TRẦN ĐĂNG KHOA khép lại chuyện ĐI ĐÁNH THẦN HẠN bị dân gian hóa
Trước khi khép lại câu chuyện đáng tiếc này, tôi cũng muốn nói thêm đôi điều với nhóm làm sách. Nếu đây chỉ là cuốn sách bình thường, cuố...
http://www.lethieunhon.vn/2013/07/tran-ang-khoa-khep-lai-chuyen-i-anh.html
Trước khi khép lại câu chuyện đáng tiếc này, tôi cũng muốn
nói thêm đôi điều với nhóm làm sách. Nếu đây chỉ là cuốn sách bình thường, cuốn
“Những typ truyện dân gian Việt Nam”, hay như cuốn sách “Văn học dân gian Bạc
Liêu” của ông Chu Xuân Diên thì tôi cũng chả bàn làm gì. Nhưng đây lại là công
trình khoa học, là TỪ ĐIỂN, sách để tra cứu, là loại sách công cụ có giá trị
khoa học lâu dài, đòi hỏi tính chuẩn xác rất cao, một cuốn sách như thế, mà lại
nhầm lẫn tai hại, khiến bạn đọc có thể hiểu lầm, là tôi đạo văn, buộc tôi phải
lên tiếng, không còn cách nào khác. Đối với người làm công tác khoa học, việc
sử dụng tư liệu của những người đi trước là rất bình thường, nhưng làm TỪ ĐIỂN,
khi sử dụng, cũng phải rà soát, kiểm tra lại kỹ lưỡng, chứ không thể cứ bê
nguyên tư liệu của người khác mà không qua kiểm định.
KHÉP LẠI MỘT CÂU CHUYỆN ĐÁNG TIẾC
TRẦN ĐĂNG KHOA
Tôi vừa nhận được bài viết của PGS. TS Nguyễn Thị Huế nói về việc chị cùng nhóm cộng sự làm cuốn “Từ điển Typ truyện dân gian Việt
Trước khi khép lại câu chuyện đáng tiếc này, tôi cũng muốn
nói thêm đôi điều với nhóm làm sách. Nếu đây chỉ là cuốn sách bình thường, cuốn
“Những typ truyện dân gian Việt Nam”, hay như cuốn sách “Văn học dân gian Bạc
Liêu” của ông Chu Xuân Diên thì tôi cũng chả bàn làm gì. Nhưng đây lại là công
trình khoa học, là TỪ ĐIỂN, sách để tra cứu, là loại sách công cụ có giá trị
khoa học lâu dài, đòi hỏi tính chuẩn xác rất cao, một cuốn sách như thế, mà lại
nhầm lẫn tai hại, khiến bạn đọc có thể hiểu lầm, là tôi đạo văn, buộc tôi phải
lên tiếng, không còn cách nào khác. Đối với người làm công tác khoa học, việc
sử dụng tư liệu của những người đi trước là rất bình thường, nhưng làm TỪ ĐIỂN,
khi sử dụng, cũng phải rà soát, kiểm tra lại kỹ lưỡng, chứ không thể cứ bê
nguyên tư liệu của người khác mà không qua kiểm định.
Ta hãy nghe ý kiến của bác Vũ Tấn Cử, một độc giả phát biểu
trên trang VOV.VN “Thật kinh hoàng cho lối làm ăn…của các "nhà khoa
học". Mà đều là học hàm học vị kễnh cả. Tôi vốn là giáo viên. Có những nhà
nghiên cứu còn lười nhác thế này: Nhờ cô giáo ra đề cho học sinh: "Em hãy
sưu tầm một truyện dân gian ở địa phương em". Thế là hôm sau, chỉ ở một trường
phổ thông thôi cũng đã thu được hàng ngàn bài, bằng các nhà sưu tầm của viện đi
thực địa cả năm. Tiền chia thoải mái. Rồi cứ căn cứ vào các "sưu tầm"
khoa học đó mà làm sách. Nhàn tênh mà có tiền bỏ túi. Sau in sách mới tá hoả
kinh hồn vì học sinh sao cóp truyện ở đâu đó, hoặc bịa ra rồi nộp thày cho xong
nợ…”.
