vở kịch dựng theo kịch bản do ông viết.
Rất đáng trân trọng và cũng thật trớ trêu, mỗi lần C.Pautovsky viết xong truyện ngắn nào kịch tác giả A.Arbuzov đều nức nở hết lời khen ngợi và đích thân đọc truyện ngắn ấy cho bà vợ nghe. A.Arbuzoz còn thường nói với bà vợ mình:” Anh viết vở này, vở kia thành công chính vì do truyện ngắn này, truyện ngắn nọ của C.Pautovsky khơi gợi cảm hứng! “.
Rồi đến một ngày bà vợ thương yêu bỏ nhà biên kịch ra đi. Một tuần, nửa tháng trôi qua vẫn không thấy vân mòng. Tình cờ, một sáng nọ, mở ngăn kéo tủ đầu giường của bà ông nhận được những dòng chữ viết ngay ngắn, cẩn thận, chứng tỏ bà đã cân nhắc kỹ càng: “ Arbuzov thương yêu. Em đến sống với Pautovsky. Vì không thể thiếu anh ấy được. Mong anh tha thứ. Hy vọng ba chúng ta sẽ mãi mãi là bạn của nhau. Như từ trước tới nay!”

5-
            Aleksandr Fadeev ( nổi tiếng với các tiểu thuyết Chiến bại, Đội thành niên cận vệ )    giữ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Liên Bang Xô viết đã hai nhiệm kỳ dài tới cả 10 năm. Ông nuôi quyết tâm rời bỏ chiếc ghế này để giành những năm tháng cuối đời viết một vài cuốn sách mà ông đã ấp ủ từ lâu. A.Fadeev vào điện Kremlin gặp A.A Dzodanov, khi đó là Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô –phụ trách công tác tư tưởng, văn hóa để giãi bày nguyện vọng của mình.
            A.A Dzodanov năm nỉ A. Fadeev làm thêm một nhiệm kỳ nữa, thấy không xong, liền hỏi nhà văn:
-Thế đồng chí đã có dự kiến ai sẽ thay mình đảm nhận công việc nặng nề đó chưa?
            Như đã suy nghĩ từ rất lâu, A.Fadeev nói luôn:
-Thưa đồng chí Bí thư, đồng chí Mikhail Solokhov kể cả về tài năng lẫn uy tìn rất xứng đáng được giữ chức vụ này ạ !
            Thế là một buổi sáng đẹp trời tại vùng Sông Đông Mikhail Solokhov nhận được điện khẩn mời lên Moskva gặp A.A DZodanov. Với độ tinh thính của “ một chú ngựa vùng Sông Đông” như bạn bè nhà văn thường gọi thế, Mikhail Solokhov đã đoán biết sự việc gì sẽ xẩy ra. Ông vốn không thích ngồi ghế quyền chức, thêm vào đó cũng không thể sống xa vùng Sông Đông dầu cho chỉ dăm ba ngày. Ấy thế nhưng ông vẫn mau mắn đáp máy bay lên Moskva, tìm vào điện Kremlin đúng ngày giờ A.A Dzodanov đã hẹn trong giấy triệu tập.
            Ông Bí thư Đảng phụ trách văn hóa tư tưởng thuyết phục gần nửa tiếng về vị trí, tầm quan trọng của Hội Nhà văn Liên Xô; về việc đã xem xét kỹ lưỡng không ai xứng đáng đảm nhiệm công việc này như người đang ngồi trước mặt. Đợi cho A.A Dzodanov ngưng lời, Mikhail Solokhov nheo nheo cặp mắt mèo xanh biếc, làm bộ thảng thốt, Mikhial Solokhov nói với ông Bí thư Đảng:
-Trời, công việc hệ trọng như vậy mà đồng chí Bí thư không báo sớm cho tôi? Tôi đã chót mua tấm vé máy bay khứ hồi trở về Sông Đông rồi.
            Không hiểu do nét mặt, điệu bộ hay giọng nói của nhà văn khiến A.A Dzodanov phá lên cười, phẩy tay:
-Thôi cút về Sông Đông đi! Ta chịu thua cái thứ láu cá Cô đắc của anh rồi.
Từ đó đến ngày từ giã cõi đời, Mikhail Solokhov luôn luôn tồn tại chỉ với tư cách của người viết!