Đã là truyện dân
gian thì phải có tính phổ biến rộng rãi, người ta kể cho nhau bằng phương pháp
truyền khẩu, mà câu truyện phải nhiều người biết. Một người kể chưa đủ. Cụ
Nguyễn Đổng Chi xưa sưu tầm truyện dân gian còn có nhiều khảo dị, người sưu tầm
còn phải hiệu đính, khảo sát kỹ lưỡng, có xét cả đến yếu tố địa – văn hoá, rồi
mới công bố. Ta hãy nghe chính một người dân Bạc Liêu, bác Huỳnh Tân Phương,
phát biểu trên VOV.VN: “Tôi là dân Bạc Liêu đây. Bạc Liêu làm gì có truyện dân
gian "Đi đánh Thần Hạn". Ba láp rồi. Vấn đề Bạc Liêu không phải hạn
hán chi hết. Dân tui là dân đờn ca tài tử, văn hoá sông nước, miệt vườn. Nước
mênh mông khi mùa nước nổi. Hạn hán là chuyện xa lạ, đó có thể là chuyện ở Ninh
Thuận, Bình Thuận hay ngoài Bắc chứ bộ. Nghiên cứu nghiên kiếc thế này thì
chết. Hổng lẽ viện Văn học khoa học hàn lâm mà thế này sao?”.
Nhắc lại mấy ý kiến của bạn đọc phản
hồi câu chuyện đáng tiếc này, cũng là cực chẳng đã, không phải để kết tội các
vị làm sách mà là một ý kiến chung mà tôi nghĩ chúng ta cần lắng nghe tiếng nói
của dân, nhất là những người làm công tác khoa học. Cũng có bạn trách tôi: “Tôi
nghĩ có lẽ thơ của bác Khoa đã được dân gian đọc, thích, rồi nhớ, rồi truyền từ
mẹ sang con, từ bà sang cháu...
Nếu trách là trách người biên soạn cuốn Văn học dân gian Bạc
Liêu khi chỉnh lý đã không biết đó là câu chuyện được phóng tác lại từ thơ của
bác Khoa (mà làm sao mà biết hết được nhỉ?). Còn người làm từ điển, người ta
dựa vào cuốn tuyển tập đã xuất bản từ năm 2005 và đã tái bản (sao lúc đó không
ai phát hiện ra là có thơ của bác Khoa trong đó nhỉ?)... Người ta có làm gì sai
mà bác quy chụp nào là đạo văn, nào là tiêu tốn tiền của nhà nước, nhân dân
kinh thế. Theo tôi, bác Khoa nên mừng mới phải, vì thơ của bác coi như là sống
vĩnh viễn với dân gian rồi”. Nếu sự thật rõ ràng rành mạch như bạn nói thì tôi
đã chẳng làm mất thời gian của bạn đọc làm gì. Nhưng sự thật lại không phải
thế. Công trình được tài trợ của Chính phủ thì không phải tiền của dân thì tiền
của ai? Xin lưu ý: Đây là Bộ Từ điển khoa học, sách để tra cứu có giá trị sử
dụng lâu dài, chứ không phải là cuốn sách giải trí thưởng thúc thông thường,
nên cần phải rà soát cẩn trọng như tôi nói. Bạn bảo làm sao có thể biết hết được.
Biết đấy. Chỉ cần sơ đẳng nhất, kiểm tra qua google cũng đã rõ ngay sau mấy
giây. Đấy là việc sơ đẳng đến cả học sinh phổ thông tiểu học cũng biết được,
chứ đâu phải các nhà khoa học.
Tôi cũng đã đọc bài viết của PGS TS Nguyễn Thị
Huế và cũng rất cảm thông với chị, cũng hiểu cái khó của chị cùng nhóm làm
sách, nhất là làm một công trình lớn, rất khó tránh được những sơ xuất. Tuy
nhiên, trước khi khép lại, tôi cũng muốn các nhà khoa học hãy rà soát lại sản
phẩm của mình, xem có còn trường hợp nào tương tự như “Đi đánh Thần Hạn” không?
Khi sơ xuất đã được bạn đọc phát hiện cũng cần đính chính, hoặc điểu chỉnh nêu
rõ nguồn gốc. Bởi đây là TỪ ĐIỂN, đòi hỏi sự chuẩn xác rất cao, chứ không phải
một cuốn sách thông thường. Đừng để những vết sạn làm hỏng công trình của các
vị. Tôi nói điều này cũng là vì yêu quý trân trọng mồ hôi sức lực của các vị,
nhất là công trình của Viện Văn học, một địa chỉ từ lâu đã là cõi nghiêm cẩn và
linh thiêng.